Thiếu tương tác, nhà trường áp lực - bố mẹ lo lắng khi trẻ học mầm non
Bận rộn trong công việc nên nhiều gia đình thường “đặt trọn niềm tin” vào thầy cô khi cho con đi học ở bậc mầm non. Tuy nhiên do chưa có sự kết nối thường xuyên giữa phụ huynh với nhà trường nên đôi lúc đã xảy ra những sự việc hiểu lầm đáng tiếc. Vậy làm thế nào để giải quyết bài toán này?
Thiếu sự kết nối giữa gia đình và nhà trường
Cô Nguyễn Thị Nhung, một giáo viên mầm non ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội tâm sự: “Mặc dù công việc hàng ngày khá vất vả nhưng từ khi bước vào nghề đến nay tôi luôn trăn trở làm sao để vừa dạy dỗ vừa chăm sóc các bé “chu đáo như ở nhà mình” nhằm đáp ứng kỳ vọng của các bậc phụ huynh. Bên cạnh đó cũng mong muốn có thời gian để tương tác, trao đổi với gia đình các bé... Khi nhà trường và gia đình “hiểu nhau” thì công việc chăm sóc trẻ sẽ được tốt hơn”
Những trăn trở của cô giáo Nhung tưởng chừng giản đơn nhưng để giải quyết nó không phải là chuyện dễ dàng, và đây cũng chính là bài toán mà nhiều trường mầm non đang đi tìm lời giải.
Nhiều trường đều nhận thức được rằng, chỉ khi mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình được thiết lập trên sự tương tác liên tục giữa giáo viên và các bậc phụ huynh thì công tác chăm sóc trẻ mới thực sự hiệu quả bởi thông qua việc trao đổi thông tin, các thầy cô hiểu rõ tính cách, sở thích, tình hình sức khoẻ... của từng bé. Còn bố mẹ sẽ nắm được các hoạt động của con ở trường, sự thay đổi trong nhận thức và hành vi để từ đó khuyến khích trẻ phát huy những tính cách tích cực, hạn chế thói quen xấu.
Quá trình tương tác giữa nhà trường, giáo viên và gia đình cần phải có sự đầu tư về mặt thời gian, trong khi đó, khối lượng công việc của các giáo viên mầm non là khá nặng. Trung bình, số lượng học sinh ở mỗi lớp mầm non dao động từ 15 - 40 bé, trong khi đó chỉ có 2 - 3 giáo viên đứng lớp.
“Ngoài việc dạy các bé nhận biết màu sắc, nhận biết chữ cái, múa hát, vẽ, vận động thể chất..., các cô giáo cũng là người chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ cho các con ở trường, làm giáo cụ, viết sổ tay trao đổi với phụ huynh...”, cô Nguyễn Thị Hoa - Hiệu trưởng trường mầm non Học viện Trẻ Thơ chia sẻ về công việc vất vả của giáo viên mầm non.
Bên cạnh đó, trong guồng quay của cuộc sống hiện đại, giáo viên lại không có nhiều cơ hội tiếp xúc trực tiếp với các bậc phụ huynh. Quãng thời gian ít ỏi khi phụ huynh đưa đón con không đủ để trao đổi chi tiết các thông tin về sức khoẻ, sự thay đổi trong tính cách hay thói quen sinh hoạt... của các con.
“Có nhiều gia đình vì quá bận rộn nên việc đưa đón bé do ông bà và người giúp việc đảm nhận. Quá trình trao đổi thông tin lại càng vì thế mà hạn chế. Giáo viên không có cơ hội trò chuyện cụ thể về những diễn biến của bé trên lớp hàng ngày...”, cô Nguyễn Thị Nhung cho biết.
Phá bỏ rào cản bằng ứng dụng công nghệ thông tin
Cùng chung trăn trở về vấn đề này, chị Tô Thanh Huyền (Trung Văn, Hà Nội) bày tỏ: “Tôi luôn muốn biết hôm nay ở lớp con tham gia những hoạt động gì, thực đơn trưa nay của con là gì để nấu các món bữa tối cho phù hợp, con ngủ có ngon giấc không... Tuy nhiên công việc bận rộn nên tôi không thể theo dõi camera lớp học 24/7 hay có những buổi nói chuyện riêng với giáo viên để giải đáp tất cả các thắc mắc của mình”
Chị cũng cho rằng, tâm lý chung của các bà mẹ là luôn lo lắng khi con đi mẫu giáo, đặc biệt là trong bối cảnh trên mạng xã hội tràn lan thông tin về các vụ bạo hành trẻ em.
“Dù đặt trọn niềm tin vào nhà trường nhưng có hôm tôi không khỏi giật mình khi phát hiện ra vết thâm tím trên tay con. Sự việc thật ra không đến nỗi trầm trọng, nguyên nhân là do con quá hăng hái chạy nhảy trong giờ hoạt động thể chất nên bị vấp ngã. Các cô ở trường cũng đã kiểm tra, sơ cứu vết thương ngay lúc đó. Qua đây cho thấy, nếu nhà trường và gia đình có sự tương tác tốt thì sự việc sẽ được nhìn nhận một cách thấu đáo, tránh những hiểu nhầm đáng tiếc” - chị Huyền chia sẻ.
Để giải quyết bài toán này cũng như nâng cao chất lượng giáo dục, tạo niềm tin đối với bậc phụ huynh nhiều trường mẫu mầm non ở Hà Nội, TP.HCM đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin để làm cầu nối tương tác với các bậc phụ huynh.
Theo đánh giá của các chuyên gia, việc kết nối chặt chẽ từ hai phía nhà trường - gia đình trong quản lý giáo dục các em là điều tối quan trọng, đặc biệt là trong thời đại số như ngày nay, ứng dụng công nghệ vào vấn đề này trở nên vô cùng hữu ích.
“Nhằm tăng tương tác giữa nhà trường, giáo viên và bố mẹ các con, Học viện Trẻ Thơ đã sử dụng ứng dụng KidsOnline. Với ứng dụng này, nhà trường, giáo viên có thể cập nhật thông tin nhanh chóng, dễ dàng. Phụ huynh có thể nhận và phản hồi tới giáo viên kịp thời, xoá bỏ những hiểu lầm và nỗi lo không đáng có. Các hoạt động riêng của lớp được dễ dàng chia sẻ và đặc biệt các công tác giáo vụ, quản lý của Nhà trường đều được đơn giản hóa” - Hiệu trưởng trường Mầm non Học Viện Trẻ Thơ chia sẻ.
Đăng kí trải nghiệm tại:
Website: http://kidsonline.edu.vn/dang-ky-su-dung-phan-mem/
Fanpage: https://www.facebook.com/kidsonline.edu.vn
Hotline: 0965.002.357
Địa chỉ: A301, Tòa nhà số 2, ngõ 59 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
KidsOnline là một ứng dụng thông minh trong trường mầm non, kết nối tương tác hai chiều qua lại giữa phụ huynh và nhà trường dựa trên nền tảng internet (App mobile & website). Sản phẩm dành cho 3 đối tượng cùng tương tác: Phụ huynh học sinh, Giáo viên quản lý và Ban quản trị của nhà trường.
Ứng dụng KidsOline giúp nhà trường, giáo viên dễ dàng quản lý toàn bộ hồ sơ của học sinh, cập nhật thông tin về các hoạt động, biến chuyển của bé tới phụ huynh một cách nhanh, chi tiết nhất.
Với KidsOnline, phụ huynh có thể theo dõi toàn bộ hoạt động, tra cứu thông tin, hình ảnh của con ở trường. Việc gửi đơn xin nghỉ học, lời dặn dò đầu ngày, nhắc uống thuốc, đăng ký học và tham giác các hoạt động ngoại khoá... tới nhà trường cũng trở nên cực đơn giản khi sử dụng ứng dụng này.