Người cổ đại chế tạo cỗ máy chống hạn hán đi trước lý thuyết vật lý

Nam Đoàn

(Dân trí) - Các cuộc khai quật gần đây tại địa điểm Tello (Iraq ngày nay) của người Sumer cho thấy một công trình bí ẩn. Nó giống một cỗ máy sáng tạo để bảo vệ nền văn minh cổ đại cách đây bốn thiên niên kỷ.

Người cổ đại chế tạo cỗ máy chống hạn hán đi trước lý thuyết vật lý - 1

Cỗ máy chống hạn hán của người Sumer sử dụng hiệu ứng Venturi. Đây là lý thuyết mãi đến cuối thế kỷ 18 mới được khoa học khám phá (Ảnh: Geo).

Cỗ máy vận chuyển nước đến những khu vực xa xôi, giữ cho các con kênh quan trọng trong cuộc sống của người Sumer không khô cạn.

Cấu trúc này được xây dựng tại nơi từng là thành phố Girsu của người Sumer, gần thành phố hiện đại Nasiriyah (miền nam Iraq), được phát hiện vào năm 1929.

Theo các nhà khoa học, đây có thể là tàn tích của một ngôi đền hoặc một con đập. Nghiên cứu xác nhận, khu phức hợp trải dài trên một tuyến đường thủy dài gần 20km cách đây 4.000 năm. Phần còn lại của nó tạo thành cây cầu lâu đời nhất được biết đến trên thế giới .

Các cuộc khai quật mới nhất do nhóm các nhà khảo cổ học từ Bảo tàng Anh và các chuyên gia di sản Iraq thực hiện, cho phép chúng ta tiến xa hơn nữa trong việc tìm hiểu các công trình của nền văn minh cổ đại này. Nó đóng vai trò như một cỗ máy chống hạn hán.

Cuộc chiến chống hạn hán của tổ tiên ở Girsu

Cách đây 4.000 năm, khu vực này là một con kênh rộng 30 mét. Bằng chứng khảo cổ học cho thấy, đây là một nỗ lực tuyệt vời của những cư dân cổ đại sinh sống tại thành phố Girsu để sống sót sau hạn hán, gây ra biến đổi khí hậu.

Sau này người Sumer đã phụ thuộc rất nhiều vào nước, họ đã xây dựng một hệ thống thủy lợi tiên tiến dẫn nước từ sông Tigris và Euphrates vào các kênh phục vụ cho các cánh đồng ở Hạ Lưỡng Hà, cung cấp lương thực cần thiết cho đời sống đô thị ở nền văn minh lâu đời nhất trong thế giới cổ đại này.

Đối mặt với tình trạng thiếu nước, họ đã chế tạo ra công trình nổi tiếng bao gồm hai cấu trúc đối xứng bằng gạch thô dài khoảng 40 mét, rộng 108 mét và có tường cao 3 mét, nó được bố trí thành hai đường đối diện uốn cong ra phía ngoài.

Tất cả các dòng nước dường như đã được chuyển hướng vào một con kênh duy nhất, khi đi qua hệ thống, dòng chảy của nó sẽ tăng tốc do áp lực, khiến nước di chuyển đến những nơi xa hơn ở hạ lưu, chẳng hạn như thủ đô hành chính láng giềng Lagash, Vương quốc Lagash cổ đại. 

Một sự đổi mới dựa trên "hiệu ứng Venturi"

Theo các nhà nghiên cứu, sự sắp đặt như vậy đáp ứng một nguyên tắc được đưa ra lý thuyết muộn hơn nhiều vào cuối thế kỷ 18, đó là hiệu ứng Venturi. Đây chính là sự thu hẹp của một tia nước khi gặp hai chướng ngại vật, có một lỗ hở ở giữa dẫn đến tăng tốc độ của nước. 

Con kênh này thậm chí còn có một điểm dốc ở trung tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho hiệu ứng Venturi, điều mà người Sumer dường như đã biết.

"Chúng tôi chưa thấy bất kỳ ví dụ nào khác về cấu trúc này ở khu vực Lưỡng Hà cổ đại. Các bức tường của cây cầu nghiêng ra ngoài, làm tăng sức mạnh dòng chảy, nhưng không ai biết điều này cho đến thế kỷ XX", nhà khảo cổ học, tiến sĩ Ebro thắc mắc.

Công trình ấn tượng của người Sumer xây dựng trên cơ sở một công trình cổ xưa, cho thấy rằng công nghệ tăng tốc nước này đã thực sự được người Sumer biết đến từ hàng thiên niên kỷ trước. Điều này chứng minh rằng, họ đã biết tất cả các yếu tố quan trọng của một lý thuyết mà sau này nó được gọi là hiệu ứng Venturi. 

Các chuyên gia từ Bảo tàng Anh tin rằng, công trình sắp đặt này được dựng lên bởi những thế hệ cuối cùng sống ở Girsu, trong nỗ lực nhằm bảo tồn môi trường sống của họ. 

Nhà nghiên cứu Sébastien Rey, người đứng đầu dự án khảo cổ ở Iraq khẳng định: "Nó không chỉ là một cây cầu mà còn là cỗ máy chống hạn hán, chống sập đổ. Các con kênh dần khô cạn và phù sa bồi lấp do biến đổi khí hậu. Công trình này là nỗ lực cuối cùng để người Sumer tự cứu mình. 

Quy mô hoành tráng của công trình cho thấy dự án này quan trọng như thế nào đối với họ. Đó là một nỗ lực lớn để bảo tồn nền văn minh.

Nước có tầm quan trọng trong thần thoại

Biến đổi khí hậu xảy ra trong thiên niên kỷ thứ 2 trước Công nguyên ở Girsu và nó là nguồn gốc để người Sumer có những phát minh quan trọng giúp bảo vệ nền văn minh của mình trong cuộc chiến đảm bảo nguồn nước. 

Người cổ đại chế tạo cỗ máy chống hạn hán đi trước lý thuyết vật lý - 2

Ngôi đền thờ thần Mặt Trăng được xây dựng trong nền văn minh Sumer (Ảnh: National Geographic).

Vào năm 1750 trước Công nguyên, cư dân Girsu đã bỏ hoang thành phố. Họ chắc chắn mình đã bị các vị thần bỏ rơi. Các văn bản của người Sumer còn lưu truyền đến chúng ta, cho thấy rằng các nghi lễ cúng tế là một phần trong cuộc sống hàng ngày của họ để duy trì sự ưu ái của các vị thần sinh sản và nước.

Những huyền thoại sáng lập vĩ đại trong thần thoại Lưỡng Hà đều gắn liền với nguồn tài nguyên quý giá này: Sự hình thành thế giới từ những vùng nước nguyên thủy, bằng chứng là một bài thơ khắc trên tấm bia được tìm thấy ở Ugarit (hay Ras Shamra, Syria hiện nay) và sự hủy diệt, tái sinh của loài người, thông qua câu chuyện về trận Đại hồng thủy trong Sử thi Gilgamesh.

Năm 1872, trong quá trình khai quật tàn tích thư viện Assurbanipal ở Nineveh, Nhà nghiên cứu George Smith, ngành khoa học khảo cổ nghiên cứu về vương quốc Assyria cổ đại, Bảo tàng Anh đã phát hiện và giải mã 12 tấm bảng khắc các ký tự hình nêm.

Trong đó có hơn 3.000 câu thơ của người Sumer kể câu chuyện sử thi về Gilgamesh, vị vua sinh sống vào khoảng năm 2.600 trước Công nguyên.

Câu chuyện kể rằng, bên ngoài Vùng nước Tử thần, một người đàn ông tên là Uta-Napishtim, nói với vị vua rằng ông được thần Trí tuệ Éa (Enki) thông báo về quyết định của hội đồng các vị thần nhằm tiêu diệt loài người.

Ông ta ra lệnh cho đức vua từ bỏ của cải, phá bỏ ngôi nhà của mình và đóng một con tàu khổng lồ. Do đó, anh ta đã sống sót sau trận đại hồng thủy. Đây là một huyền thoại có mặt trong nhiều nền văn hóa, nó còn là ý tưởng để các nhà sản xuất chuyển thể thành phim.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm