Xét tuyển nguyện vọng 1 vào trường Đại học Luật - Đại học Huế năm 2015

Trường Đại học Luật – Đại học Huế chính thức xét tuyển nguyện vọng 1 vào trường từ 1-20/8 với 800 chỉ tiêu. Điều kiện xét tuyển là thí sinh có tổng điểm của 3 môn xét tuyển là 15 trở lên, không nhân hệ số, dành cho thí sinh khu vực 3 và nhóm không ưu tiên.

Quá trình xây dựng và phát triển, Trường Đại học Luật – Đại học Huế luôn tự hào là nơi đào tạo cán bộ pháp lý có trình độ đại học, sau đại học có uy tín ở các tỉnh duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. Với phương thức đào tạo đa dạng, linh hoạt, các thế hệ sinh viên của Trường sau khi ra trường đã trở thành các cán bộ tư pháp, cán bộ quản lý, doanh nhân, cán bộ khoa học… thành đạt đang công tác trên mọi miền đất nước.

Trường Đại học Luật hiện nay có đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ, năng lực và kinh nghiệm giảng dạy. Tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học chiếm trên 80%, trong đó có 19 phó giáo sư và tiến sĩ, 62 thạc sĩ và 22 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh ở trong và ngoài nước. Liên tục trong những năm qua, sinh viên Trường Đại học Luật – Đại học Huế sau khi tốt nghiệp ra trường đã tìm được việc làm đúng chuyên ngành đào tạo đạt trên 95%.

3-7e77e

Một trong nhiều khu giảng đường hiện đại của Trường Đại học Luật - Đại học Huế

 

  1. Các ngành và chuyên ngành đào tạo

Ngành Luật (D380101) đào tạo các chuyên ngành sau: Luật Hành chính; Luật Dân sự; Luật Hình sự; Luật Kinh tế, Luật Quốc tế. Ngành Luật Kinh tế (D380107) đào tạo các chuyên ngành sau: Luật Hợp đồng; Luật Tổ chức kinh doanh.

Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2015: Ngành Luật: 500, ngành Luật Kinh tế: 300.

- Địa bàn tuyển sinh trong cả nước.

Trường Đại học Luật Huế lấy điểm thi THPT Quốc gia để xét tuyển vào trường. Thí sinh có tổng điểm của 3 môn xét tuyển là 15 trở lên, không nhân hệ số, dành cho thí sinh khu vực 3 và nhóm không ưu tiên.

Tổ hợp các môn xét tuyển ngành Luật và Luật Kinh tế, bao gồm mã số tổ hợp các môn xét tuyển: A00 (Toán, Vật lý, Hóa học); A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh); C00 (Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý); D01 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh).

- Điểm trúng tuyển vào trường xét theo ngành học.

- Hình thức đào tạo: Trường Đại học Luật tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

2-9836d
Lễ bế giảng và phát bằng cho các sinh viên Khóa 35 (2011-2015) tại Đại học Luật Huế

 

2. Ưu thế của sinh viên học tại Trường Đại học Luật- Đại học Huế

- Trường Đại học Luật có đội ngũ giảng viên có trình độ cao, thân thiện, giàu nhiệt huyết.

- Hệ thống giáo trình, tài liệu đầy đủ; được miễn giảm học phí và cấp học bổng, chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước.

- Sinh viên được tham gia vào các câu lạc bộ sở thích, trung tâm thực hành luật (do tổ chức nước ngoài tài trợ), thường xuyên được bổ sung kỹ năng thực hành nghề nghiệp; tham dự phiên tòa; kỹ năng tư vấn pháp luật; kỹ năng tranh tụng,...

- Sinh viên được đi tham quan, giao lưu với các cơ sở đào tạo luật trong  nước và quốc tế. Sinh viên được tham gia các sân chơi trí tuệ bổ ích như: Rung chuông vàng, SV (ét-vê), Miss Đại học Huế…

- Trường Đại học Luật có an ninh trật tự tốt; khu vực xung quanh trường có nhiều nhà trọ từ bình dân đến cao cấp; ký túc xá của cách trường 500 mét thuận tiện cho sinh viên lựa chọn chỗ ở.

- Có các chuyên gia nước ngoài về trực tiếp giảng dạy; sinh viên được tham dự các phiên tòa xét xử lưu động ngay tại Trường.

- Các ngành đào tạo tại Trường Đại học Luật khi sinh viên ra trường dễ dàng tìm được việc làm, có mức thu nhập cao, ổn định; có khả năng thăng tiến trong nghề nghiệp. Hiện nay, nhiều cựu sinh viên Trường đã trở thành các luật sư, luật gia nổi tiếng, doanh nhân thành đạt, cán bộ quản lý có chức vụ, có uy tín trong cả nước.

1-d1e76
SV trường Đại học Luật Huế tham gia học tập kinh nghiệm trong Hội nghị Truyền thông Quốc hội năm 2014 tổ chức tại trường

 

I. ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT

1. Mục tiêu đào tạo

Sinh viên ngành Luật có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt, được trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý và những kiến thức về chính trị, kinh tế, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật.

2. Kỹ năng nghề nghiệp

- Được trang bị hiểu biết cơ bản về kiến thức pháp lý cho hoạt động pháp luật ở Việt Nam. Có kỹ năng phát hiện và giải quyết các vấn đề pháp lý thuộc lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, kinh doanh - thương mại, quốc tế,…

- Người học có các kỹ năng cơ bản trong các lĩnh vực liên quan (soạn thảo các văn bản pháp luật, soạn thảo hợp đồng, các thỏa thuận khác, kỹ năng hành nghề luật như hòa giải, tư vấn, tranh tụng và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác).

3. Triển vọng nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp sẽ bổ nhiệm các chức danh trong các lĩnh vực khác nhau như: Luật sư, Thẩm phán, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thanh tra viên, Công chứng viên, Tư vấn viên, Trọng tài viên; Cán bộ tư pháp, địa chính cấp xã, phường, thị trấn và các chức danh khác.

4. Văn bằng và khả năng nâng cao trình độ

- Sinh viên ngành Luật sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng Cử nhân Luật hệ chính quy (kèm theo giấy chứng nhận học theo chuyên ngành). Khả năng: Sinh viên sau khi kết thúc năm thứ nhất đại học có thể đăng ký học thêm ngành thứ hai và được cấp bằng tốt nghiệp hệ chính quy.

-  Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục đăng ký học cao học Luật hoặc tham gia học các khóa đào tạo Luật sư do Trường Đại học Luật và Học viện Tư pháp tổ chức tại Trường.

II. ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT KINH TẾ

1. Mục tiêu đào tạo

Sinh viên ngành Luật Kinh tế có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt, được trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý và những kiến thức về chính trị, kinh tế, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật, pháp luật kinh tế.

2. Kỹ năng nghề nghiệp

- Được trang bị hiểu biết cơ bản về kiến thức pháp lý cho hoạt động kinh doanh ở Việt Nam và bước đầu nắm được nguyên tắc pháp lý hoạt động kinh doanh quốc tế, có thể sử dụng tương đối thành thạo một ngoại ngữ và tin học trong giao dịch kinh doanh.

- Người học có những kỹ năng cơ bản trong lĩnh vực liên quan (soạn thảo hợp đồng kinh doanh - thương mại, điều lệ công ty, quản trị doanhnghiệp).

3. Triển vọng nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp sẽ bổ nhiệm các chức danh và các lĩnh vực khác nhau như: Luật sư; Pháp chế doanh nghiệp; Pháp chế bộ, ngành; Cố vấn pháp lý cho giám đốc; Tư vấn pháp luật; Ngân hàng; Chứng khoán; Các hiệp hội dân sự, nghề nghiệp; Các cơ quan xây dựng pháp luật; Các cơ quan hành pháp và tư pháp; Các viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo luật.

4. Văn bằng và khả năng nâng cao trình độ

- Sinh viên ngành Luật Kinh tế sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng Cử nhân Luật Kinh tế hệ chính quy. Khả năng: Sinh viên sau khi kết thúc năm thứ nhất đại học có thể đăng ký học thêm ngành thứ hai và được cấp bằng tốt nghiệp hệ chính quy.

- Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục đăng ký học cao học, nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật Kinh tế hoặc tham gia học các khóa đào tạo Luật sư do Trường Đại học Luật và Học viện Tư pháp tổ chức tại Trường.

CÁC THÔNG TIN VỀ NỘP HỒ SƠ TUYỂN SINH VÀ TƯ VẤN TUYỂN SINH

1. Nộp hồ sơ tuyển sinh

- Bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi THPT Quốc gia năm 2015 (dùng để xét tuyển nguyện vọng 1) có chữ ký và đóng dấu đỏ của nơi thí sinh dự thi.

- Phiếu đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 ghi đầy đủ tên trường, tổ hợp môn xét tuyển và ngành xét tuyển (ghi cả phần chữ và mã tương ứng như trong thông báo tuyển sinh vào Đại học Huế năm 2015).

- Thời gian nhận hồ sơ từ ngày 01/8 đến 17 giờ 00’ ngày 20/8/2015. Thí sinh nộp trực hoặc gửi qua đường bưu điện về Ban Khảo thí Đại học Huế - Số 02 Lê Lợi, TP Huế.

- Điện thoại liên lạc Ban Khảo thí Đại học Huế: 0543.828493.

2. Thông tin liên hệ với Trường Đại học Luật

- PGS.TS. Đoàn Đức Lương, Hiệu trưởng. Email: luongdhh@gmail.com

- Ông Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng Phòng Đào tạo – Công tác sinh viên. ĐT: 0913.425456 – 054.3946996 ; Email: son_nguyenhong2002@yahoo.com

- Ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Trưởng phòng Đào tạo – Công tác sinh viên. ĐT: 0914.202735 – 054.3946995; Email: kiendhh@gmail.com

THAM KHẢO THÊM VỀ TUYỂN SINH 2015 TẠI TRANG WEB CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT – ĐẠI HỌC HUẾ:

http://www.hul.edu.vn/

PV