Trải nghiệm du học Úc ngay tại Việt Nam
(Dân trí) - Với hơn 700 triệu đồng cho chương trình cử nhân (tương đương khoảng 1/3 chi phí nếu lấy tấm bằng tương tự ở Úc), sinh viên RMIT Việt Nam hoàn toàn có thể có được những trải nghiệm như đi du học ngay tại Việt Nam.
Vững kiến thức, giàu kỹ năng
Là trường 100% “made in” Úc châu được thành lập tháng 4/2000 theo lời mời của Chính phủ Việt Nam, kể từ khóa đầu tiên năm 2001, RMIT Việt Nam đã trao tấm bằng do chính “trường mẹ” Đại học RMIT (Úc) cấp cho hơn 12.500 cử nhân và thạc sĩ.
Chương trình học của trường phải tuân thủ quy định không những của Chính phủ cũng như Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, mà còn phải thỏa mãn các quy định chặt chẽ của TEQSA - Cơ quan Tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học cao đẳng Úc. Trong thư Thông báo về việc gia hạn đăng ký của Đại học RMIT tại Úc cũng như ở nước ngoài mới nhất, TEQSA đánh giá cao RMIT Việt Nam trong việc đáp ứng các Tiêu chuẩn tối thiểu cần thiết: “Dịch vụ sinh viên tại RMIT Việt Nam tương đương với RMIT tại Úc, trang thiết bị đạt tiêu chuẩn cao và được bảo trì tốt”.
Bên cạnh việc thường xuyên cập nhật nội dung môn học để bắt kịp những thay đổi trong ngành, từ năm 2017, trường còn làm việc với những tên tuổi lớn như Lazada, Unilever, Pizza 4Ps, L-Concepts (Namo and L’Usine), TMGroup, Victoria Hotels and Resorts… nhằm đẩy mạnh việc áp dụng phương pháp học và đánh giá kết quả học tập từ các hoạt động thực tế và dự án. Phó hiệu trưởng (Phụ trách đào tạo) Giáo sư Beverly cho biết đây là phần quan trọng trong trải nghiệm của sinh viên nhằm giúp các em chuẩn bị tốt cho môi trường làm việc thay đổi không ngừng như hiện nay.
Tại RMIT Việt Nam, kỹ năng mềm được trường chú trọng không kém chương trình học chính khóa. Với hơn 60 CLB từ thể thao, giải trí, đến kinh doanh và cộng đồng do chính sinh viên đề xuất phương án hoạt động và điều hành, các bạn có cơ hội cọ xát và thử nghiệm làm việc thực tế, có cơ hội phạm lỗi và học hỏi từ trải nghiệm của chính mình. Trường còn xây dựng hẳn chương trình Hoàn thiện kỹ năng cá nhân, dành cho mọi sinh viên từ ngày mới chập chững vào trường cho đến khi tốt nghiệp. Từ ứng dụng riêng của chương trình, sinh viên có thể theo dõi hành trình học hỏi của riêng mình, lưu giữ trực tuyến tất cả những gì tích lũy được để “tạo ấn tượng” với nhà tuyển dụng tương lai. Nếu hoàn thành hết sáu bộ kỹ năng riêng biệt, sinh viên RMIT Việt Nam hoàn toàn đủ tự tin để trở thành những người có tư duy sáng tạo, giao tiếp tự tin, biết cách làm việc trong môi trường đa văn hóa, lãnh đạo có nhân cách, thành thạo công nghệ và biết hoạch định sự nghiệp.
Trải nghiệm phong phú
Nhờ mối quan hệ vững chắc và lâu bền với các tập đoàn đa quốc gia lớn, và các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam cũng như ở nước ngoài, mà trường tạo dựng được trong gần 17 năm hoạt động tại Việt Nam, sinh viên RMIT Việt Nam được cọ xát thực tế từ những ngày đầu nhập học chứ không cần đợi đến kỳ thực tập như cách làm thông thường.
Để có được câu trả lời đáng tin cậy và chuẩn xác liên quan đến nghề nghiệp cũng như công việc tương lai, sinh viên có thể đăng ký tìm “tiền bối” trong ngành mình muốn làm việc qua chương trình Cố vấn nghề nghiệp. Đôi bên cần gặp gỡ ít nhất một tiếng mỗi bốn tuần trong suốt kỳ cố vấn nghề nghiệp kéo dài 12 tuần. Từ sáng kiến độc đáo này, chỉ từ đầu năm 2018 đến nay, chương trình đã kết nối 62 sinh viên RMIT với chuyên gia trong các ngành khác nhau để khám phá cơ hội nghề nghiệp cả ở Việt Nam và nước ngoài.
Trường còn tổ chức các đêm giao lưu doanh nghiệp để “phô diễn” khả năng của sinh viên trường, qua những dự án các bạn đã thực hiện, đến nhà tuyển dụng tương lai. Riêng trong hai đêm giao lưu với doanh nghiệp gần đây do trường tổ chức tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, hơn 200 sinh viên đã có cơ hội bước khỏi khoảng an toàn và thể hiện bản thân trước các chuyên gia là đại diện của hơn 100 doanh nghiệp có tiếng ở những nơi này.
Sinh viên tham gia Ngày Tư vấn nghề nghiệp với công ty Prudential.
Năm nay, ngoài 600 vị trí thực tập dành cho sinh viên hàng năm, trường tập trung hơn vào việc kết nối sinh viên năm cuối với các nhà tuyển dụng có tiếng, nên từ đầu năm đến nay đã có tổng cộng sáu Ngày tuyển dụng với sự hợp tác của 20 nhà doanh nghiệp trong nước và quốc tế như Central Group, Tetra Pak, Lazada và Prudential.
Sau một năm làm quen và hòa mình vào môi trường học chuẩn quốc tế, nếu muốn thử “tung cánh” đến những chân trời mới, các bạn có thể tham gia chương trình trao đổi sinh viên đến các trường đối tác hoặc chương trình chuyển tiếp sang RMIT Úc. Đây chính là điểm khác biệt độc đáo - học phí Việt Nam, trải nghiệm toàn cầu - mà chỉ sinh viên đang theo học tại RMIT Việt Nam mới có cơ hội trải nghiệm.
Các bạn có thể chọn chương trình phù hợp với kế hoạch học tập và nhu cầu trải nghiệm của riêng mình, đó có thể là một khóa học ngắn hạn ở nước ngoài, học một hoặc hai kỳ học kéo dài đến một năm tại một trong các trường liên kết với RMIT trên toàn thế giới (với mức học phí đúng bằng học phí đã đóng cho RMIT Việt Nam), hoặc cũng có thể chuyển tiếp và hoàn tất chương trình học tại RMIT ở Úc. Riêng năm 2017, có hơn 380 bạn tham gia chương trình chuyển tiếp hoặc trao đổi sinh viên đến nhiều trường danh tiếng, trong đó có Parsons The New School of Design (Mỹ), University of Alberta, Concordia University (Canada), University of Essex, UNITEC University of Technology, Ryerson University, University City of London, University of Westminster, California State University, Bentley University (Mỹ), v.v.
***
Học hỏi trực tiếp từ các chuyên gia trong ngành, tiếp cận với tư duy đổi mới, phát triển kỹ năng toàn diện nhờ kinh nghiệm thực tiễn, và cơ hội đắm mình, tự trải nghiệm các nền văn hóa đa dạng trên thế giới, “công dân toàn cầu” không còn là một khái niệm xa vời mà là những gì sinh viên Việt Nam sẽ trở thành nếu các bạn tận dụng được toàn bộ những gì trường đem đến cho các bạn trong suốt thời gian học tại đây.
RMIT thuộc top 1% đại học tốt nhất toàn cầu (*)
RMIT Việt Nam: + Trao đổi học tập đến hơn 200 đối tác trên thế giới với học phí không đổi
+ Hơn 60 câu lạc bộ sinh viên
+ 10% sinh viên quốc tế trong số 6.500 sinh viên tại hai cơ sở Nam Sài Gòn và Hà Nội
(*) Theo Bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới QS Rankings 2018