SGA dạy trẻ học từ những trải nghiệm thực tế

Ngày 26-8, hàng trăm sản phẩm được các bé trường mầm non quốc tế Saigon Academy (SGA) tự tay vẽ trên áo thun, vòng đeo tay, vẽ trên ly, dĩa... đã được trưng bày trong triển lãm gây quỹ từ thiện "Bàn tay yêu thương” do dệ thống trường mầm non quốc tế Saigon Academy (SGA) tổ chức.

Bàn tay yêu thương

Thông qua dự án "Bàn tay nghệ thuật" nói chung và triển lãm "Bàn tay yêu thương" nói riêng, hệ thống SGA muốn xây dựng cho trẻ em tinh thần sẻ chia. Bằng những sản phẩm do chính tay các bé thực hiện sẽ được bán với giá từ 50.000 đến 500.000 đồng để quyên góp làm từ thiện, tại 3 cơ sở SGA quận 1 (27AB Trần Nhật Duật), SGA Tân Bình (208 Nguyễn Thái Bình), SGA Thủ Đức (98 Tô Vĩnh Diện).


Bé đang học ngoại khóa trong dự án Bàn tay nghệ thuật

Bé đang học ngoại khóa trong dự án Bàn tay nghệ thuật

Quá cảm động trước những sản phẩm do cô trò SGA làm trong gần hai tháng qua. Nhiều phụ huynh đã không khỏi bất ngờ trước những sản phẩm của chính con mình. Trịnh Thị Quỳnh Như cho biết nghe con gái Nguyễn Hoàng Yến, lớp Kindy 4.3 kể cháu được cô khen vẽ rất đẹp. Tham gia chương trình lần này, bé được tự tay vẽ nên những bức tranh mình yêu thích, thỏa sức sáng tạo cho sản phẩm của mình. Anh Nguyễn Hải, ba của Yến, nhanh tay mua sản phẩm áo thun của con làm và cho biết sẽ mang áo về treo ở nhà, nơi có hai sản phẩm áo thun do ba mẹ làm thời đi học. "Vậy là nhà mình sẽ có bộ sưu tập áo thun do mỗi thành viên trong nhà làm" - anh Hải cười nói.

Trẻ biết chia sẻ

Trong mùa hè năm nay, các bé SGA được tham gia dự án và trải nghiệm nghệ thuật vẽ tranh bằng cách tự mình chọn lựa đề tài, vật liệu vẽ cũng như cách phối màu. Cô Mã Mỹ Loan, quyền giám đốc điều hành hệ thống SGA cho biết mùa hè phụ huynh thường đưa các cháu đi chơi công viên. Nhưng với SGA, trường muốn giúp trẻ có trải nghiệm bằng việc cô trò thực hành vẽ ở các công viên tại TP.HCM.

Các bé ở SGA luôn được khuyến khích tham gia các hoạt động trải nghiệm. Với các em ở độ tuổi từ 12 tháng thì các bé in bàn chân, bàn tay lên đất sét. Với trẻ 3,4 tuổi đã có thể tạo hình những sản phẩm đơn giản hoặc tô màu từ những cái có sẵn. Với trẻ 5 tuổi thì có thể tự vẽ trên ly, trên áo, trên giấy.


Các bé thực hiện tác phẩm của mình tại buổi triễn lãm dự án Bàn tay yêu thương

Các bé thực hiện tác phẩm của mình tại buổi triễn lãm dự án Bàn tay yêu thương

Nguyễn Quốc Anh - ba bé Nguyễn Khải Anh, lớp Kindy 1.1 cho biết: “Đây là hoạt động rất có ý nghĩa, giúp các bé hình dung đựơc mình cần làm điều gì đó để chia sẻ với những nguời bạn không đựoc may mắn như mình". Chị Phan Thị Phương Mai, mẹ bé Nguyễn Hà Mai, lớp 5.1 cho biết: “Triển lãm này giúp cho các bậc phụ huynh thấy được khả năng sáng tạo của các con. Các bé rất giỏi khi giới thiệu cho phụ huynh những tác phẩm của các bé. Tôi cũng nói với con gái rằng triển lãm hôm nay chính là để chia sẻ một phần với các bạn có hoàn cảnh khó khăn cho bé hiểu thêm về việc mình đang làm”.

Cô Mã Mỹ Loan cho biết toàn bộ số tiền quyên góp sẽ làm chương trìnhw trong Tết trung thu sắp tới, với 2 chuyến từ thiện đến 2 mái ấm ở Bình Phước và Vũng Tàu.

Xây dựng kỹ năng sống không giới hạn Cùng nằm trong dự án hè năm nay, các bé tại trường SGA còn được đi trải nghiệm với những hành trình rất xa như đi gốm sứ Minh Long (tỉnh Bình Dương). Các giáo viên của SGA đã đi nhiều nơi để chọn nguyên liệu, từ hồ Trị An (tỉnh Đồng Nai) để nhặt sỏi sau đó những viên sỏi được kì công rửa sạch rêu bám. Các cô khá kì công khi phải lựa ra những viên sỏi phù hợp, tẩy sạch bằng chanh, ngâm giấm và rửa lại bằng xà bông. Sau khi phơi nắng xong thì những viên sỏi này mới được đưa cho các cháu thực hiện các ý tưởng nghệ thuật.


Phụ huynh và các bé kí tên tại buổi triển lãm

Phụ huynh và các bé kí tên tại buổi triển lãm

Các bạn học sinh của SGA đã tự tay mình nhúng vào bột, không ngại dơ để thể hiện ý tưởng, vẽ lên trên những viên sỏi. Điều quan trọng nhất đối với các bé ở SGA không phải là tạo ra những tác phẩm nghệ thuật bắt buộc phải đẹp hoàn chỉnh mà quan trọng là giúp các bé được trải nghiệm, được tự mình vượt lên những giới hạn thông thường. Nhà trường không yêu cầu trẻ hoàn thành một bức tranh hoàn chỉnh mà là trẻ biết lựa chọn màu sắc, chất liệu nào cho một bức tranh. Như vậy, lần sau các bé sẽ có nhận thức tốt hơn trong việc làm sao tạo ra một sản phẩm đẹp.

Cô Mã Mỹ Loan nhận định: “Trường không quan tâm sản phẩm đẹp hay xấu mà chỉ cần cho trẻ biết tự lập làm điều gì đó. Khi trẻ dám nhúng tay vào bột nghĩa là trẻ đã không sợ dơ, trẻ biết nhúng tay vào màu nghĩa là biết cảm nhận được màu sắc, cảm nhận được cái đẹp. Trẻ phải biết vượt qua rào cản. Chẳng hạn trước đây, gia đình không muốn trẻ nghịch bẩn, hay làm xong không chịu dọn dẹp. Nhưng ở SGA, trẻ biết bày biện ra thì cũng sẽ biết thu dọn lại khi làm xong. Khi làm bẩn tay thì trẻ sẽ tự biết rửa tay cho sạch. Đây là một trong những kĩ năng sống mà SGA xây dựng cho bé".