Ước mơ của trẻ con thời bao cấp
Những ai sinh ra và lớn lên sau thời kì Đổi mới của đất nước hẳn đã chứng kiến nhiều xoay vần của gia đình và xã hội. Hồi ấy, cái kẹo viên bi chỉ 500 đồng, nhà nào có tổng thu nhập khoảng 5 triệu đồng chắc chắn được gắn mác “đại gia”.
Ngày đó xuất hiện một thế hệ có tên gọi “con nhà người ta”, đây là lứa sinh viên mới ra trường, làm công ty nước ngoài lương tính bằng tiền đô (nghĩa là rất nhiều so với tiền Việt) và họ có một lý do rất kinh điển để giải thích với tất cả mọi người về điều này: giỏi tiếng Anh!
Ngày ấy cũng ngây ngô không hiểu tiếng Anh là cái thứ gì, từ trên trời rơi xuống sao lại có thể khiến người ta đổi đời trong chốc lát. Những anh chị ấy khác với lũ trẻ con chúng tôi, họ ăn mặc đẹp, hành xử lịch sự và thỉnh thoảng xài thứ ngôn ngữ tôi nghe thì không hiểu nhưng thấy “rất oách”. Và lúc đó, tôi tin tiếng Anh là khởi nguồn cho một cuộc sống mới.
Cũng chính năm ấy, khi tôi học lớp 5, nhà trường bổ sung môn tiếng Anh vào lịch giảng dạy. Lúc bấy giờ một đứa trẻ ngây ngô như tôi mới bắt đầu ô a, vỡ lẽ về một thế giới mới mẻ với hàng ngàn câu hỏi của sự tò mò. Bởi vì người Anh người Mỹ trong sách giáo khoa không giống người Việt Nam, các đoạn phim ngắn mà cô giáo bật cũng không có cảnh sắc như khu phố nhà tôi. Tôi tự hỏi làm sao để đến được nơi đó, làm sao để học giỏi tiếng Anh.
Trong khi tôi vẫn tò mò về những thứ lạ lẫm ấy, thì thế hệ “con nhà người ta” tràn vào lớp đột ngột như một cơn bão. Đó là những đứa giỏi tiếng Anh vượt trội, bỏ lại bọn lơ ngơ như tôi một khoảng cách khá xa. Ngày ấy, trong nỗi hậm hực của một đứa trẻ con, tôi âm thầm tìm hiểu và phát hiện ra, những đứa học giỏi ấy nó có 2 xu hướng, một là học thêm trước ở Cung thiếu nhi, và phần còn lại (đông hơn) là học thêm ở Apollo English. Tôi nằng nặc bắt mẹ đưa đến Apollo và có vẻ như nó đúng là nơi mà tôi vẫn tìm kiếm, những người Anh người Mỹ, nói thứ tiếng quốc tế. Với tôi, một đứa trẻ đang nhìn về tương lai, tiếng Anh là một món quà, một món quà thực sự chứa đựng những đam mê, hoài bão về cả thế giới rộng lớn.
Mười ba năm sau, bằng những cách khác nhau, tôi cũng đến được với tiếng Anh theo nguyện ước của riêng mình. Mười ba năm sau, lũ bạn năm xưa đã “tốt nghiệp” Apollo English lâu rồi, còn kịp dắt túi thêm vài cái bằng Anh, Mỹ và đương nhiên tiếp tục gia nhập hội “con nhà người ta” như hồi nào, lương tính bằng đô, và lái ô tô.
Tiếng Anh – món quà tương lai tuyệt vời nhất cho mỗi đứa trẻ.
Những đứa trẻ lớp 5 của mười ba năm sau này điều kiện gia đình đã tốt hơn nhiều. Xung quanh tôi, hàng xóm láng giềng, anh em họ hàng, đều thấy được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh. Người người nhà nhà ai ai cũng học Apollo English. Và có lẽ những đứa trẻ ấy sẽ không bao giờ tin được rằng, có một thời, với anh chị chúng, Apollo English là mơ ước.
Tôi tặng đứa em trai một khóa học ở Apollo English nhân dịp năm mới. Đối với tôi, và có lẽ là cả với nó, tương lai bắt đầu mở ra từ đây, món quà của yêu thương, sẻ chia và chăm sóc. Mọi mỹ từ đều không thay được bằng hành động. Tôi sẽ nhớ mãi cái ngày mẹ đưa tôi đến nơi này với tất cả khát khao mong chờ, và hôm nay cũng ở nơi này tôi tặng lại em mình cả tương lai.
Nhân mùa lễ hội cuối năm, Apollo English triển khai chương trình “Trao quà Anh ngữ - trao gửi tương lai”, với món quà ý nghĩa là bộ sách Chinh phục thế giới đầy ấn tượng cho các bé và bộ Nuôi dạy con với nhiều nội dung hấp dẫn và thiết thực cho bố mẹ. Ngoài ra, 100% mỗi lượt đăng ký mới sẽ được chiết khấu tại chỗ từ 500.000 – 2.000.000 đồng.
Chương trình áp dụng tại các trung tâm Apollo trên cả nước.
Để được tư vấn thêm, vui lòng gọi hotline miễn phí: 1800–6655 hoặc vào trang web: https://goo.gl/xOmXOp
**(Riêng Hải Phòng và Đà Nẵng áp dụng chương trình riêng)