Thầy giáo Nguyễn Công Hiệu:

“Tôi từng luyện nghe tiếng Anh đến mức thuộc lòng từng câu chữ”

Với niềm đam mê tiếng Anh và không ngừng nỗ lực học tốt ngôn ngữ này, anh đã từng bước rời làng quê nghèo khó để chinh phục những thành công trong cuộc sống. Chặng đường từ người thợ hồ đến nhân viên một tổ chức thuộc Đại học Y Harvard của anh tuy nhiều thử thách, chông gai nhưng cũng không thiếu niềm vui, hạnh phúc và viên mãn.

Từ miền quê nghèo…

Lớn lên ở mảnh đất khô cằn thuộc tỉnh Đồng Nai - nơi không có điện, cũng chẳng có ti vi, cậu bé Nguyễn Công Hiệu lúc đó chỉ biết theo cha mẹ lên rẫy sau buổi học. Một lần, vô tình được nghe bài hát “I have a dream” qua chiếc radio cũ kỹ, Hiệu bị cuốn hút ngay. Cũng từ đó, chàng trai nhỏ yêu thích việc học tiếng Anh và mở ra một hướng đi mới cho cuộc đời mình.

Lên TPHCM từ năm lớp 11, Hiệu đã dành nhiều thời gian để trau dồi ngoại ngữ và thi đậu vào Ngành Sư phạm tiếng Anh, Trường ĐH KHXH - Nhân văn TPHCM. Thời sinh viên, anh từng kinh qua rất nhiều công việc khác nhau, từ thợ hồ tại các công trình xây dựng, nhân viên tiếp thị ở chợ cho đến tư vấn bảo hiểm nhân thọ, dạy thêm để phụ giúp gia đình. Dù cuộc sống vất vả, Hiệu vẫn miệt mài rèn luyện tiếng Anh. Bất cứ khi nào gặp người nước ngoài, anh liền mạnh dạn đến làm quen và bắt chuyện để có cơ hội nói tiếng Anh. Dần dà, anh có được những người bạn rất đáng mến đến từ nhiều nước như Thụy Sỹ, Thụy Điển và Mỹ.

Thầy giáo Nguyễn Công Hiệu.
Thầy giáo Nguyễn Công Hiệu.

Thành danh nhờ vốn tiếng Anh tốt

Ra trường, với vốn tiếng Anh tốt, cùng sự cần cù, chăm chỉ, Hiệu nhanh chóng tìm được một công việc lý tưởng. Anh từng là giảng viên Tiếng Anh của một trường Cao đẳng du học với mức lương tốt. Sau đó, cơ duyên dẫn dắt anh đến với những cơ hội nghề nghiệp đặc biệt hơn. Hiện tại, anh là nhân viên chính thức của một Tổ chức thuộc Đại học Y Harvard, phụ trách các Dự án Cải tổ giáo dục Y khoa tại nhiều trường đại học Việt Nam. Nhờ công việc này, anh có nhiều cơ hội làm việc và học hỏi từ các giáo sư giỏi đến nhiều nơi trên thế giới.

Thầy giáo Nguyễn Công Hiệu cùng thầy cô của Anh văn Hội Việt Mỹ VUS.
Thầy giáo Nguyễn Công Hiệu cùng thầy cô của Anh văn Hội Việt Mỹ VUS.

Không chỉ là nhân viên mẫn cán của một tổ chức danh tiếng, anh Nguyễn Công Hiệu còn là một giáo viên tiếng Anh “thần tượng” của không ít học viên tại Hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ VUS. Mười lăm năm gắn bó với vai trò giáo viên VUS, anh miệt mài trau dồi kiến thức ngoại ngữ và những kinh nghiệm học tập quý giá cho nhiều thế hệ học viên. Nhắc đến thầy Hiệu, nhiều bạn trẻ chia sẻ bộc lộc sự yêu mến và nể phục đặc biệt. “Thầy là một người có tâm và có tầm. Khi được học thầy, em cảm nhận được sự tận tụy của thầy trong từng lời giảng. Chính điều đó đã giúp em có động lực để học tiếng Anh nhiều hơn, tốt hơn. Em mong, với việc tích lũy kiến thức Anh ngữ, em sẽ có được những thành công như thầy hiện tại.” - bạn Nguyễn Văn Duy, học viên VUS Gò Vấp.

Truyền kinh nghiệm học tiếng Anh cho trò

Khi được hỏi về cách học tiếng Anh của bản thân, anh cười: “Hồi đó, nhà mình nghèo, đâu có điều kiện đi học như các bạn trẻ bây giờ. Chỉ có chiếc radio nhỏ để nghe kênh VOA và giáo trình Streamline nên mình nghe rất nhiều, nghe tới nghe lui đến mức thuộc lòng từng câu chữ”. Sau này, khi đã chuyển lên TPHCM học, anh lại tranh thủ lúc rảnh rỗi để ra Nhà thờ Đức Bà, công viên, Bưu điện Thành phố để gặp gỡ và trò chuyện cùng những vị khách nước ngoài. Miệt mài như vậy suốt một thời gian dài, vốn Anh ngữ của anh gia tăng đáng kể, kỹ năng nghe - nói thành thục và mang ngữ điệu như người bản xứ.

Gia đình hạnh phúc của thầy giáo Nguyễn Công Hiệu.
Gia đình hạnh phúc của thầy giáo Nguyễn Công Hiệu.

Từ kinh nghiệm bản thân, anh Hiệu truyền đạt cách học cho học viên ở VUS và hai con ở nhà. Anh luôn khuyến khích các bạn trẻ rèn nghe - nói liên tục, sao cho hình thành phản xạ ngôn ngữ, biết được ngữ cảnh nào thì dùng cấu trúc, từ vựng cho phù hợp. “Trong giao tiếp, nói sai là điều khó tránh khỏi. Thậm chí, ngay cả những vị giáo sư nước ngoài uyên bác cũng đôi lần dùng từ sai. Quan trọng nhất là hai bên có thể hiểu được ý của đối phương, dù cách phát âm chưa thực sự đúng hoặc phải dùng đến body language (ngôn ngữ cơ thể).” - thầy giáo Nguyễn Công Hiệu chia sẻ. Bên cạnh đó, để việc tiếp thu tiếng Anh trở nên dễ dàng hơn, người học cần tư duy bằng chính ngôn ngữ này. Có như vậy, quá trình phản xạ ngoại ngữ mới dần trở nên nhanh nhạy và thành thục hơn.

Thầy Nguyễn Công Hiệu là một trong những giáo viên hiện đang giảng dạy tại Hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ VUS. Với sự tận tâm với nghề, giàu vốn sống lẫn kinh nghiệm giảng dạy, các thầy cô VUS đã giúp nhiều thế hệ học viên tiếp thu tiếng Anh hiệu quả, tự tin chinh phục những mục tiêu trong cuộc sống.

Các Chương trình học của VUS được thiết kế theo chuẩn quốc tế, đáp ứng khả năng tiếp thu của từng lứa tuổi với mức học phí phù hợp. VUS đã và đang trở thành địa điểm tin cậy của hàng triệu phụ huynh và học viên trên khắp Việt Nam trên hành trình trau dồi Anh ngữ.

Vui lòng liên hệ 028 7308 3333 (miền Nam) - 024 3388 1199 (miền Bắc) để tìm hiểu thêm các Chương trình học tại Anh văn Hội Việt Mỹ VUS.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm