Thà thất nghiệp chứ không học nghề
Đang có nghịch lý là tỉ lệ thất nghiệp của người học đại học cao hơn các bậc đào tạo khác.
Số liệu mới nhất năm 2013 của Tổng cục Thống kê cho thấy cả nước có đến 43 triệu người lao động chưa được đào tạo (chiếm 83% số người trong độ tuổi lao động 15-60), trong đó phần lớn là người lao động trẻ. Do không có tay nghề nên họ làm đủ việc để mưu sinh với thu nhập thấp, cuộc sống bấp bênh.
Trong khi đó năm 2015 sắp tới - thời điểm công dân các nước ASEAN được phép làm việc tại Việt Nam, người lao động trong nước sẽ chịu nhiều thiệt thòi hơn nữa.
Học sinh sau THCS đi học nghề chỉ 1,8%
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho rằng: Để đội ngũ lao động trong nước có chất lượng, cần tích cực đầu tư vào việc dạy nghề cho người lao động. Tuy nhiên, người lao động hiện mang nặng nhận thức sai lầm về học nghề. Hầu hết họ thích học đại học (ĐH) hoặc ít ra là cao đẳng (CĐ), rất ít người chịu vào các trường dạy nghề.
Theo số liệu thống kê của PGS-TS Ngô Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Sư phạm Kỹ thuật (Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM), trong số những người đang theo học ở các cơ sở giáo dục trên toàn quốc thì số theo học trình độ sơ cấp chỉ 1,7%, trung cấp 20,5%, CĐ 24,5% và ĐH trở lên là trên 53%. Con số này cho thấy quả là còn nhiều bất hợp lý trong việc học nghề hiện nay.
Công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS hiện cũng bộc lộ nhiều thất bại: Số học sinh không học lên bậc THPT chỉ chưa đến 3%, trong đó vào học nghề và học trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) chỉ 1,8%. Như vậy hằng năm có đến 300.000 người 15 tuổi học hết THCS không tiếp tục học tập. Hệ quả tất yếu của vấn đề này là năng suất lao động và thu nhập của lao động nước ta hầu hết đều rất thấp.
Khi số lượng người vào học ĐH chiếm đa số thì có nghịch lý là tỉ lệ thất nghiệp của người học ĐH lại cao hơn các bậc đào tạo khác! “Ưu thế nhân công rẻ ngày càng mất đi và bộc lộ rõ thực chất là nhân lực chất lượng thấp gia tăng” - PGS Tuấn báo động.
Trường không còn thu hút thì mạnh dạn bỏ!
“Những số liệu thống kê trên đáng ra đã là sự cảnh báo từ lâu nhưng không hiểu sao vẫn để diễn ra và chưa hề có giải pháp để đối phó. Giáo dục nghề nghiệp đang đối mặt với các vấn đề như các trường TCCN, trung cấp nghề, CĐ rất khó tuyển sinh” - PGS Tuấn bày tỏ.
Hiện đang có xu hướng “CĐ hóa, ĐH hóa” như là một cứu cánh để các trường dạy nghề tồn tại nhưng theo PGS Tuấn, đây chỉ là giải pháp mang tính tạm thời cho một số trường dạy nghề.
Trước thực trạng việc phân luồng sau bậc THCS hiện nay thất bại, GS-TS Nguyễn Lộc, Chủ tịch Hội đồng khoa học - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, đề xuất giải pháp: “Đầu tiên là đổi mới hệ thống giáo dục thuộc khâu sau trung học bằng cách bỏ sơ cấp, trung cấp nghề và TCCN vì nó không còn thu hút nữa.
Sáp nhập, chuyển đổi và nâng cấp các trường này thành trường CĐ, trong đó có thể đào tạo nhiều trình độ bằng cấp nghề nghiệp đến cử nhân CĐ. Đồng thời cân nhắc các chương trình dạy nghề để tiếp nhận người tốt nghiệp THCS”.
Người lao động sau khi tốt nghiệp trường nghề đều có tâm lý được học lên cao. Nắm bắt nhu cầu này, GS Lộc đề xuất cần tạo sự liên thông thực sự giữa CĐ và ĐH; cần cơ chế khuyến khích đồng thời bắt buộc nhằm phát triển liên thông chứ không để các trường tiếp tục tự cô lập như hiện nay. Ngoài ra, GS Lộc đề xuất giải pháp táo bạo mà theo ông là đi tìm “khoán 10” cho giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam, nghĩa là phải gắn đào tạo nghề với doanh nghiệp.
“Chưa có nước nào lạ như nước ta là đào tạo nghề tại doanh nghiệp lại hầu như không phát triển, trong khi ở các nước hình thức này chiếm tới 60%-70%” - GS Lộc cho biết. Theo ông, loại hình đào tạo này có sức hấp dẫn lớn vì công ăn việc làm đảm bảo, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp ở mức độ cao nhất. Ở hầu hết các nước phát triển, luật pháp của họ khuyến khích hoặc bắt buộc doanh nghiệp phải trích lập quỹ đào tạo.
Còn ở nước ta, chưa có điều luật nào bắt buộc, doanh nghiệp chỉ việc tới sàn việc làm tha hồ tuyển người mà không phải đóng chi phí nào!
Trong khi đó năm 2015 sắp tới - thời điểm công dân các nước ASEAN được phép làm việc tại Việt Nam, người lao động trong nước sẽ chịu nhiều thiệt thòi hơn nữa.
Học sinh sau THCS đi học nghề chỉ 1,8%
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho rằng: Để đội ngũ lao động trong nước có chất lượng, cần tích cực đầu tư vào việc dạy nghề cho người lao động. Tuy nhiên, người lao động hiện mang nặng nhận thức sai lầm về học nghề. Hầu hết họ thích học đại học (ĐH) hoặc ít ra là cao đẳng (CĐ), rất ít người chịu vào các trường dạy nghề.
Theo số liệu thống kê của PGS-TS Ngô Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Sư phạm Kỹ thuật (Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM), trong số những người đang theo học ở các cơ sở giáo dục trên toàn quốc thì số theo học trình độ sơ cấp chỉ 1,7%, trung cấp 20,5%, CĐ 24,5% và ĐH trở lên là trên 53%. Con số này cho thấy quả là còn nhiều bất hợp lý trong việc học nghề hiện nay.
Công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS hiện cũng bộc lộ nhiều thất bại: Số học sinh không học lên bậc THPT chỉ chưa đến 3%, trong đó vào học nghề và học trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) chỉ 1,8%. Như vậy hằng năm có đến 300.000 người 15 tuổi học hết THCS không tiếp tục học tập. Hệ quả tất yếu của vấn đề này là năng suất lao động và thu nhập của lao động nước ta hầu hết đều rất thấp.
Khi số lượng người vào học ĐH chiếm đa số thì có nghịch lý là tỉ lệ thất nghiệp của người học ĐH lại cao hơn các bậc đào tạo khác! “Ưu thế nhân công rẻ ngày càng mất đi và bộc lộ rõ thực chất là nhân lực chất lượng thấp gia tăng” - PGS Tuấn báo động.
Trường không còn thu hút thì mạnh dạn bỏ!
“Những số liệu thống kê trên đáng ra đã là sự cảnh báo từ lâu nhưng không hiểu sao vẫn để diễn ra và chưa hề có giải pháp để đối phó. Giáo dục nghề nghiệp đang đối mặt với các vấn đề như các trường TCCN, trung cấp nghề, CĐ rất khó tuyển sinh” - PGS Tuấn bày tỏ.
Hiện đang có xu hướng “CĐ hóa, ĐH hóa” như là một cứu cánh để các trường dạy nghề tồn tại nhưng theo PGS Tuấn, đây chỉ là giải pháp mang tính tạm thời cho một số trường dạy nghề.
Trước thực trạng việc phân luồng sau bậc THCS hiện nay thất bại, GS-TS Nguyễn Lộc, Chủ tịch Hội đồng khoa học - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, đề xuất giải pháp: “Đầu tiên là đổi mới hệ thống giáo dục thuộc khâu sau trung học bằng cách bỏ sơ cấp, trung cấp nghề và TCCN vì nó không còn thu hút nữa.
Sáp nhập, chuyển đổi và nâng cấp các trường này thành trường CĐ, trong đó có thể đào tạo nhiều trình độ bằng cấp nghề nghiệp đến cử nhân CĐ. Đồng thời cân nhắc các chương trình dạy nghề để tiếp nhận người tốt nghiệp THCS”.
Người lao động sau khi tốt nghiệp trường nghề đều có tâm lý được học lên cao. Nắm bắt nhu cầu này, GS Lộc đề xuất cần tạo sự liên thông thực sự giữa CĐ và ĐH; cần cơ chế khuyến khích đồng thời bắt buộc nhằm phát triển liên thông chứ không để các trường tiếp tục tự cô lập như hiện nay. Ngoài ra, GS Lộc đề xuất giải pháp táo bạo mà theo ông là đi tìm “khoán 10” cho giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam, nghĩa là phải gắn đào tạo nghề với doanh nghiệp.
“Chưa có nước nào lạ như nước ta là đào tạo nghề tại doanh nghiệp lại hầu như không phát triển, trong khi ở các nước hình thức này chiếm tới 60%-70%” - GS Lộc cho biết. Theo ông, loại hình đào tạo này có sức hấp dẫn lớn vì công ăn việc làm đảm bảo, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp ở mức độ cao nhất. Ở hầu hết các nước phát triển, luật pháp của họ khuyến khích hoặc bắt buộc doanh nghiệp phải trích lập quỹ đào tạo.
Còn ở nước ta, chưa có điều luật nào bắt buộc, doanh nghiệp chỉ việc tới sàn việc làm tha hồ tuyển người mà không phải đóng chi phí nào!
Theo Công Chương/Báo Pháp luật TP.HCM
Từ tấm bằng nghề đến làm sếp doanh nghiệp Người đứng bên trái trong ảnh là anh Nguyễn Quang Kỳ, tốt nghiệp ngành điện tử công nghiệp Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng (TP.HCM) năm 2004. Ra trường anh có việc làm ngay tại Công ty Taxi Mai Linh. Sau nhiều năm làm việc ở vài công ty khác để tích lũy kinh nghiệm, hiện anh Kỳ là giám đốc điều hành Công ty Đại Thịnh Việt (TP.HCM) chuyên về sản xuất các thiết bị gia dụng và công nghiệp bằng inox. Từ một người vào đời với tấm bằng nghề, nay anh Kỳ đã tạo dựng sự nghiệp khá ổn định. Ảnh Phong Điền Hỏi về bí quyết học nghề để thành công, anh giãi bày: “Các bạn trẻ đừng băn khoăn học “làm thợ hay làm thầy”mà cần học đúng nghề mình đam mê và có quyết tâm cao nhất”. Số liệu của Tổ chức năng suất Asian (APO) trong năm 2012 cho thấy năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng một nửa so với các nước trong khu vực và lần lượt là 1/2,3; 1/10,8 và 1/12,1 so với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật. PHONG ĐIỀN |