Tìm tiếng nói chung giữa trường ĐH và doanh nghiệp
(Dân trí) - Ngày 30/11, ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức hội thảo Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ ĐH. Tham dự hội thảo, các đại biểu đến từ các trường và doanh nghiệp cùng nêu những bức xúc tuy nhiên hai bên vẫn cố gắng tìm được tiếng nói chung.
Các đại biểu tham dự hội thảo có nhiều ý kiến về thực trạng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trình độ đại học hiện nay. Bên cạnh đó cũng có các đề xuất tháo gỡ những vướng mắc và khoảng cách chênh lệch giữa chương trình đào tạo của nhà trường và nhu cầu mà doanh nghiệp (DN) đặt ra.
Tại hội thảo, các DN cho rằng có khoảng cách rất lớn giữa nguồn cung và nguồn sử dụng lao động. Ông Phan Thanh Bình, giám đốc chiến lược Nhân Việt Management Group, cho rằng có một thực tế phũ phàng khi phỏng vấn 500 DN thì đến 94% cho biết phải đào tạo lại nhân viên mới về chuyên môn và các kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý.
Ở vài trò của một DN, Ths Phạm Thanh Minh, phó tổng giám đốc Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Dầu Khí, cũng thừa nhận rằng thường các trường tự giới thiệu sinh viên (SV) tới, DN tiếp nhận xong rồi để đó, không cử người hướng dẫn, nhưng ngược lại cũng xảy ra trường hợp ngay cả đơn vị trường cử SV tới cũng không quan tâm tới SV của mình. Bên cạnh đó, ông Minh cũng cho rằng nhiều SV mới ra trường khả năng tiếp thu và sử dụng những công nghệ mới cũng rất kém.
Tuy nhiên, ông Phí Anh Tuấn, phó chủ tịch Hội Tin học TPHCM, khẳng định các DN phải đào tạo bổ sung là chuyện đương nhiên vì mỗi DN đều có văn hóa riêng và cách điều hành riêng. Còn hạn chế ở khâu đào tạo thì các trường còn chậm cập nhật những chương trình mới và nên dựa vào tình hình phát triển, từ đó nghiên cứu xu hướng phát triển các ngành nghề để đào tạo.
Ông Trần Anh Tuấn, phó giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM, thì cho rằng điều cần quan tâm nhất chính là ở chỗ DN. DN phải cho biết được nhu cầu nguồn nhân lực của mình thì nơi đào tạo mới đáp ứng nhu cầu theo kiểu “đơn đặt hàng”. Ông Tuấn cho rằng việc đào tại lại là vì các DN không chịu nói rõ nhu cầu của mình như thế nào, “ không nói rõ để người ta đào tạo cho đã thì mới chê lên chê xuống”, ông Tuấn nói.
Ý kiến này được ông Trương Minh Kiệt, giám đốc Trung tâm quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Kinh tế TPHCM đồng tình, nhưng dưới góc độ nhà đào tạo, ông không đồng ý với cách gọi “đào tạo lại” mà phải gọi là “đào tạo bổ sung”. Để đào tạo một SV ra trường là hệ thống đào tạo phải có cả một hệ thống chương trình khung, DN làm thế nào đủ khả năng để đào tạo lại toàn bộ kiến thức cho SV. Các trường đào tạo kiến thức nền còn việc sử dụng như thế nào phải dựa vào văn hóa và môi trường kinh doanh của. Ngược lại ông Kiệt cũng đặt vấn đề, DN đã làm được gì cho nhà trường để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực? Đó mới là sự hợp tác để giúp cho cả nhà trường và DN sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trình độ ĐH.
Tại hội thảo, các DN cho rằng có khoảng cách rất lớn giữa nguồn cung và nguồn sử dụng lao động. Ông Phan Thanh Bình, giám đốc chiến lược Nhân Việt Management Group, cho rằng có một thực tế phũ phàng khi phỏng vấn 500 DN thì đến 94% cho biết phải đào tạo lại nhân viên mới về chuyên môn và các kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý.
Ở vài trò của một DN, Ths Phạm Thanh Minh, phó tổng giám đốc Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Dầu Khí, cũng thừa nhận rằng thường các trường tự giới thiệu sinh viên (SV) tới, DN tiếp nhận xong rồi để đó, không cử người hướng dẫn, nhưng ngược lại cũng xảy ra trường hợp ngay cả đơn vị trường cử SV tới cũng không quan tâm tới SV của mình. Bên cạnh đó, ông Minh cũng cho rằng nhiều SV mới ra trường khả năng tiếp thu và sử dụng những công nghệ mới cũng rất kém.
Tuy nhiên, ông Phí Anh Tuấn, phó chủ tịch Hội Tin học TPHCM, khẳng định các DN phải đào tạo bổ sung là chuyện đương nhiên vì mỗi DN đều có văn hóa riêng và cách điều hành riêng. Còn hạn chế ở khâu đào tạo thì các trường còn chậm cập nhật những chương trình mới và nên dựa vào tình hình phát triển, từ đó nghiên cứu xu hướng phát triển các ngành nghề để đào tạo.
Ông Trần Anh Tuấn, phó giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM, thì cho rằng điều cần quan tâm nhất chính là ở chỗ DN. DN phải cho biết được nhu cầu nguồn nhân lực của mình thì nơi đào tạo mới đáp ứng nhu cầu theo kiểu “đơn đặt hàng”. Ông Tuấn cho rằng việc đào tại lại là vì các DN không chịu nói rõ nhu cầu của mình như thế nào, “ không nói rõ để người ta đào tạo cho đã thì mới chê lên chê xuống”, ông Tuấn nói.
Ý kiến này được ông Trương Minh Kiệt, giám đốc Trung tâm quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Kinh tế TPHCM đồng tình, nhưng dưới góc độ nhà đào tạo, ông không đồng ý với cách gọi “đào tạo lại” mà phải gọi là “đào tạo bổ sung”. Để đào tạo một SV ra trường là hệ thống đào tạo phải có cả một hệ thống chương trình khung, DN làm thế nào đủ khả năng để đào tạo lại toàn bộ kiến thức cho SV. Các trường đào tạo kiến thức nền còn việc sử dụng như thế nào phải dựa vào văn hóa và môi trường kinh doanh của. Ngược lại ông Kiệt cũng đặt vấn đề, DN đã làm được gì cho nhà trường để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực? Đó mới là sự hợp tác để giúp cho cả nhà trường và DN sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trình độ ĐH.
Trước những ý kiến của các DN về việc SV tốt nghiệp thiếu nhiều kỹ năng, TS Lê Thị Thanh Mai, Trưởng ban công tác SV ĐH Quốc gia TPHCM cũng nhìn nhận một phần trách nhiệm thuộc về phía các trường. Nhưng thực trạng là đào tạo kỹ năng mềm hiện chủ yếu qua các chương trình ngoại khóa và hoạt động tình nguyện. Nếu có đưa vào giảng dạy chính thức thì thời lượng quá ít, thiếu thực hành nên SV không thể tiếp thu hết được.
Riêng ĐH Quốc gia TPHCM hiện có 4 đơn vị thành viên triển khai và đào tạo kỹ năng mềm cho SV. Những kỹ năng mềm thông dụng và được sử dụng trong DN như: kỹ năng học và tự học, lãnh đạo bản thân, thuyết trình, giao tiếp và ứng xử, kỹ năng giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, tìm việc theo các nhóm chuyên đề, sử dụng web, bán hàng, biên phiên dịch…..Tuy nhiên, TS Mai cũng đề xuất thêm rằng cần có quy chuẩn khung về chuẩn kỹ năng để có một sự công nhận cho SV.
Mặc dù còn cả 2 bên DN và các trường đều có những bức xúc riêng nhưng đều nhìn nhận rằng cần hợp tác hơn nữa. Theo Ths Phạm Thanh Minh, phó tổng giám đốc Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Dầu Khí, hàng năm các DN đều có kế hoạch về đào tạo và sử dụng nhân lực, các trường là phải thu thập thông tin trên để có kế hoạch tuyển sinh phù hợp. Đồng thời, phải có sự gắn kết và hợp tác giữa nhà trường và các DN, đặc biệt là tận dụng những lợi thế của nhau.
Đó là giải pháp giúp cho khoảng cách giữa nguồn cung và nguồn sử dụng lao động trình độ ĐH xích lại gần hơn.
Thụy An