Toàn cảnh tư vấn: Giúp con học tập hạnh phúc ngay từ bậc tiểu học

Chiều nay, báo Dân trí phối hợp cùng Trường Tiểu học FPT thực hiện buổi tư vấn với chủ đề “Giáo dục bậc Tiểu học - Học tập để hạnh phúc”. Mời bạn đọc theo dõi buổi tư vấn.

Buổi tư vấn có sự tham gia của các khách mời:

Bà Phạm Thị Khánh Ly - Giám đốc Trường Tiểu học FPT. Làm trong lĩnh vực giáo dục hơn 7năm, đặc biệt với kinh nghiệm sáng lập trung tâm giáo dục cho trẻ nhỏ độ tuổi từ mẫu giáo lớn tới hết tiểu học, bà Khánh Ly có thể chia sẻ những kinh nghiệm chọn trường, phương pháp giáo dục để trẻ học bằng trải nghiệm và học tập hạnh phúc.


Bà Phạm Thị Khánh Ly - Giám đốc Trường Tiểu học FPT.

Bà Phạm Thị Khánh Ly - Giám đốc Trường Tiểu học FPT.

TS. Lê Phước Hùng - Giám đốc Điều hành của AmericanSTEM Việt Nam, có hơn 30 năm làm việc trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Ông cũng chính là người đầu tiên đưa khái niệm STEM tiêu chuẩn Mỹ phổ cập với trẻ em Việt Nam. Cách thức học và đồng hành cùng con để con học những môn tưởng như khô cứng một cách hào hứng và đam mê sẽ được ông Hùng chia sẻ trong buổi tư vấn.


TS. Lê Phước Hùng - Giám đốc Điều hành của AmericanSTEM Việt Nam.

TS. Lê Phước Hùng - Giám đốc Điều hành của AmericanSTEM Việt Nam.

MC Minh Trang - Phụ trách chương trình Học cùng con trên VTV7, đồng thời được coi là "hot mom" trên mạng xã hội, cô có nhiều kinh nghiệm nuôi dạy conhiện đại, hợp lý. Bằng trải nghiệm, kinh nghiệm và những kiến thức của một bà mẹ 2 con nhỏ và chuẩn bị chào đón em bé thứ 3, MC Minh Trang trông đợi có thể chia sẻ với các bậc cha mẹ có con trong độ tuổi tiểu học cách thức đồng hành cùng con mỗi ngày một cách hạnh phúc.


MC Minh Trang - Phụ trách chương trình Học cùng con trên VTV7.

MC Minh Trang - Phụ trách chương trình Học cùng con trên VTV7.

Mời bạn đọc theo dõi buổi tư vấn:

Bà Phạm Thị Khánh Ly - Giám đốc Điều hành Trường Tiểu học FPT

Xin chào quý vị phụ huynh. Thay mặt Trường Tiểu học FPT, đơn vị thành viên của Tổ chức Giáo dục FPT, tôi xin được gửi lời chào tới các quý vị phụ huynh tham gia buổi tư vấn trực tuyến với chủ đề “Học tập để hạnh phúc”.

Là người công tác nhiều năm trong ngành giáo dục đồng thời là mẹ của hai con đang chuẩn bị bước vào bậc tiểu học, tôi thấu hiểu những băn khoăn, trăn trở của các bậc phụ huynh học sinh khi chọn trường, chọn lớp cho con. Bởi ở giai đoạn này, trẻ không chỉ cần học tập để tiếp thu kiến thức mà còn cần môi trường an toàn, thân thiện, giúp các con khám phá bản thân, phát triển các kỹ năng và hơn hết là tạo cảm niềm hứng khởi để mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui.

Hôm nay, chúng tôi mong muốn được chia sẻ đến các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi tiểu học những thông tin hữu ích về kỳ tuyển sinh sắp tới và cùng khám phá một môi trường học tập hoàn toàn mới mẻ tại Trường Tiểu học FPT. Nơi triết lý “Học tập để hạnh phúc” được đề cao, tôi tin rằng ở Trường Tiểu học FPT, học sinh sẽ có một tuổi thơ học tập với niềm hứng khởi và hạnh phúc trọn vẹn

Với triết lý đề cao Tri thức – Nhân cách – Tự lập – Kỹ năng – Bản lĩnh; Chương trình giáo dục toàn diện 1 + 3”; trang bị đầy đủ kiến thức văn hoá theo chuẩn của Bộ Giáo dục – Đào tạo tích hợp phát triển ngôn ngữ và toàn bộ kỹ năng cần thiết trong cuộc sống: Tiếng Anh ứng dụng chuẩn đầu ra Cambridge, American STEM, Phát triển cá nhân, Trường Tiểu học FPT là một môi hình giáo dục tiểu học khá mới ở Việt Nam hiện nay. Do đó, chúng tôi cũng sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của quý vị phụ huynh xung quanh vấn đề quy chế tuyển sinh vào trường.

Các đại diện của Trường Tiểu học FPT tham gia buổi tư vấn chiều nay với chủ đề “Giáo dục bậc Tiểu học - Học tập để hạnh phúc”:

Các khách mời tư vấn và đại diện Trường Tiểu học FPT tham gia buổi giao lưu chiều nay.
Các khách mời tư vấn và đại diện Trường Tiểu học FPT tham gia buổi giao lưu chiều nay.

Đặng Phương Anh - Giới tính: Nữ - Tuổi: 40 - Email: anhdangxxx@gmail.com

Tôi có nguyện vọng cho con học Trường Tiểu học FPT, sau này nếu muốn tiếp tục học các cấp học cao hơn trong Tổ chức Giáo dục FPT thì con tôi có được tạo điều kiện gì khác với học sinh trường ngoài không?

Bà Phạm Thị Khánh Ly – Giám đốc Điều hành Trường Tiểu học FPT

Chào chị Phương Anh,

Tổ chức Giáo dục FPT có đủ cấp từ Tiểu học - THCS - THPT. Bên cạnh hướng dẫn chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh còn phải tham gia , vừa là cách để chứng minh đầu ra của chất lượng đào tạo vừa công bằng cho các thí sinh khác.

Tuy nhiên, triết lý giáo dục của nhà trường xuyên suốt các cấp học, nếu học sinh học ở Tiểu học FPT thì đã rất quen với phong cách của FPT, việc thi tuyển lên các cấp cao hơn gặp nhiều thuận lợi hơn. Về học phí, học sinh của FPT được ưu đãi 10% khi tiếp tục học lên các cấp cao hơn trong Khối giáo dục FPT

Tại Tiểu học FPT, học sinh được tiếp cận với những phương pháp giảng dạy mới, giúp các em hứng khởi trong học tập và không ngừng khám phá chính bản thân.
Tại Tiểu học FPT, học sinh được tiếp cận với những phương pháp giảng dạy mới, giúp các em hứng khởi trong học tập và không ngừng khám phá chính bản thân.

Phạm Lê Phương - Giới tính: Nữ - Tuổi: 40 - Email: phuong199xxxx@gmail.com

Hiện tại, tôi đang có một bé chuẩn bị vào lớp 1. Để trở thành học sinh của Trường Tiểu học FPT thì các bé có phải thi tuyển hay nộp hồ sơ như thế nào vậy chị Ly? Mong chị có thể hướng dẫn tôi cách nộp hồ sơ cho bé?

Bà Phạm Thị Khánh Ly – Giám đốc Điều hành Trường Tiểu học FPT

Chào chị Phương,

Để trở thành học sinh của Trường Tiểu học FPT thì phụ huynh sẽ đăng ký tham dự Ngày hội FPT Small qua Hotline: 0936269333 (Ms. Trang) hoặc 0473069333 - 0473099123. Tại ngày hội này, học sinh sẽ được tham gia test EQ và tiếng Anh, kết quả sẽ được gửi vào email của Phụ huynh. Nếu bé trúng tuyển, kính mời phụ huynh qua văn phòng tại số 8 Tôn Thất Thuyết làm thủ tục nhập học cho con.

Trần Nam - Giới tính: Nam - Tuổi: 39 - Email: namtranxxx@gmail.com

Anh Hùng có thể nói rõ hơn về khái niệm STEM không? Tôi đã nghe qua nhưng không hình dung được khái niệm này như thế nào?

TS. Lê Phước Hùng - Giám đốc Điều hành của AmericanSTEM Việt Nam

Chào anh Nam,

Nếu giải thích bằng khái niệm thì đây là phương pháp giáo dục tích hợp các bộ môn Science (Khoa học), Techonology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học) vào mỗi bài học, nhằm cung cấp cho các con tri thức dựa trên trải nghiệm thực tế, đồng thời rèn luyện những kỹ năng cần thiết của thế kỷ 21 như tuy duy phản biện, làm việc nhóm, hợp tác, thuyết trình…

Đối với tôi, Giáo dục STEM là phương thức để tìm ra giải pháp thực tiễn cho những vấn đề thực tế của cuộc sống.

Giáo dục STEM đưa trải nghiệm sáng tạo vào trong quá trình học tập. Học sinh được học trên cơ sở dự án, được giao nhiệm vụ theo từng dự án, từ đó phát huy tối đa khả năng tư duy sáng tạo và ứng dụng các kiến thức khoa học để hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh kiến thức khoa học, học sinh cũng được thấm dần các thói quen tư duy, nhìn nhận và đánh giá hiện tượng, sự kiện một cách khoa học, logic. Ngoài ra những kỹ năng hợp tác, chia sẻ, trình bày cũng được tích hợp trong suốt quá trình học tập.

TS. Lê Phước Hùng, bà Phạm Thị Khánh Ly và MC Minh Trang đang tư vấn giải đáp băn khoăn của phụ huynh xoay quanh chủ đề “Giáo dục bậc Tiểu học - Học tập để hạnh phúc”.
TS. Lê Phước Hùng, bà Phạm Thị Khánh Ly và MC Minh Trang đang tư vấn giải đáp băn khoăn của phụ huynh xoay quanh chủ đề “Giáo dục bậc Tiểu học - Học tập để hạnh phúc”.

Tôi có thể lấy 1 ví dụ về Dự án STEM City để anh hiểu rõ hơn về giáo dục STEM. Đây không phải là một mô hình mà là một phiên bản thu nhỏ của một thành phố, hoạt động theo dúng nghĩa của nó, từ hệ thống cây xanh và tưới tiêu thông mình đến hệ thống giao thông thông minh, từ hệ thống năng lượng điện mặt trời đến hệ thống lọc nước tuần hoàn. Học sinh được giao nhiệm vụ nghiên cứu và xây dựng ra những thành tố cơ bản này của một thành phố STEM thân thiện môi trường, qua đó học được các kiến thức về vật lý, sinh học, toán học, kỹ thuật và ý thức với môi trường xung quanh. Một khía cạnh khác của Real STEM - Real Life của STEM City là kiến thức mà học sinh lĩnh hội được không chỉ nằm trong khuôn khổ khóa học mà có sự liên tưởng chặt chẽ với cuộc sống xung quanh. Học sinh đi đâu cũng sẽ quan sát thấy những gì mình đã được học, từ đó tạo thêm thói quen tư duy, nhận định, tìm giải pháp trong mọi tình huống trong cuộc sống.

Ví dụ, với dự án trồng cây, học sinh sẽ trồng các lại cây khác nhau và tạo ra những khu vườn đứng. Đồng thời, các em cũng sẽ thiết kế hệ thống tưới thông minh sao cho khu vườn của mình không phải tưới thường xuyên mà vẫn xanh tốt.

Trong quá trình học tập và triển khai dự án, các em sẽ học được vai trò và tầm quan trọng của cây trong cuộc sống như cung cấp oxy, chống xói mòn đất, hập thu khí thải, tạo bóng mát, thực phẩm…, đồng thời hình thành ý thức bảo vệ môi trường và cây xanh, học được tư duy sáng tạo trong thiết kế và tìm kiếm giải pháp.

Học sinh cũng sẽ cùng nhau thiết kế và vận hành hệ thống giao thông công cộng thông minh, không người lái, dưới sự trợ giúp của robot. Qua đó các con sẽ học được các kiến thức cơ bản của tư duy máy tính như thuật toán, điều kiện, phân dã hoạt động, phân tích tình huống và tìm tòi giải pháp. Các con cũng học được cách mã hóa hệ thống đường giao thông trong thành phố để tránh được các xung đột giao thông.

Học sinh cũng sẽ chịu trách nhiệm cung cấp điện và nước cho toàn STEM City, xây dựng các hệ thống điện năng lượng mặt trời, xây dựng hệ thống tưới tiêu và lọc nước cho các mục tiêu sử dụng khác nhau. Bên cạnh đó học sinh cũng là các kỹ sư quy hoạch toàn bộ thành phố STEM City.

Qua đó học sinh sẽ lĩnh hội được các kiến thức về mạch điện cơ bản, nguyên lý hoạt động của năng lượng mặt trời, nguyên lý lọc nước. Các kiến thức toán học và kỹ thuật được lồng ghép trong các nhiệm vụ quy hoạch thành phố, thiết kế hệ thống điện nước đáp ứng nhu cầu của cư dân.

Tất cả các quá trình học tập kể trên đều diễn ra theo nhóm, tạo ra không gian và cơ hội để học sinh cọ sát, tranh luật, bảo vệ ý kiến của bản thân cũng như tạo thói quen hợp tác với các thành viên trong nhóm. Quá trình học được thiết kế theo nhiều giai đoạn, tương ứng với mỗi giai đoạn học sinh đều phải trình bày ý tưởng, thiết kế và sản phẩm cuối cũng của mình. Vào giai đoạn cuối của dự án, các nhóm sẽ có cơ hội trình bày tư duy, ý tưởng và giải pháp đến toàn thể các học sinh của STEM City và bố mẹ.

STEM City không chỉ là dự án trong khóa học mà sau khóa học, học sinh sẽ luôn tìm thấy, quan sát thấy những điều mình được học trong cuộc sống, từ đó tiếp tục tư duy, ứng dụng kiến thức cho các vấn đề khác mà chúng gặp phải trong tương lai.

Trường Tiểu học FPT là một trong những đơn vị đầu tiên ở Việt Nam kết hợp với Tổ chức giáo dục AmericanSTEM đưa STEM (theo chuẩn quốc gia Mỹ NGSS) vào chương trình giảng dạy chính khóa.
Trường Tiểu học FPT là một trong những đơn vị đầu tiên ở Việt Nam kết hợp với Tổ chức giáo dục AmericanSTEM đưa STEM (theo chuẩn quốc gia Mỹ NGSS) vào chương trình giảng dạy chính khóa.

Trần Minh Đức - Giới tính: Nam - Tuổi: 40 - Email: duc1507xx@gmail.com

Chào Minh Trang, tôi hiện có 2 bé, 1 bé 10 tuổi và 1 bé 6 tuổi. Hai bé thường rất hay tị nạnh và tranh đồ của nhau. Trang có bí quyết nào về nuôi dạy con cái để các bé có thể yêu thương và chia sẻ với nhau không có thể chia sẻ với tôi không?

MC Minh Trang

Chào anh Đức,

Mình nghĩ đây là vấn đề thường gặp của tất cả các gia đình. Mình có một giải pháp thường áp dụng cho các bạn nhỏ nhà mình, đó là: Quy định rõ ràng ngay từ đầu về nguyên tắc chơi chung. Đồ chơi chung thì sẽ phải chờ đến lượt, còn đồ chơi riêng của bé nào thì sẽ do bé đó quyết định. Mình rất hạn chế can thiệp những câu như: “Con lớn hơn con phải nhường em”. Bởi vì, mình nghĩ như thế không công bằng đối với bạn lớn. Ngoài ra, làm vậy cũng tạo cho bạn nhỏ một thói quen và hiểu biết sai lầm rằng nhỏ hơn thì sẽ luôn có đặc quyền và luôn được nhường nhịn.

Thực tế cuộc sống thì không phải như vậy. Các bạn sẽ phải học về chờ đợi đến lượt, học cách thương lượng và thuyết phục để có được những gì mình muốn. Bên cạnh đó, mình thường tìm các cuốn sách với nội dung về ‘Chia sẻ’ để đọc cho các con nghe. Ví dụ như ‘Chuột Típ không muốn chia sẻ đồ chơi’, ‘Elmer và cầu vồng’, v.v... Có thể bố mẹ nói lý thuyết sẽ không hiệu quả bằng việc các bạn ấy học qua những câu chuyện nhẹ nhàng trong sách.

Lương Bá Duy - Giới tính: Nam - Tuổi: 36 - Email:luongduy2002xxx@gmail.com

Cá nhân anh Hùng có cho con cái mình/người thân theo học chương trình học mang tiêu chuẩn STEM không? Những lợi ích mà anh nhận thấy con/cháu mình thu nhận được là gì? Cảm ơn anh.

TS. Lê Phước Hùng - Giám đốc Điều hành của AmericanSTEM Việt Nam

Chào anh Duy,

Tôi thành lập ra AmericanSTEM tại Việt Nam, mục đích đầu tiên là để cho 2 con của tôi đang du học tại Việt Nam. Và rất nhiều con cái của bạn bè tôi, những cô bé cậu bé luôn hỏi bố mẹ chúng những câu hỏi vì sao không ngớt, cũng là động lực để tôi đưa STEM về Việt Nam.

Con trai tôi, năm nay 7 tuổi, từ khi được học STEM, cách tiếp cận với thế giới xung quanh của cháu thay đổi rất rõ rệt. Ví dụ, khi cháu nhìn một chai nước, thì với cháu, đó không đơn giản chỉ là một chai đựng nước, cháu sẽ nghĩ đến phương án làm một chậu nhỏ để trồng hoa. Cháu luôn muốn khám phá thế giới xung quanh và các câu hỏi cháu đặt ra cho người lớn cũng mang tính khoa học nhiều hơn. Đồng thời, cháu tự mày mò để tìm hiểu môi trường sống và có ý thức tôn trọng và bảo vệ môi trường. Cháu tự dùng những đồ đã qua sử dụng để tái chế làm thành đồ chơi.

Những bài học STEM cháu được học ở lớp luôn hiện hữu trong cuộc sống thực của cháu, bằng những quan sát của chính cháu với những thứ mà bình thường cháu sẽ bỏ qua và tìm ra giải pháp cho những vấn đề mà cháu nhận biết được. Và một điều kỳ diệu đã diễn ra ở gia đình tôi, đó là cả gia đình cùng cuốn vào quá trình khám phá đó của cháu. Chúng tôi cùng cháu tìm hiểu, cùng cháu chế tạo, cùng nhau tìm phương án cho những câu hỏi vì sao…, và điều đó đã tạo ra một sự kết nối hàng ngày trong gia đình tôi.

Đối với tôi, đó chính là vẻ đẹp của STEM.

Dương Thục Anh - Giới tính: Nữ - Tuổi: 32 - Email:thucanh.duongxxx@gmail.com

Chị Trang ơi, mỗi ngày vợ chồng tôi chỉ có thể dành ra 3 tiếng để cùng học/chơi với con. Vì vậy, tôi phân vân giữa việc nên kèm con học đọc và rèn cho con thói quen đọc sách hay cho con tham gia các hoạt động nâng cao thể chất. Tôi nghĩ cho con đọc nhiều sẽ dễ bị cận thị và sớm nghiện truyện tranh nên rất đắn đo. Mong chị Trang cho tôi lời khuyên.

MC Minh Trang

Chào chị Thục Anh,

Không biết là con của bạn hiện giờ mấy tuổi rồi. Với con của mình, một bạn 5 tuổi và một bạn 1 tuổi rưỡi, cả hai bạn đều rất thích đọc sách mặc dù chưa hề biết chữ. Mình nghĩ đọc sách không nhất thiết phải chờ biết đọc rồi mới có thể đọc. Với các bạn chưa biết đọc thì vai trò của bố mẹ rất quan trọng. Bố mẹ sẽ vừa đọc cho các bạn nghe, vừa mở rộng nội dung cuốn sách và chia sẻ, trao đổi thêm với các bạn ấy.

Những cuốn sách có nội dung vô cùng phong phú, từ những câu chuyện ý nghĩa và nhân văn cho đến những nội dung khoa học như: Thế giới tự nhiên, Động vật (Khủng long, Vi khuẩn, Côn trùng…), Thiên văn học, v.v… Nên mình nghĩ băn khoăn của bạn về việc con nghiện truyện tranh cũng không quá lo ngại nếu bố mẹ có điều kiện giới thiệu và đọc cho các bạn đa dạng nội dung.

Về việc bị cận thị, mình nghĩ cũng không quá đáng lo. Quan trọng là bố mẹ phải tìm hiểu và hướng dẫn các bạn đọc sách đúng tư thế, đủ ánh sáng, chứ mình nghĩ lo sợ con bị cận thị rồi không khuyến khích con đọc sách thì tuyệt đối không nên.

Trước đây khi có cơ hội được học tập và sống ở Mỹ, mình có tham gia một nhóm các bà mẹ ở thư viện công cộng gần nhà. Họ có một phong trào khuyến khích trẻ em đọc 1000 cuốn sách trước khi vào lớp Một. Khả năng đọc và thu thập thông tin từ sách cũng là một kỹ năng vô cùng quan trọng, giúp các bạn nhỏ tự học hiệu quả.

Trong chương trình học Đại học và Thạc sĩ ở nước ngoài như mình đã được trải nghiệm, sinh viên được yêu cầu đọc rất nhiều sách ngoài SGK của môn học đó và hơn chuc đầu sách cùng chủ đề. Có những buổi học giáo viên không giải thích gì nhiều mà chỉ đửa tên sách để sinh viên về tự đọc, tìm hiểu và tóm tắt lại nội dung cũng như kết qủa nghiên cứu cuốn sách đó trong buổi học tiếp theo.


MC Minh Trang (bên trái) vui vẻ chia sẻ cách dạy con, giúp con phát huy sở trường của bản thân với các bậc phụ huynh trong buổi giao lưu chiều nay.

MC Minh Trang (bên trái) vui vẻ chia sẻ cách dạy con, giúp con phát huy sở trường của bản thân với các bậc phụ huynh trong buổi giao lưu chiều nay.

Nguyễn Ngọc Minh - Giới tính: Nữ - Tuổi: 37 - Mobile: 0963466xxx

Chị Khánh Ly cho tôi hỏi, học ở Trường Tiểu học FPT mang lại những lợi ích gì cho bé?

Bà Phạm Thị Khánh Ly - Giám đốc Điều hành Trường Tiểu học FPT

Chào chị Minh,

Trường Tiểu học FPT, học sinh được đảm bảo chương trình theo chuẩn của Bộ Giáo dục đồng thời được được trải nghiệm phương pháp học tập sáng tạo với STEM, Tiếng Anh ứng dụng và các môn phát triển cá nhân như Vovinam, Kỹ năng sống.

Các con sẽ được học tập trong môi trường nhân văn và tràn đầy yêu thương. Chúng tôi đặt ra các yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục để việc học của các con sẽ trở nên thú vị hơn, do đó các con sẽ thực sự cảm nhận được niềm hạnh phúc trong học tập. Thực tế đã chỉ ra rằng, các bạn trẻ chỉ có thể học tốt khi các bạn cảm thấy yêu thích học tập.


Bà Phạm Thị Khánh Ly (bên trái) đang chia sẻ về môi trường học tập tại Trường Tiểu học FPT với các phụ huynh trong buổi tư vấn chiều nay.

Bà Phạm Thị Khánh Ly (bên trái) đang chia sẻ về môi trường học tập tại Trường Tiểu học FPT với các phụ huynh trong buổi tư vấn chiều nay.

Lê Thuỵ Anh - Giới tính: Nữ - Tuổi: 29 - Mobile: 0943788xxx

Bạn Minh Trang có thể chia sẻ cho mình cách bạn nuôi dạy con cái thế nào để các bé có thể tâm sự và chia sẻ với mình mọi chuyện được không?

MC Minh Trang

Chào bạn Thụy Anh,

Mình nghĩ để trẻ con hay người lớn có thể mở lòng được, đều rất cần sự quan tâm chia sẻ và thăm hỏi thường xuyên. Nếu hiện giờ bé nhà bạn chưa chủ động chia sẻ, bắt đầu không bao giờ là muộn. Nhưng đương nhiên không thể kì vọng trong 1-2 lần đầu tiên bé sẽ nói hết hoặc chia sẻ hết. Không nên đặt áp lực trong 1-2 buổi nói chuyện mà con sẽ nói hết với mình.

Việc thường xuyên chia sẻ và chủ động quan tâm đến con có thể đơn giản là nói chuyện hỏi han con khi đưa đón con đi học về, trò chuyện trên bàn ăn, đọc sách và tâm sự trước khi đi ngủ. Cách hỏi cũng nên linh động và tự nhiên để trẻ có thể dễ dàng chia sẻ. Ví dụ khi con đi học về, không nên hỏi chung chung: “Hôm nay con đi học có vui không?”, mà nên hỏi những câu cụ thể hơn và dựa trên những đặc điểm và thông tin cụ thể của con. Ví dụ “Hôm trước mẹ thấy lớp con có bạn mới à? Con đã kịp nói chuyện gì với bạn ấy chưa? Bạn ấy có gì thú vị không?”, “Hôm nay ở trường con ăn món gì?”, “Hôm tước trời mưa lớp con có bạn nào đi học muộn không?”

Ngoài ra, mình cũng không quá lo lắng khi con chưa muốn chia sẻ, trong trường hợp ấy mình sẽ bắt đầu bằng việc chia sẻ những câu chuyện và những việc mình làm được trong ngày. Mọi mối quan hệ đều cần xuất phát từ hai phía, ngay cả mối quan hệ giữa bố mẹ với con cái cũng như vậy.

Nguyễn Tuyết Nhung - Giới tính: Nữ - Tuổi: 56 - 22/05/2017 05:05:13

Trường Tiểu học FPT khá xa khi đi từ khu Long Biên bên nhà tôi. Hơn nữa, tôi không thể đưa đón cháu bằng xe máy, di chuyển đến trường bằng xe buýt mất khoảng 40 phút. Trong trường hợp cháu tôi theo học tại Trường Tiểu học FPT thì mong nhà trường cung cấp cho tôi thông tin về giờ học và các chế độ đưa đón học sinh của Nhà trường nếu có.

Bà Phạm Thị Khánh Ly - Giám đốc Điều hành Trường Tiểu học FPT

Chào chị,

Nhà trường có cung cấp xe bus học đường, tuy nhiên tuyến xe sẽ được tổ chức theo đăng ký thực tế của phụ huynh. Các con sẽ ăn sáng từ 7:00-7:45, và bắt đầu giờ học từ 8:00 và tan học lúc 16:20. Sau giờ học nhà trường cũng sẽ tổ chức các câu lạc bộ ngoại khóa sau 16:30 như nhảy hiện đại, cờ vua, học phụ đạo. Với việc bố trí xe đưa đón, Tiểu học FPT trông đợi sẽ san sẻ phần nào khó khăn của phụ huynh, cũng như chủ động phối hợp được các chương trình phù hợp với lịch biểu của các con, giúp các con cảm thấy mỗi ngày tới trường là một ngày vui.

Lê Minh Thủy - Giới tính: Nữ - Tuổi: 37 - Email: thuyminhxxx@gmail.com

Chị Trang ơi, làm thế nào để phát hiện và nuôi dưỡng năng khiếu của con? Tôi đã cho con thử theo học các lớp đàn piano, lớp vẽ, lớp ballet nhưng cháu đều không thích và không có năng khiếu theo học. Trong khi con cái của bạn bè tôi đều hứng thú và học rất giỏi các môn năng khiếu. Gia đình luôn cố gắng tạo điều kiện hết mức có thể nhưng tôi lo con thực sự không có năng khiếu trong bất kỳ môn nào, lớn lên sẽ không có tài năng như bạn bè cùng lứa.

MC Minh Trang

Chào chị Minh Thủy,

Mình đoán con bạn là bé gái đúng không? Thực ra quan niệm của mình về năng khiếu hơi khác một chút. Con gái không nhất thiết phải học piano, vẽ và ballet mới gọi là năng khiếu. Mỗi người sẽ chỉ có năng khiếu ở một vài lĩnh vực rất hạn chế và không nhất thiết phải là thứ năng khiếu mà những người khác đang có. Trong một loạt các bộ môn nghệ thuật như đàn, vẽ, múa v.v… còn có rất nhiều mảng nhỏ khác nhau. Đàn có hàng chục loại, vẽ có rất nhiều phong cách, múa cũng vậy. Vì thế, nếu bé chưa hứng thú với những môn ấy thì mình cũng không quá buồn.


MC Minh Trang (bên trái) đang chăm chú theo dõi các câu hỏi của phụ huynh để giải đáp.

MC Minh Trang (bên trái) đang chăm chú theo dõi các câu hỏi của phụ huynh để giải đáp.

Khi giới thiệu cho các bạn nhỏ tiếp xúc các bộ môn năng khiếu hay nghệ thuật từ nhỏ, bố mẹ không nên đặt nặng mục tiêu lớn lên con sẽ phải thành tài ở bộ môn đó. Mà quan trọng hơn là giới thiệu với con về cái hay cái đẹp của bộ môn nghệ thuật này, để con có khả năng cảm thụ và thưởng thức, giúp cho đời sống tâm hồn của con trở nên phong phú và giàu có hơn.

Ngoài ra việc bé có hứng thú với một môn năng khiếu/nghệ thuật hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào người giảng dạy hướng dẫn, cũng như chương trình học. Bố mẹ hãy tìm hiểu và cho con học những lớp học phù hợp. Ở đó con không bị ép buộc, chương trình học hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi và trình độ của con.

Lê Mai Linh - Giới tính: Nữ - Tuổi: 34 - Email: linhle...@gmail.com

Nhà trường có thể cho tôi biết chi phí dành cho toàn bộ quá trình học tập của học sinh lớp 1 trong 1 kỳ học là bao nhiêu không? (bao gồm chi phí cho tất cả các hoạt động bảo hiểm, đồng phục, quỹ lớp)?

Chương trình và phương pháp giảng dạy tại Trường Tiểu học FPT là điều được nhiều phụ huynh học sinh quan tâm.
Chương trình và phương pháp giảng dạy tại Trường Tiểu học FPT là điều được nhiều phụ huynh học sinh quan tâm.

Bà Phạm Thị Khánh Ly – Giám đốc Điều hành Trường Tiểu học FPT

Chào chị Linh,

Đây là câu hỏi mà rất nhiều phụ huynh quan tâm. Hiện nay, tổng mức thu một tháng của học sinh Trường Tiểu học FPT là 5.400.000 đồng, trong đó học phí là 3.500.000 đồng/tháng, còn lại là chi phí bán trú và tiền ăn của các con. Tiền phí bảo hiểm bắt buộc sẽ thu đúng theo quy định của nhà nước. Như vậy, tổng mức phí trong một học kì của học sinh sẽ vào khoảng 35.000.000 đ. Trong những năm học đầu tiên này, nhà trường không thu phí cơ sở vật chất và quỹ phụ huynh nhà trường. Đồng thời, các hoạt động dã ngoại và các sự kiện sẽ được tổ chức thường xuyên và miễn phí cho toàn bộ học sinh. Chúng tôi tin rằng với mức học phí hợp lý như vậy sẽ tiếp cận tới được đông đảo nhu cầu của các bậc phụ huynh và học sinh.

Lê Thị Tho - Giới tính: Nữ - Tuổi: 28 - Email: huyenanhnguyenxxx@gmail.com

Con tôi nay 5 tuổi, chuẩn bị bước vào lớp 1. Tôi đang lúng túng không biết làm sao để tạo cho con có hứng thú khi học tập đọc, tập viết?

MC Minh Trang

Chào bạn Tho,

Con mình năm nay cũng 5 tuổi, nhưng có lẽ mình suy nghĩ hơi khác với nhiều người. Mình sẽ không cho con tham gia vào bất kì hoạt động tiền tiểu học nào bao gồm cả học đọc và viết trước khi vào lớp Một. Mình nghĩ đây là trách nhiệm của các cô giáo khi các con bắt đầu vào lớp 1. Và mình cũng quan niệm thông minh không đồng nghĩa với việc học trước biết trước.

Đến khi con bắt đầu được làm quen với việc đọc và viết ở trường mình nghĩ một trong những cách hấp dẫn và hiệu quả nhất để tạo hứng thú cho con là mua cho con những cuốn sách, truyện với nội dung ngắn gọn vừa phải phù hợp với khả năng đọc hiểu của con và vừa đủ hấp dẫn để khiến con say sưa đọc và tìm hiểu.

Lê Quang Lâm - Giới tính: Nam - Tuổi: 34 - Mobile: 01656098xxx

Thưa Tiến sĩ Hùng, ông có thể nêu ra những điểm khác biệt rõ nhất giữa chương trình học của Mỹ và chương trình học Việt Nam được không? Việc áp dụng những tiêu chuẩn học của nước ngoài lên học sinh Việt liệu có thực sự phù hợp?

TS. Lê Phước Hùng - Giám đốc Điều hành của AmericanSTEM Việt Nam

Chào anh Lâm,

Có khá nhiều điểm khác biệt giữa chương trình học của Mỹ và của Việt Nam, nhưng ở đây tôi sẽ đề cập đến lĩnh vực học thuật liên quan đến STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học). Sự khác biệt lớn nhất đó là ở Mỹ, học sinh được học các bộ môn trong STEM từ rất sớm (từ lớp 1) với thời lượng nhiều hơn ở Việt Nam.

Phương pháp học tập ở Mỹ dựa trên thực hành và ứng dụng rất nhiều. Các con cũng thường uyên được học theo dự án (Project - Based learning) trong khi ở Việt Nam, học sinh học nhiều lý thuyết và ít thực hành. Vì vậy, cách đánh giá học sinh ở Mỹ dựa trên việc các con có đạt được mục tiêu học tập của từng dự án/ môn học không, nó bao gồm không chỉ kết quả của dự án/môn học, mà là cả quá trình học tập, việc phát triển các kỹ năng và năng lực học tập cần thiết như năng lực tư duy phản biện (Critical Thinking), kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng học tập hợp tác, kỹ năng trình bày và thuyết trình và sự tiến bộ của mỗi học sinh…

TS. Lê Phước Hùng nhận được nhiều câu hỏi của các phụ huynh học sinh quan tâm đến STEM - phương pháp giáo dục tích hợp các bộ môn Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering ( Kỹ thuật) và Math (Toán học).
TS. Lê Phước Hùng nhận được nhiều câu hỏi của các phụ huynh học sinh quan tâm đến STEM - phương pháp giáo dục tích hợp các bộ môn Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering ( Kỹ thuật) và Math (Toán học).

Chuẩn NGSS (The Next Generation Science Standard) của Mỹ quy định những kiến thức cần học và những năng lực cần phát triển ở từng lứa tuổi cụ thể trong lĩnh vực khoa học.

Một chương trình giáo dục khoa học chất lượng cao có nghĩa là học sinh sẽ phải thực sự hiểu sâu sắc các khái niệm khoa học đồng thời phát triển các năng lực quan trọng như trình bày, hợp tác, đưa ra câu hỏi, linh hoạt xử lí và giải quyết vấn đề. Những kĩ năng này sẽ giúp học sinh rất nhiều trong quá trình học tập cũng như sự nghiệp sau này.

Khi đưa giáo dục STEM theo chuẩn NGSS (The Next Generation Science Standard) của Mỹ vào Việt Nam, chúng tôi thiết kế chương trình dựa trên khối lượng kiến thức khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học học sinh Việt Nam đang được tiếp nhận ở trường, vì vậy, chắc chắn các con sẽ không gặp khó khăn trong tiếp thu. Đồng thời, với phương pháp giáo dục STEM theo chuẩn NGSS, các con sẽ tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn qua việc được làm dự án và thực hành các kiến thức khoa học, được phát triển những năng lực cần thiết như khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, đặt câu hỏi, giải quyết vấn đề… Đây là những kỹ năng sẽ hỗ trợ cho các con suốt con đường học tập lâu dài và sự nghiệp của các con sau này.

Dương Thanh Hằng - Giới tính: Nữ - Tuổi: 32 - Email: hangthanhxxx@gmail.com

Theo Trang, đối với một người mẹ trẻ, điều quan trọng nhất cần phải lưu ý khi dạy con ở độ tuổi 5-6 tuổi là gì?

MC Minh Trang

Chào bạn Hằng,

Mình nghĩ độ tuổi này là bắt đầu đi học tiểu học, các bạn thay đổi nhiều về môi trường, chương trình học tâm sinh lý nên quan trọng nhất vẫn là luôn đồng hành, quan tâm chia sẻ mọi điều, nhất là quan tâm đến cảm xúc của con và điều này phải tiến hành hàng ngày. Thường xuyên quan tâm đến con sẽ giúp ta phát hiện những thay đổi nhỏ nhất để đồng hành và định hướng cho con cũng như kịp thời biết được những vấn đè phát sinh để có phương án xử lý kịp thời.

Trần Thị Quỳnh Hương - Giới tính: Nữ - Tuổi: 29 - Email: tranhuongxxx@gmail.com

Xin hỏi bạn Trang các bí quyết giúp con học giỏi tiếng Anh?

MC Minh Trang

Chào bạn Hương,

Mình nghĩ để trả lời được câu hỏi này phải chia sẻ nguyên một quyển sách cũng chưa đủ. Nếu chia sẻ về kinh nghiệm của gia đình mình thì mình có một số ý sau:

Thứ nhất, nên bắt đầu từ sớm, theo nhiều nghiên cứu mình đọc được, trẻ tiếp nhận ngôn ngữ mạnh mẽ và hiệu quả nhất từ khoảng 6 tháng tuổi trở lên. Điều đó không có nghĩa 6 tháng đầu đã cho con học Tiếng Anh, mình nghĩ cũng không có trung âm nào nhận lứa tuổi này. Nên cho con tiếp xúc với ngoại ngữ thông qua việc nghe nhạc hay tiếp xúc với ngôn ngữ qua giao tiếp hàng ngày là những cách rất hiệu quả và khả thi.

Thứ hai, khi học bất kì ngôn ngữ nào cũng nên học với nguồn chuẩn, nhất là kĩ năng nghe nói, cố gắng cho con học và tiếp xúc với người bản ngữ vì một khi nói không chuẩn thì việc sửa sai sẽ khó hơn việc học từ đầu rất nhiều.

Thứ ba, ngôn ngữ là sinh ngữ nên phải thường xuyên trau dồi, ôn luyện và không có nghĩa là đi học dồn dập, mà tiếp xúc với ngôn ngữ thường xuyên thông qua các nguồn đa dạng như sách, truyện, nghe nhạc, xem phim, trò chuyện và tiếp xúc với người nước ngoài.

Hiểu tâm lý lứa tuổi, phụ huynh hoàn toàn có thể khơi gợi đam mê học tập cho con.
Hiểu tâm lý lứa tuổi, phụ huynh hoàn toàn có thể khơi gợi đam mê học tập cho con.

Dương Thị Ngọc Anh - Giới tính: Nữ - Tuổi: 30 - Email: anhduongxxx@gmail.com

Thưa bà Phạm Thị Khánh Ly, tôi mong muốn được biết điều kiện ăn ở bán trú của học sinh tại trường như thế nào: đồ ăn có đảm bảo vệ sinh, chỗ ngủ có rộng rãi thoáng mát không?

Bà Phạm Thị Khánh Ly – Giám đốc Điều hành Trường Tiểu học FPT

Chào chị Ngọc Anh,

Điều kiện ăn ở bán trú của học sinh ở trường được đảm bảo mỗi bạn một đệm riêng Các con sẽ ăn trong phòng đa năng. Nhà trường chọn nhà cung ứng suất ăn Beehub đã có nhiều kinh nghiệm trong các trường tư thục, trường quốc tế. Nhà trường sẽ phối hợp với Ban phụ huynh kiểm tra đột xuất và kiểm tra định kỳ để đảm bảo tốt nhất vấn đề an toàn thực phẩm cho học sinh.

Nguyễn Thị Hạnh - Giới tính: Nữ - Tuổi: 32 - Mobile: 0985698xxx

Nhà trường có phương pháp dạy như thế nào để giúp học sinh "Học tập hạnh phúc"? Con trai tôi ít nói và khá nhút nhát trong giao tiếp với bạn bè cũng như giáo viên. Cháu thường thích chơi một mình, hay sợ sệt, hay khóc. Vậy nhà trường có cách gì để giúp con tôi hòa đồng và năng động hơn không?

Bà Phạm Thị Khánh Ly – Giám đốc Điều hành Trường Tiểu học FPT

Chào chị Hạnh,

Việc học tập ở Trường Tiểu học FPT hướng tới việc khuyến khích, tạo niềm vui trong học tập cho trẻ nhỏ. Nhà trường cũng tạo nhiều cơ hội cho học sinh tham gia trải nghiệm ngoài trời, và các dự án khoa học STEM sẽ kích thích sự tìm tòi sáng tạo của trẻ.

Để thực hiện cá biệt hóa giáo dục, phát huy tối đa năng lực của trẻ, trong lớp học tại Trường Tiểu học FPT luôn có 2 giáo viên giảng dạy và chăm sóc học sinh với tình yêu thương thì tôi tin con dần dần sẽ hòa đồng và năng động hơn, có một tuổi thơ thực sự.

Ngoài giờ học trên lớp, học sinh Trường Tiểu học FPT sẽ có nhiều lớp học kỹ năng, hoạt động ngoại khóa ngoài trởi để các em phát triển toàn diện và có một tuổi thơ trọn vẹn.
Ngoài giờ học trên lớp, học sinh Trường Tiểu học FPT sẽ có nhiều lớp học kỹ năng, hoạt động ngoại khóa ngoài trởi để các em phát triển toàn diện và có một tuổi thơ trọn vẹn.

Lê Hoàng Anh - Giới tính: Nam - Tuổi: 37 - Mobile: 0943744xxx

Hiện nay Trường Tiểu học FPT có bao nhiêu cơ sở? Trong 2 năm tới, trường có mở cơ sở tại TP. HCM không? Xin cám ơn.

Bà Phạm Thị Khánh Ly – Giám đốc Điều hành Trường Tiểu học FPT

Chào anh Hoàng Anh,

Trường Tiểu học FPT hiện tại có cơ sở duy nhất ở số 8 Tôn Thất Thuyết, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Trong 2 năm tới, theo kế hoạch, Trường sẽ có cơ sở tại TPHCM.

Rất mong, sau khi Trường Tiểu học FPT có cơ sở tại TPHCM, chúng tôi sẽ được đón anh Hoàng Anh và các phụ huynh quan tâm đến tham quan điều kiện học tập của các con tại trường.

Nguyễn Anh Thư - Giới tính: Nữ - Tuổi: 33 - Email: thu1979xxx@gmail.com

Trường Tiểu học FPT có chính sách học bổng nào cho các bé không thưa chị Ly? Mong chị chia sẻ kỹ hơn về chính sách học phí và học bổng của trường?

Bà Phạm Thị Khánh Ly - Giám đốc Điều hành Trường Tiểu học FPT

Chào chị Thư,

Chính sách học phí của nhà trường hiện tại đang rất ưu đãi: tổng 5.400.000/tháng bao gồm học phí, phí bán trú, và ăn 3 bữa tại trường, ngoài ra bố mẹ không phải đóng thêm tất cả các khoản đóng góp đầu năm, quỹ phụ huynh nhà trường, cơ sở vật chất.

Với mức học phí hợp lý, chương trình bao gồm 9 tiết Tiếng Anh/tuần trong đó có STEM (môn học thông thường chỉ có ở trường Quốc tế với mức học phí rất cao), các con sẽ được học STEM song ngữ (lớp 1, 2) và 100% bằng Tiếng Anh từ lớp 3.

Về học bổng, trường hiện tại đang có mức học bổng ưu đãi 10% toàn cấp học cho các học sinh có giải văn hóa, năng khiếu từ cấp Quận trở lên. Để biết chi tiết các giải được công nhận, chị vui lòng gọi điện đến số hotline để được tư vấn cụ thể.

Bà Phạm Thị Khánh Ly rất vui khi nhiều phụ huynh quan tâm đến mô hình giáo dục mới mẻ tại Trường Tiểu học FPT.
Bà Phạm Thị Khánh Ly rất vui khi nhiều phụ huynh quan tâm đến mô hình giáo dục mới mẻ tại Trường Tiểu học FPT.

Nguyễn Quốc Hưng - Giới tính: Nam - Tuổi: 37 - Email:hungtvstxxx@gmail.com

Trường Tiểu học FPT có xe đưa đón cho con đi học không? Ở đây dùng phương pháp gì để con tôi thấy hạnh phúc khi đi học? Con tôi đặc biệt sợ trường lớp nên mong chị chia sẻ cách thức cụ thể chứ không nói chung chung về phương pháp

Bà Phạm Thị Khánh Ly – Giám đốc Điều hành Trường Tiểu học FPT

Dù chưa gặp anh Hưng nhưng tôi có thể hình dung anh là một người cha tận tụy với con cái. Chúng tôi đã trăn trở rất nhiều về việc lựa chọn chương trình học sao cho phù hợp với tâm lý và thể chất của các bạn trẻ. Trường Tiểu học FPT áp dụng nhiều phương pháp học tập tích cực như phương pháp bàn tay nặn bột, lớp học đảo ngược và đặc biệt là việc cá nhân hóa người học. Chúng tôi bố trí mỗi lớp một giáo viên chủ nhiệm, một giáo viên phó chủ nhiệm và một giáo viên bán trú để có thể theo sát quá trình học tập của từng học sinh. Các em sẽ được giao các loại bài tập phù hợp với khả năng của từng bạn, đồng thời có biện pháp hỗ trợ thêm để con có thể theo kịp chương trình chung.

Chúng tôi hiểu rằng việc tạo động lực học tập, việc để các con cảm nhận niềm vui và hạnh phúc khi được đến trường là một việc làm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với những năm học đầu tiên của mỗi học sinh. Vì vậy, đối với các giáo viên, chúng tôi đề cao tiêu chuẩn về sự nhiệt tình, lòng yêu mến trẻ bên cạnh việc đảm bảo có kinh nghiệm làm việc với trẻ ít nhất từ 7 năm trở lên.

Rất mong có dịp gặp anh trực tiếp để có thể trao đổi với anh kỹ hơn để anh có thể yên tâm về việc gửi con ở trường.

Lê Hoài Giang - Giới tính: Nữ - Tuổi: 31 - Mobile: 0908453xxx

Với các cháu ở cấp 1, bố mẹ nên làm thế nào để giúp con xây dựng tính tự lập, sự tập trung, chủ động trong học tập, và yêu thích các môn học để không cảm thấy bị áp lực với việc học, đặc biệt là chịu học các môn khoa học? Tôi thấy con mình thực sự rất hiếu động, cháu không thể ngồi yên được một chỗ quá 15 phút?

Nhà trường và gia đình cần cung cấp cho trẻ môi trường học tập giàu trải nghiệm để thúc đẩy sự chủ động và sáng tạo của mỗi cá nhân ngay từ lứa tuổi tiểu học.
Nhà trường và gia đình cần cung cấp cho trẻ môi trường học tập giàu trải nghiệm để thúc đẩy sự chủ động và sáng tạo của mỗi cá nhân ngay từ lứa tuổi tiểu học.

TS. Lê Phước Hùng - Giám đốc Điều hành của AmericanSTEM Việt Nam

Chào chị Giang,

Các con thiếu sự tính tự lập, sự tập trung, chủ động trong học tập và yêu thích các môn học là bởi vì các con đang phải học quá nhiều lý thuyết và không cảm thấy có sự liên quan đến cuộc sống thực của các con.

Để các con cảm thấy học tập là một quá trình thú vị, chúng ta cần cung cấp cho các con môi trường học tập giàu trải nghiệm, và thúc đẩy sự sáng tạo. Ví dụ, khi học lý thuyết về cấu tạo cây, nếu các con được tự tay trồng và chăm sóc cây, các con sẽ hiểu được một cách rất thực tế vai trò của từng bộ phận và quá trình phát triển của chúng như thế nào. Các con sẽ hiểu được vai trò của cây đối với đời sống, đồng thời sẽ được nuôi dưỡng ý thức bảo vệ môi trường, và lòng biết ơn đối với những thứ các con có được từ cây xanh và những người trồng cây. Tôi tin rằng, trẻ em sẽ rất yêu thích và chủ động với một quá trình học tập như vậy.

Lê Minh Ngọc - Giới tính: Nữ - Tuổi: 34 - Email: lengoc1980xxx@gmail.com

Con tôi năm nay lên 6 tuổi. Hồi trước cháu rất ngoan nhưng dạo gần đây đổi tính đổi nết: hay cãi mẹ, cáu gắt và đặc biệt sợ đi học. Tôi rất lo cháu sẽ không thích nghi được khi vào lớp 1. Chị Trang có kinh nghiệm gì trong cách dạy con ứng xử hàng ngày có thể chia sẻ cho tôi.

MC Minh Trang,

Chị Ngọc thân mến, nhiều bậc phụ huynh cũng có tâm lý lo lắng khi con có biểu hiện sợ đi học.

Mình nghĩ mấu chốt vấn đề ở đây là tìm hiểu vì sao con có những vấn đề như vậy. Con mình thi thoảng cũng có những giai đoạn như con bạn. Mình thường tranh thủ thời gian nói chuyện với con, tìm hiểu những nguồn khác nhau mà con vẫn tiếp xúc hàng ngày như nhà trường, cô giáo, bạn bè con để xem chính xác vấn đề ở đâu. Mình nghĩ không có lý do gì mà con đang ngoan lại cáu găt và sợ đi học cả.

Nếu vấn đề phát sinh từ phía nhà trường thì mình phải chủ động ngồi lại với nhà trường góp ý để cùng xử lý. Nếu con chỉ đơn thuần là thiếu hứng thú, chúng ta có thể nghĩ tới những cách để khuyến khích con hòa đồng và hào hứng trở lại. Ví dụ như một chuyến đi chơi ngoài trời vào dịp cuối tuần, mời bạn đến nhà chơi..

Cũng không loại trừ lý do của việc thay đổi tâm lý, mệt mỏi, thiếu động lực do những vấn đề sức khỏe của con, vì vậy bố mẹ có thể đưa con đi khám để tìm ra nguyên do, kịp thời khám chữa.

Nguyễn Tuấn - Giới tính: Nam - Tuổi: 33 - Email: tuannguyenxxx@gmail.com

Thưa chị Ly, con gái tôi mang hai dòng máu Malaysia và Việt Nam. Gia đình tôi đã đưa cháu về sinh sống ở Việt Nam và theo học trường mầm non quốc tế được hơn 1 năm, sau khi tốt nghiệp tôi muốn cho con theo học Trường Tiểu học FPT. Tôi quan tâm đến việc nhà trường kiểm tra trình độ đầu vào của các cháu như thế nào? Liệu con tôi có cần làm các bài kiểm tra về trình độ tiếng Việt không?

Bà Phạm Thị Khánh Ly – Giám đốc Điều hành Trường Tiểu học FPT

Chào anh Tuấn,

Rất vui khi anh tin tưởng lựa chọn Trường Tiểu học FPT. Để trở thành học sinh Tiểu học FPT, các con sẽ được kiểm tra về EQ, Tiếng Anh. Trong trường hợp cụ thể của gia đình anh, con đã có thời gian sinh sống ở nước ngoài và làm quen với tiếng Anh thì có thể giao tiếp với các cô giáo bằng Tiếng Anh trong quá trình kiểm tra, việc bắt đầu học tiếng việt, viết tiếng việt, các cô giáo có thể hỗ trợ con trong quá trình học tập.

Chương trình học tập tại Trường Tiểu học FPT có các môn học STEM học bằng Tiếng Anh, nên hứa hẹn sẽ rất thú vị cho các con. Nhà trường sẽ rất vui khi được lựa chọn là môi trường cho các con vui học.

Hy vọng, Trường Tiểu học FPT sớm được đón bé trở thành học sinh của trường.

Học sinh Trường Tiểu học FPT có thể tự tin giao tiếp bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt trong môi trường học mở và sáng tạo.
Học sinh Trường Tiểu học FPT có thể tự tin giao tiếp bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt trong môi trường học mở và sáng tạo.

Lê Anh Bảo - Giới tính: Nam - Tuổi: 35 - Email:baoanhlexxx@gmail.com

Nhà tôi ở Hà Đông, tôi làm việc ở Hoàn Kiếm, trụ sở của Trường Tiểu học FPT lại ở Cầu Giấy. Mặc dù tôi rất muốn cho con gái lớn 6 tuổi được theo học tại trường việc đưa đón cháu đi lại hàng ngày với khoảng cách xa như vậy cũng khiến tôi băn khoăn. Nhà trường có phương án gì giúp con tôi được đi học mà bố mẹ vẫn thuận tiện công tác không?

Bà Phạm Thị Khánh Ly – Giám đốc Điều hành Trường Tiểu học FPT

Chào anh Bảo,

Trường Tiểu học FPT có dịch vụ xe bus học đường, đưa học sinh đến trường lúc 8:00 và đón học sinh tan trường lúc 16:20. Sau giờ học chính khóa nhà trường có tổ chức thêm các câu lạc bộ như cờ vua, nhảy hiện đại, học phụ đạo vừa tạo môi trường cho các con vui chơi vừa để bố mẹ yên tâm hết giờ cơ quan về đón con.

Bố mẹ có thể đăng ký xe bus đưa đón con về cơ quan nơi bố mẹ đang công tác. Nhà trường đang có kế hoạch tổ chức chuyến xe bus muộn từ 17:20 bắt đầu rời trường, và có thể đảm bảo con về đến nhà khi đã có người lớn ở nhà rồi. Hy vọng sớm được chào đón con anh tại Trường Tiểu học FPT.

Nguyễn Xuân Hùng - Giới tính: Nam - Tuổi: 37 - Email: hungxx@gmail.com

Tôi có 1 con trai đã học xong lớp 1 ở trường công lập. Năm học tới, tôi muốn chuyển cháu sang học ở Trường Tiểu học FPT thì có được không? Cháu đang quen với môi trường cũ, sang môi trường mới như Trường Tiểu học FPT sẽ cần chuẩn bị những gì? Trường những ưu đãi gì đối với các cháu trong năm đầu tuyển sinh không?

Bà Phạm Thị Khánh Ly – Giám đốc Điều hành Trường Tiểu học FPT

Trường Tiểu học FPT năm nay có chỉ tiêu tuyển 01 lớp 2 (30 học sinh), và học sinh cũng sẽ tham gia test EQ và Tiếng Anh tại Ngày hội Be FPT Small được tổ chức vào Chủ nhật 28/05/2017. Thủ tục chuyển trường bao gồm: học bạ, sổ hổ khẩu, đơn xin chuyển trường. Để được hướng dẫn chi tiết, anh vui lòng liên hệ hot line để được gửi thông tin đầy đủ về ngày hội.

Nhà trường hiện nay có ưu đãi tặng 50 set đồng phục cơ bản cho 50 cháu nhập học đầu tiên.

Khánh Linh - Giới tính: Nữ - Tuổi: 33 - Mobile: 0902855xxx

Chị Trang có thể chia sẻ những kinh nghiệm của bà mẹ sắp 3 con trong việc nuôi dạy các cháu biết nghe lời và giúp đỡ nhau được không? Tôi mới có 2 cháu mà thực sự nhiều lúc cũng muốn "phát điên" khi ở nhà, còn khi đi học thì cháu không thấy hạnh phúc gì mà chỉ muốn "phát khóc".

MC Minh Trang cho rằng bố mẹ đừng quá lo lắng khi con ở độ tuổi tiểu học hơi nghịch ngợm hoặc có nhiều quan điểm trái ngược với bố mẹ.

MC Minh Trang

Chào bạn,

Mình nghĩ tất cả các gia đình đông con khác cũng sẽ có lúc này lúc khác. Bản thân gia đình mình cũng vậy, ngoài những lúc các con vui vẻ hợp tác đoàn kết với nhau, còn lại cũng loạn cào cào hết cả, nhất là khi con ở lứa tuổi nhỏ dưới 6 tuổi như con nhà mình. Thường là những vấn đề của con mình để con tự giải quyết. Tránh can thiệp và tuyệt đối không thiên vị bất kì bé nào.

Hoàng Minh Tuyết - Giới tính: Nữ - Tuổi: 33 - Mobile: 0941266xxx

Tôi rất muốn cho con học ở Trường Tiểu học FPT. Không biết đề kiểm tra đầu vào có khó không? Thủ tục chi tiết thế nào?

Bà Phạm Thị Khánh Ly - Giám đốc Điều hành Trường Tiểu học FPT

Chào chị Tuyết,

Cảm ơn chị Minh Tuyết đã tin tưởng vào mô hình học tập tại Trường Tiểu học FPT. Chúng tôi không đặt nặng vấn đề kiểm tra đầu vào của trẻ qua các kỳ thi mà gọi đó là ngày hội Be FPT Small. Đó là nơi bố mẹ có thể đặt ra các câu hỏi cho ban giám hiệu nhà trường, các cô giáo để có thể tìm hiểu thông tin cần thiết cho việc lựa chọn môi trường học tập phù hợp với con mình.

Trong khi đó, các bạn nhỏ sẽ được tham gia chơi các trò chơi vận động cá nhân, vận động tập thể và nhận được những món quà cực thú vị của các cô giáo. Các bạn sẽ không hề có cảm giác đang phải trải qua một bài kiểm tra về EQ (xác định chỉ số cảm xúc) hay kiểm tra trình độ tiếng Anh (để phân lớp học theo trình độ tiếng Anh). Trường đánh giá cao các bạn nhỏ có chỉ số cảm xúc tốt và sẽ có thư thông báo điểm để gia đình đến làm thủ tục nhập học cho con. Chị có thể gọi vào số hotline để có thể có những thông tin chi tiết hơn chị Tuyết nhé.

Không có những kỳ kiểm tra gắt gao, học sinh Trường Tiểu học FPT được học tập và phát triển sở trường cá nhân trong môi trường giáo dục thực sự trong lành.
Không có những kỳ kiểm tra gắt gao, học sinh Trường Tiểu học FPT được học tập và phát triển sở trường cá nhân trong môi trường giáo dục thực sự trong lành.

Vũ Thị Minh Hải - Giới tính: Nữ - Tuổi: 38 - Email: vuhaiqlb@... - Mobile: 0988945xxx - 24/05/2017 02:41:34

Con em mỗi khi bị điểm kém là về không nói với bố mẹ, thậm chí còn tự ký để xác nhận phụ huynh đã xem và trả lại bài cho cô. Hằng ngày cháu không có biểu hiện nói dối, nhưng trong học hành thì cháu thường xuyên xảy ra. Nhờ các thầy cô cho em một lời tư vấn.

MC Minh Trang

Chào bạn,

Mình nghĩ chúng ta cần tìm ra nguyên nhân xem vì sao trẻ nói dối khi bị điểm kém, mình nghĩ một phần có thể do bố mẹ. Các bé thường sợ những hậu quả sẽ xảy đến khi cho bố mẹ biết. Liệu từ phía gia đình bố mẹ có hình phạt nặng nề gì khi bạn ấy bị điểm kém không? Bố mẹ có hỗ trợ học tập để cải thiện khả năng học của trẻ hay chỉ mắng mỏ, thậm chí là đánh và coi thường khả năng hoc tâp. Với những trường hợp bố mẹ không xát xao chia sẻ và có những hình phạt nặng nề, tiêu cực thường dẫn đến việc trẻ trốn tránh và hay nói dối. Điểm số quan trọng, nhưng năng lực học thật của con rất quan trọng. Vấn đề cốt lõi là bố mẹ cần tìm ra nguyên do, từ đó mới có cách khắc phục.

Nguyễn Nguyên Linh - Giới tính: Nam - Tuổi: 30 - Email: linhnn.ftu@gmail.com - Mobile: 0985348xxx

Học STEM có giúp con tôi học tốt hơn ở trường không?

TS. Lê Phước Hùng - Giám đốc Điều hành của AmericanSTEM Việt Nam

Cảm ơn câu hỏi của chị. Dưới đây là một bảng số liệu thống kê của Mỹ so sánh kết quả học tập các môn ở trường của học sinh học STEM và học sinh không học STEM trên từng cấp độ học. Kết quả cho thấy học sinh học STEM có kết quả vượt trội hơn so với học sinh không học STEM. Do đó, chị Linh có thể yên tâm rằng STEM mang lại những lợi ích học tập rất tốt cho các con, giúp các con không chỉ nắm vững mà còn thực sự hiểu sâu kiến thức lý thuyết thông qua việc thực hành và học theo dự án.

Toàn cảnh tư vấn: Giúp con học tập hạnh phúc ngay từ bậc tiểu học - 19

1/ Tôi có tìm hiểu về STEM và thấy rằng STEM thiên về các bộ môn khoa học công nghệ. Con tôi là con gái, và tôi muốn con phát triển toàn diện thì liệu tôi có nên cho cháu học STEM không?

Câu hỏi của chị rất hay. Cách đây khoảng 10 năm, giáo dục STEM ở Mỹ thiên về Robotics và Engineering (lắp ráp robot). Sau đó, Bộ giáo dục Mỹ phát hiện ra đó là sai lầm vì nhiều học sinh nữ không thích học STEM, và họ đã có sự điều chỉnh cơ bản, đó là tích hợp các bộ môn Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Math (toán học) vào trong mỗi bài học STEM. Vì thế, nước Mỹ có nền giáo dục STEM toàn diện như ngày nay, và không chỉ các học sinh nam, mà cả các bạn nữ cũng yêu thích học STEM.

Trong giáo dục STEM, mục tiêu học tập không chỉ là để có được những kiến thức, mà còn để phát triển những năng lực học tập cần thiết cho tất cả học sinh, cả nam và nữ.

Bên cạnh đó, giáo dục STEM còn giúp các con phát triển những giá trị nhân văn và thẩm mỹ, không kém gì các bộ môn khoa học xã hội. Ví dụ, khi các con làm một dự án xây dựng STEM city, năng lực thẩm mỹ sẽ được phát huy để thiết kế một thành phố thật đẹp như các con mơ ước. Khi các con học trồng cây phủ xanh thành phố, thiết kế hệ thống tạo ra điện từ năng lượng mặt trời và gió, các con đồng thời sẽ được nuôi dưỡng ý thức tôn trọng và bảo vệ môi trường, lòng biết ơn đối với những gì các con được hưởng từ xã hội… Đó là những giá trị nhân văn và thẩm mỹ cần được nuôi dưỡng từ lứa tuổi nhỏ như mẫu giáo và tiểu học, cho cả nam và nữ, để các con trở thành những con người toàn diện trong tương lai.

Trần Việt Dương - Giới tính: Nam - Tuổi: 33 - Email: tranduongxxx@gmail.com

Con tôi sắp vào lớp 1, lần đầu tiên vợ chồng tôi trải nghiệm việc có con đi học cấp 1 nên rất mong được học hỏi ở chị Trang chút kinh nghiệm chuẩn bị cho cháu về mặt tinh thần để làm quen với việc học tập.

MC Minh Trang

Chào anh Dương. Xin được chia sẻ một chút kinh nghiệm với anh thế này ạ,

Mình nghĩ để làm quen với việc học tập, quan trọng nhất không phải là việc học trước biết trước mà phải rèn cho con những kỹ năng để con có thể thích ứng với việc học tập. Ví dụ như việc tập trung, khả năng theo dõi bài học trên lớp, làm việc nhóm và kỹ năng quan trọng nữa khi các con hầu hết học tiểu học bán trú đó là tác phong ăn uống và những kĩ năng liên quan đến tự lâp. Những kỹ năng này hoàn toàn có thể rèn luyện dần dần từng chút một từ trong gia đình. Về việc rèn luyện sự tập trung, bố mẹ có thể tập cho con thông qua việc đọc sách, làm các hoạt động thủ công như tập vẽ, cắt dán giấy màu…

MC Minh Trang chia sẻ để giúp con làm quen với việc học tập, quan trọng là rèn những kỹ năng thích ứng, khơi gợi cảm xúc hứng khởi cho con mỗi ngày.
MC Minh Trang chia sẻ để giúp con làm quen với việc học tập, quan trọng là rèn những kỹ năng thích ứng, khơi gợi cảm xúc hứng khởi cho con mỗi ngày.

Ngô Ngọc Linh - Giới tính: Nữ - Tuổi: 29 - Email: linhnn53.xxx@gmail.com

Tôi có con gái 4 tuổi, đang học mẫu giáo. Con tôi nhỏ tuổi như vậy có thể tham gia chương trình giáo dục STEM được không?

TS. Lê Phước Hùng - Giám đốc Điều hành của AmericanSTEM Việt Nam

Chào chị Linh,

Chương trình STEM của AmericanSTEM được thiết kế cho trẻ em từ lứa tuổi mẫu giáo với những bài học phù hợp với năng lực nhận thức cũng nhưng các kỹ năng của lứa tuổi này. Con gái chị hoàn toàn đủ tuổi để học STEM.

Lâm Diệu Thuý - Giới tính: Nữ - Tuổi: 42 - Email: thuylamxxx@gmail.com

Tôi đang có kế hoạch cho con đi du học, liệu phương pháp giáo dục STEM có giúp gì được cho con tôi không?

TS. Lê Phước Hùng - Giám đốc Điều hành của AmericanSTEM Việt Nam

Chào chị Thúy,

Chương trình STEM của AmericanSTEM được giảng dậy bằng hai thứ tiếng Anh và Việt, giúp con có đủ năng lực ngoại ngữ trong học thuật để du học.

Việc các con được học chương trình STEM theo chuẩn NGSS của Mỹ (chị xem thêm câu trả lời về chuẩn NGSS của Mỹ ở trên), sẽ giúp các con có kiến thức và các năng lực cần thiết trong học tập tương đương như các bạn học sinh Mỹ và thế giới.

Quan trọng hơn, để con có thể học tập ở nước ngoài một cách hiệu quả, các con cần những kỹ năng học tập quan trọng trong môi trường quốc tế như khả năng làm việc nhóm, tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, học tập hợp tác và linh hoạt… Đó là những kỹ năng được rèn luyện hàng ngày trong từng tiết học STEM.

Tôi tin, trẻ em Việt Nam được học STEM từ nhỏ, khi lớn lên các con có thể học tập và làm việc trong bất cứ môi trường nào.

TS. Lê Phước Hùng cho rằng trẻ em Việt Nam được học STEM từ nhỏ, khi lớn lên các con có thể học tập và làm việc trong bất cứ môi trường nào.
TS. Lê Phước Hùng cho rằng trẻ em Việt Nam được học STEM từ nhỏ, khi lớn lên các con có thể học tập và làm việc trong bất cứ môi trường nào.

Lương Văn Dũng - Giới tính: Nam - Tuổi: 42 - Email: dungluongxxx@gmail.com

Con tôi năm nay lên vào 1, có năng khiếu học ngoại ngữ từ bé. Tôi đã cho cháu tham gia sinh hoạt ở một số câu lạc bộ tiếng Anh từ khi 4-5 tuổi và mong muốn cháu tiếp tục có môi trường phát huy năng khiếu này ở bậc tiểu học. Tôi muốn được biết Tiểu học FPT có các chương trình hoặc hoạt động gì tạo môi trường để các cháu học tiếng Anh hiệu quả không?

Bà Phạm Thị Khánh Ly – Giám đốc Điều hành Trường Tiểu học FPT

Chương trình của Tiểu học FPT có 9 tiết Tiếng Anh/ tuần, nên đảm bảo thời lượng cho môn Tiếng Anh, các con cũng sẽ có các bài nghe thú vị gửi lại cho bố mẹ sau mỗi buổi học để con luyện nghe ở nhà. Cũng là một cách hình thành thói quen tự học, luyện nghe, để phát huy khả năng sử dụng ngôn ngữ của các bé.

Trịnh Kiều Trang - Giới tính: Nữ - Tuổi: 27 - Email: trinhkieutrangxxxx@gmail.com - Mobile: 094 80xxxx

Khi tìm hiểu về AmericanSTEM, tôi thấy 1 cụm từ khá ấn tượng là "Real STEM, Real Life". Mong ông có thể giải thích rõ hơn về ý nghĩa của cụm từ này được không?

Real STEM - Real Life là triết lý giáo dục của AmericanSTEM.

Vẻ đẹp của giáo dục STEM nằm ở chỗ giúp học sinh tìm ra những giải pháp thực tiễn cho những vấn đề có thật của cuộc sống.

Trong giáo dục STEM, các dự án, nhiệm vụ giao cho học sinh phải xuất phát từ những vấn đề có thật chứ không phải giả định, phải tạo được mối quan hệ giữa học sinh và nhiệm vụ thực tế. Để làm được điều này thì mỗi dự án STEM không chỉ tập trung vào mục tiêu học tập của một môn khoa học nào đó mà phải tích hợp nhiều môn học khác nhau, tạo ra một môi trường ứng dụng kiến thức phức hợp, giúp học sinh phát huy được hết năng lực tư duy và sáng tạo của mình và biến tri thức thành tài sản của mình.

Học từ chính cuộc sống là một quá trình học tập đầy lý thú và sáng tạo vô tận, sẽ không có giới hạn nào cho các con trong việc phát hiện ra vấn đề và tìm ra các giải pháp của riêng mình.

Hoàng Lan Anh - Giới tính: Nữ - Tuổi: 32 - Email: anh199xxx@yahoo.com

Tôi muốn đăng ký cho con học lớp 1 tại Trường Tiểu học FPT nhưng băn khoăn trường còn mới quá, không biết cơ sở vật chất, điều kiện ăn ở bán trú, chương trình học thế nào. Mong được bà Phạm Thị Khánh Ly giải đáp.

Bà Phạm Thị Khánh Ly – Giám đốc Điều hành Trường Tiểu học FPT

Chị Lan Anh thân mến,

Việc thành lập tiểu học FPT đã có trong chiến lược của Tổ chức giáo dục FPT từ rất lâu rồi và chúng tôi có hướng tiếp cận Top-Down, mở Đại học FPT, THPT FPT rồi mới đến Tiểu học và THCS với mong muốn đi từ nhu cầu thực tế của doanh nghiệp để đảm bảo sản phẩm đầu ra có khả năng nhạy bén, tri thức và nhân cách, kỹ năng tự lập sẵn sàng có thể đương đầu thử thách của cuộc sống và công việc.

Tôi tin tưởng với kinh nghiệm hơn 17 năm trong ngành giáo dục và đã có nhiều niềm tin của phụ huynh, Trường Tiểu học FPT cũng sẽ sớm trở thành ngôi trường mơ ước của học sinh Việt Nam, nơi không dành cho “thiên tài” nhưng dành cho “nhân tài” của đất nước.

Tôi cũng tin tưởng chọn Trường Tiểu học FPT cho sự nghiệp của mình và cũng chọn ngôi trường này cho các con gái của mình. Hy vọng rằng tôi sẽ đồng hành cùng các con có được tuổi thơ trọn vẹn và cũng đầy đủ tri thức để tiếp tục hoàn thành con đường chinh phục kiến thức.

Trần Lê - Giới tính: Nam - Tuổi: 50 - Mobile: 01678577xxx

Trường có tuyển học sinh lớp 2 không thưa chị Ly? Cháu tôi đang học lớp 1 của một trường công lập và muốn chuyển sang Trường Tiểu học FPT học bắt đầu từ lớp 2? Nếu có, thủ tục thế nào rất mong chị hướng dẫn. Tôi xin cảm ơn.

Bà Phạm Thị Khánh Ly – Giám đốc Điều hành Trường Tiểu học FPT

Chào anh Lê,

Trường Tiểu học FPT năm nay có chỉ tiêu tuyển 01 lớp 2 (30 học sinh), và học sinh cũng sẽ tham gia test EQ và Tiếng Anh tại Ngày hội Be FPT Small được tổ chức vào Chủ nhật 28/05/2017. Thủ tục chuyển trường bao gồm: học bạ, sổ hổ khẩu, đơn xin chuyển trường. Để được hướng dẫn chi tiết, anh vui lòng liên hệ hotline để được gửi thông tin đầy đủ về ngày hội. Trân trọng.

Năm đầu tuyển sinh, Trường Tiểu học FPT dành 120 suất cho học sinh khối lớp 1 và 30 suất cho học sinh khối lớp 2.
Năm đầu tuyển sinh, Trường Tiểu học FPT dành 120 suất cho học sinh khối lớp 1 và 30 suất cho học sinh khối lớp 2.

Thảo Nguyên - Giới tính: - Tuổi: 40 - Email:nguyennguyenxxx@gmail.com

Học tại Trường Tiểu học FPT là bán trú vậy các cháu có phải làm bài tập về nhà nữa không? Trường có chấm điểm học sinh hay có cách đánh giá nào khác không?

Bà Phạm Thị Khánh Ly – Giám đốc Điều hành Trường Tiểu học FPT

Chào chị Nguyên,

Với quan điểm của Nhà trường, học sinh tiểu học hiện phải học quá nhiều, các con đã ở trường học 8 tiếng rồi nên chủ trương của nhà trường sẽ là hoàn thành nghĩa vụ học tập tại trường, để sách vở tại trường, và về nhà trong niềm hân hoan với bố mẹ, có nhiều thời gian kể chuyên, đọc sách, tâm sự với bố mẹ. Để mỗi ngày đi học là một sự trải nghiệm thú vị có thể theo các con như một tuổi thơ trọn vẹn, để việc học không bao giờ thành áp lực điểm số, mà sách vở sẽ là kẹo ngọt và học tập là cơm ngon mà thôi. Tôi cũng luôn mong muốn có một môi trường như vậy cho con của mình.

Việc đánh giá, các môn học trong chương trình của Bộ sẽ theo Thông tư 22, còn các môn còn lại chủ yếu đánh giá trong quá trình, theo dự án, kích thích sự tham gia thú vị, không quan trọng điểm số.

Phạm Minh Hải - Giới tính: Nam - Tuổi: 36 - Mobile: 0904588xxx

Xin hỏi mức học phí của trường đang công bố có bao gồm các họat động ngoại khóa như múa, hát, thể thao và có tăng giá cho các năm sau không?

Bà Phạm Thị Khánh Ly – Giám đốc Điều hành Trường Tiểu học FPT

Chào anh Hải,

Mức học phí của nhà trường đã bao gồm tất cả các chương trình học ( bao gồm cả tiếng Anh tăng cường, STEM và hoạt động dã ngoại) của các con. Các câu lạc bộ ngoài giờ sẽ được tổ chức sau giờ tan lớp sẽ có thu phí, nhưng mức phí không quá 1.000.000đ/tháng. Nhà trường cam kết không tăng học phí trong hai năm học đầu tiên này, và lộ trình tăng học phí không quá 10% cho một lần tăng.

Nếu còn băn khoăn nào cần giải đáp, anh có thể liên lạc trực tiếp với trường theo số điện thoại: 04 730 69 333 anh nhé.

Thanh Mai - Giới tính: Nữ - Tuổi: 35 - Email: maiteeenxxx@gmail.com

Trường có xe đưa đón các cháu đi học đối với những gia đình ở xa không? Và trường có trông cháu muộn khi bố mẹ đi làm ở xa không kịp về đúng giờ con tan học không?

Bà Phạm Thị Khánh Ly – Giám đốc Điều hành Trường Tiểu học FPT

Chào chị Mai,

Trường sẽ tổ chức tuyến xe buýt nội đô để đưa đón các cháu đi học xa, đồng thời có điều chỉnh về giờ học của trường bắt đầu từ 8:00 sáng để các cháu nhỏ không phải đi học quá sớm. Do đó, buổi học của trường Tiểu học FPT sẽ kết thúc muộn hơn so với các trường khác một chút, phù hợp hơn với giờ tan làm chiều của bố mẹ. Bên cạnh đó, nhà trường cũng cử các giáo viên bán trú để quản lý việc vận động tự do của các bạn sau giờ học trong khi chờ bố mẹ đến đón về. Các câu lạc bộ ngoài giờ sẽ được bắt đầu ngay sau khi tan học và sẽ kết thúc lúc 18:30 chiều.

Học sinh Trường Tiểu học FPT được tham gia nhiều CLB ngoài trời theo năng khiếu và sở thích.
Học sinh Trường Tiểu học FPT được tham gia nhiều CLB ngoài trời theo năng khiếu và sở thích.

Lê Hà Giang - Giới tính: Nữ - Tuổi: 40 - Email: halegiangxxx@gmail.com

Tôi có con trai đang học lớp 1, hiện cháu học môn toán ở lớp rất hay quên, có thể hôm nay cháu hiểu bài và làm được bài, nhưng đến ngày mai cháu lại quên cách làm hoặc làm thiếu. Tôi muốn hỏi chương trình STEM có cách thức nào khác biệt để giúp các cháu cải thiện cách học toán hay các môn khoa học tự nhiên khác mà không quá máy móc không?

TS. Lê Phước Hùng - Giám đốc Điều hành của AmericanSTEM Việt Nam

Chào chị Giang,

Ở lứa tuổi tiểu học, việc tiếp thu những kiến thức khá trừu tượng đối với các con là tương đối khó. Cách học tập hiệu quả là hãy tạo cho các con môi trường học tập có nhiều ứng dụng và thực hành, các con sẽ tiếp thu kiến thức dễ hơn và nhớ kiến thức lâu hơn. Đó chính là phương châm của giáo dục STEM. Chị có thể xem thêm các câu trả lời bên trên về giáo dục STEM để hiểu rõ hơn về khía cạnh này.

Nguyễn Ngọc Hiền - Giới tính: Nữ - Tuổi: 35 - Email: hienngocxxx@gmail.com

Cháu nhà mình rất thích tham gia các hoạt động thể dục thể thao ngoài trời, Trang cho mình hỏi làm thế nào để con có thể vừa học và vừa tham gia các môn thể thao mà vẫn đảm bảo được việc học, ví dụ như bóng đá, võ thuật...?

Chơi thể thao và tham gia các hoạt động ngoài trời cũng là cách giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, trí tuệ.
Chơi thể thao và tham gia các hoạt động ngoài trời cũng là cách giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, trí tuệ.

MC Minh Trang

Chào Hiền,

Mình nghĩ bạn đang quá may mắn vì có con thích tham gia các hoạt động thể dục thể thao. Hiện giờ, tình trạng lười vận động và béo phì ở các bạn nhỏ đang khá phổ biến. Việc vận động thường xuyên không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp con có tinh thần thoải mái, khiến việc học bớt căng thẳng.

Chơi thể thao còn giúp rèn luyện nhiều kỹ năng nhanh nhạy, khéo léo, tư duy chiến lược, khả năng làm việc nhóm… nên mình nghĩ việc một em bé thích tham gia các hoạt động thể thao là nên mừng hơn nên lo. Tất nhiên với việc học hay chơi thể thao thì bố mẹ vẫn có vai trò định hướng về bộ môn cũng như thời lượng phù hợp. Nếu cháu chơi thể thao khoảng 1-2 tiếng 1 ngày thì mình nghĩ hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc học, một ngày đã học ở trường từ 8-10 tiếng rồi.

Mai Thị Hoa - Giới tính: Nữ - Tuổi: 40 - Email: maihoaxxx@gmail.com

Tôi được biết đội ngũ giáo viên của Trường Tiểu học FPT còn khá trẻ. Vậy trường có tiêu chuẩn gì trong lựa chọn giáo viên để đảm bảo chất lượng dạy và học cho học sinh?

Đội ngũ giáo viên của Trưởng Tiểu học FPT trẻ trung, nhiệt tình, được tuyển chọn theo quy trình chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đội ngũ giáo viên của Trưởng Tiểu học FPT trẻ trung, nhiệt tình, được tuyển chọn theo quy trình chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bà Phạm Thị Khánh Ly – Giám đốc Điều hành Trường Tiểu học FPT

Chào chị Hoa,

Rất cảm ơn câu hỏi của chị, đội ngũ cán bộ và giáo viên của Trường Tiểu học FPT đúng là khá trẻ, tuy nhiên chúng tôi theo xu hướng Innovative, Creative, và tự tin đủ chuyên môn, kinh nghiệm để đồng hành, đảm bảo chất lượng giảng dạy theo chương trình của Bộ giáo dục và cũng có thể đáp ứng các phương pháp đổi mới của xu hướng giáo dục STEM theo chuẩn quốc gia Hoa Kỳ.

Quy trình tuyển giáo viên của Tiểu học cũng đảm bảo đúng quy trình của Đại học FPT, Tổ chức giáo dục FPT đã có kinh nghiệm hơn 17 năm trong lĩnh vực giáo dục. Nên chúng tôi tự tin có thể chọn được các giáo viên giỏi, nhiệt huyết, và đặc biệt yêu trẻ.

Lời chào kết

Các khách mời tư vấn:

- Bà Phạm Thị Khánh Ly, Giám đốc Điều hành Trường Tiểu học FPT

- TS. Lê Phước Hùng, Giám đốc Điều hành AmericanSTEM Việt Nam

- MC Minh Trang, “hot mom” trên mạng xã hội với các chia sẻ nuôi dạy con hiện đại, hợp lý

Xin trân trọng cảm ơn tới các quý phụ huynh và các em học sinh đã quan tâm tới buổi giao lưu chia sẻ của chúng tôi ngày hôm nay. Chúng tôi hy vọng đã phần nào giải đáp được các thắc mắc của độc giả báo điện tử Dân trí xung quanh việc học tập tại Trường Tiểu học FPT, phương pháp STEM cũng như cách thức nuôi dạy con hạnh phúc.

Ngoài ra, các quý phụ huynh khác có thêm các thắc mắc về tuyển sinh và đăng ký nhập học cho con, vui lòng liên hệ hot line: 0473 069 333.