Sinh viên CNTT: Cần thêm gì để “đột nhập” ấn tượng vào thị trường tuyển dụng?

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nguồn nhân lực không chỉ chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, báo cáo của lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội còn khẳng định, nguồn nhân lực chất lượng cao cũng rất hạn chế.

Đã qua thời nhân viên IT thoải mái nhảy việc khi “người ít việc nhiều”. Kinh tế toàn cầu suy thoái, và hàng nghìn lao động ngành IT bị sa thải trên toàn thế giới. Nhưng, vẫn không thiếu tin tức về việc thiếu hụt nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này tại Việt Nam. Nhưng cơ hội chỉ dành cho những người thức thời.

Sinh viên CNTT: Cần thêm gì để “đột nhập” ấn tượng vào thị trường tuyển dụng? - 1

Thực tế đang cần gì?

Trong một hội nghị về triển khai đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu của các ngành Công nghệ thông tin, Tài chính – Ngân hàng, Du lịch được Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức cách đây ít lâu, lãnh đão hai thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đều cho biết, hiện nay hai đơn vị này thiếu trầm trọng lao động chất lượng cao, đặc biệt là trong lĩnh vực CNTT.

Ông Nguyễn Thành Tài - Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hằng năm, quy mô đào tạo (trình độ đại học) ở thành phố Hồ Chí Minh là: Ngành Công nghệ thông tin: 5.660 người; Điện tử: 3.400 người;

Trong khi đó, ngành công nghệ thông tin - điện tử cần hơn 90.000 lao động vào năm 2010 (trong đó hơn 30.000 người có trình độ đại học và cao đẳng).

“Như vậy, thành phố cần cung ứng 30.000 chuyên viên công nghệ thông tin chất lượng cao một năm, trong khi khả năng đào tạo của các trường trên địa bàn khoảng 11.000 chuyên viên có trình độ cao đẳng trở lên” - ông Tài báo cáo.

Bà Ngô Thị Thanh Hằng - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết: là các ngành dịch vụ chất lượng cao và các ngành công nghiệp công nghệ cao (công nghệ thông tin, viễn thông, tự động hóa, công nghệ sinh học…).

Sinh viên CNTT: Cần thêm gì để “đột nhập” ấn tượng vào thị trường tuyển dụng? - 2

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nguồn nhân lực không chỉ chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, báo cáo của lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội còn khẳng định, nguồn nhân lực chất lượng cao cũng rất hạn chế.

Cũng tại hội nghị này, các đơn vị tham gia cho biết: Nhân lực chất lượng cao phải có đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp; làm chủ được các thiết bị, công nghệ hiện đại; sử dụng được một ngoại ngữ trong chuyên môn, giao tiếp; có kỹ năng xã hội: giao tiếp, ứng xử, hợp tác, năng lực hoạt động sáng tạo; tác phong lao động công nghiệp, có lương tâm nghề nghiệp và sức khỏe tốt.

Sinh viên CNTT cần chuẩn bị???

Từ thực tế như vậy, các bạn sinh viên có thể biết trước để chuẩn bị cho mình đầy đủ kiến thức và các kĩ năng mềm để khi ra trường có thể làm việc được ngay, thay vì phải có thời gian đào tạo lại ở doanh nghiệp hay nhận một mức lương không xứng đáng. Hãy trang bị ngay từ bây giờ các yếu tố giúp bạn trở nên ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Các chứng nhận chuyên môn trong lĩnh vực CNTT: hiện nay, các thương hiệu bá chủ trong lĩnh vực CNTT đều tổ chức được các chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ chính hãng, vì thế, ngoài tấm bằng kĩ sư CNTT, sinh viên nên xác định và trang bị cho mình những chứng chỉ có trong hệ thống của các thương hiệu thống lĩnh thị trường CNTT. Ví dụ, các bạn có thể xác định ngay từ bây giờ việc mình muốn trở thành một kĩ sư lĩnh vực mạng hệ thống (Networking) thì các bạn sẽ cần đến hệ thống chứng chỉ của Microsoft như là MCSA, MCSE. Và việc tìm học để lấy chứng chỉ này sẽ giúp các bạn tiếp cận với chương trình đào tạo tiêu chuẩn quốc tế, thực hành trên thiết bị thực, giao lưu với các nhà tuyển dụng ngay trong quá trình theo học, thi chứng chỉ quốc tế chính hãng được công nhận trên toàn cầu….

Sinh viên CNTT: Cần thêm gì để “đột nhập” ấn tượng vào thị trường tuyển dụng? - 3

Chuẩn bị vốn tiếng Anh tốt nhất: Nếu bạn đã tìm học và đạt được các chứng nhận chuyên môn nói trên, thì khả năng tiếng Anh của bạn trong lĩnh vực CNTT cũng đã tốt hơn rất nhiều. Vì khi tham gia học tập chương trình CNTT của các hãng (ví dụ là Microsoft) các bạn đều được học giáo trình gốc được các hãng này biên soạn bằng tiếng Anh dùng thống nhất trên toàn cầu, thực hành trên hệ thống sử dụng tiếng Anh, tham gia kì thi lấy chứng chỉ quốc tế hoàn toàn bằng tiếng Anh. Vì thế, trong quá trình học tập các bạn sẽ đạt được 2 mục đích, lấy được chứng chỉ chuyên môn danh giá và nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh trong thực tế.

Kĩ năng mềm: Nếu như các bạn tìm kiếm được những Đối tác được ủy quyền đào tạo chính thức của các hãng danh tiếng nói trên tại Việt Nam (với Microsoft các đối tác này được gọi là Microsoft Certified Partner for Learning Solutions – CPLS) thì việc hoàn thành các chứng chỉ của họ cũng đồng nghĩa với việc bạn đã được trang bị những kĩ năng mềm quan trọng trong quá trình làm việc: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình,… Vì trong quá trình học tập, các đơn vị được ủy quyền đào tạo các chứng chỉ chuyên môn cũng cần đảm bảo các bài học – bài thi được triển khai theo đúng cách để phát huy được các kĩ năng nói trên.

Box:

Được Microsoft công nhận là Đối tác ủy quyền đào tạo (CPLS) hàng đầu tại Việt Nam, Học viện Sao Bắc Đẩu hiện cung cấp các khóa đào tạo chính hãng của Microsoft uy tín nhất hiện nay ở Việt Nam. Học viên tham gia học MCSA, MCSE hay bất kì khóa học nào của Microsoft tại Học viện Sao Bắc Đẩu đều nhận được:

- Khóa học theo đúng quy định của MS áp dụng cho hệ thống đào tạo toàn cầu

- Giáo chính do MS soạn thảo để sử dụng cho hệ thống CPLS toàn cầu

- Giảng viên được MS công nhận (MCTs)

- Luôn học với mức học phí ưu đãi nhất và nhận được nhiều chương trình học bổng hấp dẫn

Liên hệ: Học viện Sao Bắc Đẩu

Địa chỉ: tầng 5, số 156 Triệu Việt Vương, HN hoặc tầng 4 nhà E3, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, HN

Điện thoại: 04. 3. 754 7465 ext 101 và 105

Email: contact@saobacdau-acad.vn

Website: www.saobacdau-acad.vn