Vì sao du học sinh Việt Nam thường mất một năm Dự bị Đại học?

Vì sao đa số du học sinh Việt Nam đi Anh, Úc, New Zealand thường được yêu cầu học Dự bị Đại học trước khi học chính thức, nhất là khi nộp hồ sơ vào các trường danh tiếng hoặc các ngành có đầu vào khắt khe?

Yêu cầu về mặt bằng cấp thực chất là kiến thức.

Yêu cầu tối thiểu đầu vào đại học đối với du học sinh quốc tế các nước như Anh, Úc, NewZealand chủ yếu là Bằng Tốt nghiệp Phổ thông Trung học và Trình độ Tiếng Anh (thường là IELTS 6.5 trở lên). Riêng Mỹ có một hệ thống riêng dựa trên kết quả SAT hay ACT.

Các bằng Tốt nghiệp đủ điều kiện tuyển thẳng vào các nước (ngoài Mỹ) thường là bằng A-levels, bằng Tú tài quốc tế IB, hay các bằng tú tài của Úc vì kiến thức chuẩn bị cho Đại học đã bao gồm trong chương trình và bản thân các chương trình này được gọi là Dự bị Đại học. Bằng tốt nghiệp PTTH Việt Nam chưa được công nhận theo hướng đó vì chưa cân bằng được kiến thức cần thiết để học sinh học luôn vào chuyên ngành. Bên cạnh đó, theo quy định tuyển sinh chung cũng như của ngành học mà học sinh đăng ký, hầu hết các trường đại học yêu cầu học sinh cần học một số môn bắt buộc hoặc đã có lượng kiến thức trong khuôn khổ bằng cấp nhất định để tiếp nối lên Đại học. Vì vậy, phần lớn các trường Đại học, đặc biệt các trường có xếp hạng cao tại một số nước phát triển như Anh, Úc, NewZealand chưa công nhận bằng tốt nghiệp PTTH của Việt Nam, chỉ xét tuyển thẳng một số hồ sơ học sinh trường chuyên có học lực tốt, còn lại đa số học sinh đều phải học dự bị.

Đằng sau yêu cầu bằng cấp, kỹ năng học thuật và kỹ năng cá nhân là yếu tố sống còn để tồn tại trong môi trường Đại học.

Hiên tượng thiếu hụt nhóm kỹ năng để học tiếp hay ra nghề sau bậc phổ thông Việt Nam rất phổ biến. Những kỹ năng độc lập nghiên cứu, phản biện, viết luận và trình bày, làm việc nhóm, quản lý thời gian… không chỉ là yêu cầu khi đi du học mà còn là kỹ năng xuyên suốt trong quá trình học và làm việc sau khi ra trường.

Vì sao du học sinh Việt Nam thường mất một năm Dự bị Đại học? - 1

Ví dụ với phương pháp đọc chép và học thuộc phổ biến hiện nay, chúng ta không chú tâm đến tính chủ động cho hoc sinh trong suy nghĩ. Ở trường trung học tại các nước tiên tiến, ngoài việc hướng dẫn về nội dung và cách làm bài cho phù hợp với tiêu chí đánh giá, giáo viên sẽ không nói cho học sinh cần phải đi theo hướng nào. Học sinh cần tự xử lý, phân tích thông tin – học cách “tự nghĩ cho mình”: lên kế hoạch, nghiên cứu thảo luận, làm bài, nộp bài nháp và bài chính, làm dự án; chủ động đặt các câu hỏi cho giáo viên. Đây cũng chính là cách các trường phổ thông chuẩn bị cho học sinh bản địa của họ vào Đại học.

Vì sao du học sinh Việt Nam thường mất một năm Dự bị Đại học? - 2

Do sự khác biệt lớn giữa cách học phổ thông ở Việt Nam với nước ngoài nên khoá học Dự bị Đại học dành cho sinh viên quốc tế được thiết kế để bổ sung những kỹ năng đó. Để không phải học dự bị, học sinh Việt Nam có thể học những chương trình quốc tế như IB hay A-levels tại các trường quốc tế với chi phí rất cao và phụ huynh thường muốn dành tiền đó cho con đi du học sau này cũng như chưa chắc chắn 100% là con họ sẽ đi du học, mà học chương trình quốc tế có nghĩa là con họ chưa thể vào Đại học Việt Nam.

Theo SACE Việt Nam, đơn vị được uỷ quyền cung cấp một trong những chương trình chuẩn bị du học sớm hiếm hoi trên địa bàn Hà Nội, chỉ cần hoạch định đúng lúc và động lực đúng đắn, học sinh sẽ có cơ hội bắt đầu Dự bị Đại học sớm và sẵn sàng đi du học với nền tảng tốt ngay khi tốt nghiệp PTTH. Ở SACE Việt Nam, học sinh có thể tham gia học chương trình chuẩn bị du học sớm SACE International của Úc từ năm lớp 10 và tốt nghiệp với chứng chỉ SACE tương đương như một bằng PTTH học tại Úc và có giá trị toàn cầu. Việc học từ lớp 10 giảm áp lực học hành vì học sinh có thể học xong chương trình này khi chưa kết thúc học kỳ 1 lớp 12.

Đặc biệt, SACE International là chương trình chính thống của Chính phủ Úc, học sinh học chương trình Phổ thông Việt Nam được giảm ½ khối lượng học mà vẫn đủ điều kiện nhận bằng. Chương trình tiết kiệm chi phí cho học sinh khi không phải học trường quốc tế ở Việt Nam cũng như không cần đi du học sớm và nhân được hai bằng cấp. Điều này có nghĩa học sinh có hai con đường rộng mở: đại học trong nước cũng như du học nước ngoài- và đương nhiên là vào thẳng Đại học nước ngoài với kiến thức và kỹ năng tốt nhất mà không mất thêm một năm dự bị.

Vì sao du học sinh Việt Nam thường mất một năm Dự bị Đại học? - 3

Hội thảo “Các phương án và lộ trình học tập tối ưu cho học sinh vào đầu cấp 3” của SACE Việt Nam sẽ đưa ra các phương án tiết kiệm thời gian, công sức, tài chính và học tập thành công cho các bạn học sinh từ lớp 10.

Để lại thông tin để được tư vấn và kiểm tra trình độ miễn phí hoặc tham dự hội thảo tại:

https://docs.google.com/forms/d/1xlYN_4lzNYuVhWHtAtDMwmFD4-JZ5F5FMVcn5k8Z3bI/edit