Phương pháp học văn bằng hai, liên thông hiệu quả cho người mất căn bản
Năm 2015, theo nguồn tin chưa chính thức, muốn học liên thông lên Đại học, Cao đẳng chính quy, thí sinh vẫn phải tham dự kì thi THPT quốc gia với các môn văn hóa mà trường đó yêu cầu làm căn cứ xét tuyển.
Thông tin này khiến nhiều bạn trẻ Việt lo lắng về hướng đi trong tương lai.
Nguyễn Thị Huế (sinh viên năm cuối, Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội) xác định không thể đỗ đại học nên quyết tâm học cao đẳng và thi liên thông đại học để dễ xin việc. Chuyên ngành Huế quan tâm là Kế toán tại Đại học Công Nghiệp. Năm ngoái khi nghe về quy chế mới “Thí sinh tốt nghiệp chưa đủ 36 tháng vẫn phải thi các môn văn hóa cùng kì thi Tuyển sinh Đại học”, Huế đã cảm thấy rất lo lắng.
Năm nay, Bộ Giáo dục gộp 2 kì thi quốc gia vào làm một, Huế hi vọng sinh viên liên thông sẽ không phải tham gia kì thi đó mà thi các môn đúng chuyên ngành đã học ở Cao Đẳng. Nhưng khi nghe phong thanh thông tin về quy chế thi liên thông không có nhiều thay đổi, Huế chán nản kể: “Nếu ôn thi đại học năm nay, mình sẽ mất thêm mấy năm nữa bởi kiến thức căn bản đâu còn nhiều, cần có thời gian bổ sung và bồi đắp lại. Từ lúc đó đến lúc có được tấm bằng đại học không biết còn bao lâu nữa", Huế trăn trở.
Còn Kim Liên (sinh viên năm nhất, Cao đẳng ngành Kế toán, Viện Đại học Mở Hà Nội) cho biết: "Ôn thi đại học từ đầu có khi còn dễ hơn ôn thi sau khi học 3 năm cao đẳng. Mình đã tích lũy kiến thức chuyên ngành nhưng không còn nhớ nhiều các môn văn, toán, lý, hóa. Ước mơ liên thông giờ đây thật xa vời”.
Năm 2015 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục – Đào tạo tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và lấy kết quả làm căn cứ xét tuyển vào các trường Đại học. Tuy nhiên, quy chế thi liên thông vẫn không có nhiều thay đổi so với năm ngoái. Đối tượng được cấp bằng vừa học vừa làm chưa đủ 36 tháng vẫn phải dự thi các môn văn hóa như toán, lý, hóa, văn, sử... Nếu không sẽ phải chờ đúng 3 năm mới được thi liên thông theo đúng môn chuyên ngành đã học.
“Thời gian chờ đợi kéo dài, rất nhiều cơ hội lớn sẽ vụt mất. Trong lúc khá thất vọng, mình đã nghiên cứu thêm về các phương pháp học đang phổ biến trên thế giới. Có phương pháp học trực tuyến hiện được rất nhiều trường đại học lớn như Harvard, Stanford… áp dụng. Tìm hiểu sâu thêm một chút, ở Việt Nam đã có tổ chức triển khai hình thức này, mình quyết định lựa chọn học cử nhân trực tuyến”, Kim Liên đã tìm được giải pháp sau nhiều đêm mất ngủ.
Với hình thức E-learning này, sinh viên chỉ cần điền, nộp lại phiếu đăng kí và cam kết hoàn thiện hồ sơ nhập học. Sau khi đăng kí xét tuyển, sinh viên mang hồ sơ còn lại về hoàn tất thủ tục giấy tờ công chứng nộp lại cho nhà trường theo đúng quy định của Bộ Giáo dục.
Chương trình học cử nhân trực tuyến của Topica được thiết kế với 80% học online qua mạng, có thể học mọi lúc mọi nơi. Đào tạo trực tuyến cũng giúp những người đi làm tiết kiệm thời gian, có nhiều thời gian dành cho gia đình, công việc và các mối quan hệ xã hội, nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu học tập của mình.
Theo đó, người học có thể tận dụng thời gian học trên điện thoại, máy tính... với các bài giảng đa phương tiện; 1 - 2 tháng lên lớp 1 lần để học tập trung hoặc thi hết môn. Sinh viên tự học kiến thức ở nhà với giáo trình và các bài giảng, buổi học tập trung dành để trao đổi, thảo luận và chia sẻ tình huống thực tế với sự hỗ trợ, tư vấn của giảng viên.
Được biết, sau khi học với chương trình này, không chỉ 97% sinh viên có việc, mà 34% tìm được công việc mới ưng ý hơn. Trong đó, 100% tăng lương với mức tăng trung bình 16.1%, gấp rưỡi mức tăng lương trung bình tại Việt Nam năm 2013 - theo nghiên cứu của công ty Towers Watson.
Tìm hiểu thêm thông tin về phương pháp học này tại đây.