“Thót tim” cung đường mùa tựu trường của thầy cô giáo vùng cao

(Dân trí) - “Vẫn con đường qua suối Lạ Pê đó. Hôm nay một đồng nghiệp ở trường Tá Bạ bảo tôi rằng <i>Đến giờ em vẫn còn run chị ạ, tí nữa thì làm bạn với long vương</i>”, cô Đinh Thị Thắng (giáo viên trường Phổ thông Dân tộc bán trú - Tiểu học số 1 Bum Tở, tỉnh Lai Châu) kể.

Mùa tựu trường trùng với mùa mưa lũ, dốc núi đất đá sạt lở, đường trơn cạnh vực sâu, dòng suối xiết mạnh hung dữ... Đường đến trường của các giáo viên miền núi không chỉ gian truân vất vả mà còn hiểm nguy đến tính mạng.

Thầy cô và học sinh đi qua khe núi trước khi vượt suối.
Thầy cô và học sinh đi qua khe núi trước khi vượt suối.

Con suối Lạ Pê mùa mưa lũ nước to và dòng chảy xiết mạnh.
Con suối Lạ Pê mùa mưa lũ nước to và dòng chảy xiết mạnh.

Chia sẻ với PV Dân trí, cô Đinh Thị Thắng cho biết, đây là những hình ảnh về đường đến trường của các thầy cô và học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tá Bạ - một trong hai điểm trường khó khăn nhất của huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu được cô và các đồng nghiệp ghi lại.

Thầy giáo cõng học trò nhỏ vượt suối.
Thầy giáo cõng học trò nhỏ vượt suối.

“Mùa khai giảng vất vả nhất là đường đến trường. Mưa kéo theo đất lầy lội, sạt lở, lũ, nước dâng… Chúng tôi đi bộ đến từng bản vận động học sinh trong bản ra học. Đường đến bản sâu có khi đi bộ cả ngày, thậm chí 2-3 ngày đường hiểm trở mới tới nơi. Những thời điểm mưa lũ to, nguy cơ sạt lở đường rất cao và nhiều thầy cô băng qua sông suối hiểm nguy”, cô Thắng tâm sự.

Nữ giáo viên tiểu học kể, đợt lũ vừa rồi đồng nghiệp của chị là Lò Thị Hải (giáo viên trường Tá Bạ) lúc qua suối trượt chân bị trôi đi, may mà các đồng nghiệp nam đón đầu kéo lại. Hay như ở bản Suối Voi có 2 lớp học (cách trung tâm Can Hồ 3 tiếng đi bộ) thì mùa nào các giáo viên cũng phải đi xuồng qua sông Đà 30 phút mới tới trường.

Công tác 12 năm ở huyện Mường Tè, cô Đinh thị Thắng cho biết đường đến trường đã được các cấp quan tâm và thay đổi nhiều nhưng do đặc thù địa hình dốc núi sông suối và thời tiết (chỉ có hai mùa: mùa mưa và mùa khô) nên thầy cô và học sinh trong huyện rất vất vả trong việc di chuyển tới trường.

Không chỉ vượt suối mới hiểm nguy, những con đường trơn lầy bên cạnh dốc núi cũng thử thách sự can đảm của các thầy cô.

Thầy cô vác xe qua đường bùn lầy lội.
Thầy cô vác xe qua đường bùn lầy lội.

Những con đường “thót tim”.
Những con đường “thót tim”.

Đi xe máy để tiết kiệm thời gian nhưng có lẽ với con đường thế này, các thầy cô sẽ mất sức hơn đi bộ nhiều lần.
Đi xe máy để tiết kiệm thời gian nhưng có lẽ với con đường thế này, các thầy cô sẽ mất sức hơn đi bộ nhiều lần.

Vách đá hiểm trở.
Vách đá hiểm trở.

“Thót tim” cung đường mùa tựu trường của thầy cô giáo vùng cao - 8

Những hình ảnh được cô Đinh Thị Thắng chia sẻ khiến người xem không khỏi xúc động, cảm phục ý chí và nghị lực của những người “gieo chữ” nơi rẻo cao của Tổ quốc.

Còn đây là clip vượt suối dữ mùa lũ bằng dây thừng và lốp xe của các thầy giáo bản Nậm Khe, Lai Châu. Một thầy giáo trong đoàn cho biết, cầu qua suối đang được thi công nhưng chưa hoàn thành thì mùa lũ đã đến. Chỉ các thầy giáo mới vượt suối thế này còn các cô giáo sẽ được ưu tiên dạy ở những điểm trường ít hiểm nguy hơn.

Các thầy giáo ở Nậm Khe, Lai Châu vượt suối đến trường

Các thầy giáo dùng dây kéo và bánh xe lốp vượt suối dữ. (Ảnh cắt từ clip)
Các thầy giáo dùng dây kéo và bánh xe lốp vượt suối dữ. (Ảnh cắt từ clip)

Mùa tựu trường đến, các thầy cô giáo Trường Phổ thông dân tộc bán trú - THCS Nậm Ngà (xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) phải đi qua đoạn ngã ba suối đã bị lũ cuốn mất cống, sạt lở để đến trường. Những hình ảnh dưới đây được cô giáo Đào Thị Phượng, giáo viên của Trường Phổ thông dân tộc bán trú - THCS Nậm Ngà (xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) ghi lại.

“Thót tim” cung đường mùa tựu trường của thầy cô giáo vùng cao - 10

Vách núi sạt lở đầy nguy hiểm.
Vách núi sạt lở đầy nguy hiểm.

Các thầy giáo và người dân kéo đẩy xe máy qua đoạn đường sạt lở

Đường núi mùa mưa bên cạnh vực sâu, một cô giáo và chiếc xe máy bị trượt ngã (Ảnh: Bảo Trân)
Đường núi mùa mưa bên cạnh vực sâu, một cô giáo và chiếc xe máy bị trượt ngã (Ảnh: Bảo Trân)

Ở huyện Ia H'Drai, tỉnh Kon Tum, các thầy cô cũng đối mặt với những cung đường đầy rẫy hiểm trở để đến lớp dạy học. Dưới đây là những hình ảnh được thầy giáo Hà Ngọc Khanh chia sẻ:

“Thót tim” cung đường mùa tựu trường của thầy cô giáo vùng cao - 13

“Thót tim” cung đường mùa tựu trường của thầy cô giáo vùng cao - 14

Với tình yêu nghề, yêu học trò, những thầy cô giáo vùng núi trên mọi miền tổ quốc vẫn ngày đêm vượt qua muôn trùng khó khăn để bám bản, bám nghề, mang ánh sáng tri thức tới những học trò vùng sâu, vùng xa. Cảm phục và thiêng liêng biết bao sự nghiệp trồng người ấy!

Những hình ảnh lay động hàng triệu trái tim trên đây lại cho chúng ta một lần nữa nghĩ về nghề giáo - nghề được ví là “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”.

Cô giáo Đinh Thị Thắng tâm sự: “Tôi ra trường năm 2006, khi ấy trẻ khỏe - mới 21 tuổi. Học nghề giáo, quyết tâm mang cái chữ lên cho các em nên lên Lai Châu công tác. Lên tới nơi đến nơi mới biết vất vả mọi bề ngoài tưởng tượng”.

“Lý do gì khiến chị giữ được ngọn lửa với nghề mặc cho bao gian truân, hiểm nguy cả tính mạng mà có lẽ nếu không có những bức ảnh này, nhiều người khó hình dung nổi”, tôi hỏi.

“Ai cũng muốn đi xuống xuôi thì làm sao được, ai sẽ dạy cho các em nhỏ vùng cao?”, nữ giáo viên có 12 năm công tác tại Lai Châu đáp.

Một giáo viên vùng cao khác chia sẻ: “Đời giáo viên là thế, mong các em chân cứng đá mềm để hoàn thành nhiệm vụ, mong xã hội trân trọng nghề của chúng tôi. Tuy đồng lương ít ỏi nhưng các thầy cô vẫn bám trường bám lớp. Mong các cấp thẩm quyền có chế độ đãi ngộ với ngành”.

Lệ Thu

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm