Trẻ em các nước “vật lộn” với bệnh bèo phì, thiếu kỹ năng xã hội

Lệ Thu

(Dân trí) - Bất hạnh, béo phì, kỹ năng xã hội, học tập kém... là những vấn đề đáng quan ngại của trẻ em ở các quốc gia có thu nhập cao, báo cáo mới nhất do Văn phòng Nghiên cứu UNICEF công bố.

Báo cáo của UNICEF, hiện đã hoạt động được 20 năm - sử dụng dữ liệu quốc gia có thể so sánh được để xếp hạng các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Âu (OECD) về thời thơ ấu.

Qua đó, báo cáo cho biết điều gì hình thành nên hạnh phúc của trẻ em ở các nước giàu có (sử dụng dữ liệu trước đại dịch Covid-19) dựa vào việc đánh giá các khía cạnh: sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ em cũng như bộ kỹ năng xã hội và học tập.

Dựa trên các chỉ số này, Hà Lan, Đan Mạch và Na Uy được xếp hạng là ba địa điểm hàng đầu để sinh con trong số các quốc gia giàu có. Đây là 3 quốc gia tốt nhất về phúc lợi trẻ em.

Gunilla Olsson, Giám đốc UNICEF Innocenti, cho biết: “Nhiều quốc gia giàu có nhất trên thế giới - những quốc gia có nguồn lực cần thiết để mang lại tuổi thơ tốt đẹp cho tất cả mọi người – lại đang có những đứa trẻ… thất bại”.

Trẻ em các nước “vật lộn” với bệnh bèo phì, thiếu kỹ năng xã hội - 1

Trẻ em các nước giàu nhất thế giới “vật lộn” với bệnh bèo phì, sức tâm thần, các kỹ năng học tập và xã hội kém.

Ở hầu hết các quốc gia, hơn 4/5 trẻ em cho biết hài lòng với cuộc sống của mình. Thổ Nhĩ Kỳ có tỷ lệ hài lòng về cuộc sống thấp nhất với 53%, tiếp theo là Nhật Bản và Vương quốc Anh. Những trẻ có gia đình ít hỗ trợ hơn và những trẻ bị bắt nạt có sức khỏe tâm thần kém hơn đáng kể.

Cộng hòa Litva có tỷ lệ trẻ vị thành niên tự tử cao nhất - nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở lứa tuổi 15-19 ở các nước giàu - tiếp theo là New Zealand và Estonia.

Về sức khỏe thể chất: Tỷ lệ béo phì và thừa cân ở trẻ em gia tăng trong những năm gần đây. Khoảng 1/3 trẻ em trên tất cả các quốc gia bị béo phì hoặc thừa cân, trong đó tỷ lệ này ở Nam Âu cũng tăng mạnh.

Về kỹ năng: Trung bình 40% trẻ em ở tất cả các nước OECD và EU không có các kỹ năng đọc và làm Toán cơ bản ở độ tuổi 15. Trẻ em ở Bulgaria, Romania và Chile kém thành thạo nhất các kỹ năng này. Estonia, Ireland và Phần Lan thành thạo nhất.

Ở hầu hết các quốc gia, ít nhất 1/5 trẻ em thiếu tự tin vào các kỹ năng xã hội để kết bạn mới. Trẻ em ở Chile, Nhật Bản và Iceland kém tự tin nhất trong lĩnh vực này.

Báo cáo cũng chứa dữ liệu về các lĩnh vực tiến bộ rõ ràng về sức khỏe của trẻ. Trung bình, 95% trẻ em trước tuổi đi học hiện đang theo học các chương trình học tập có tổ chức, và số thanh niên 15-19 tuổi không tham gia giáo dục, việc làm hoặc đào tạo đã giảm ở 30 trong số 37 quốc gia. Tuy nhiên, những lợi ích quan trọng này có nguy cơ giảm trở lại do tác động của Covid-19.

Do sự bùng phát Covid-19, trong nửa đầu năm 2020, hầu hết các quốc gia được đề cập trong báo cáo đã đóng cửa trường học hơn 100 ngày trong khi các chính sách nghiêm ngặt về việc ở nhà cũng được thực hiện.

Báo cáo lưu ý rằng sự mất mát của các thành viên trong gia đình và bạn bè, lo lắng, hạn chế ở nhà, thiếu hỗ trợ, đóng cửa trường học, cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình, tiếp cận chăm sóc sức khỏe kém, kết hợp với thiệt hại kinh tế do đại dịch gây ra là một “thảm họa” cho hạnh phúc của trẻ em, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất và sự phát triển của trẻ.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm