Ôn thi môn Hóa tốt nghiệp: Bài toán kim loại kiềm, nhôm tác dụng với nước

(Dân trí) - Nội dung kiến thức hóa học về kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm được dạy và học ở học kỳ hai lớp 12. Đây là nội dung rất quan trọng đối với các thí sinh.

Tiến sĩ Phạm Hồng Chuyên, Bộ môn Hóa học Trường ĐH Công nghệ GTVT cho biết, nội dung kiến thức hóa học về kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm được dạy và học ở học kỳ hai lớp 12.

Đây là nội dung rất quan trọng, thời lượng giành cho các hoạt động dạy và học ở nội dung này chiếm khoảng 20% khối lượng học kỳ 2. Trong đề thi nhất thiết phải có các câu hỏi và bài toán liên quan đến tính chất của chúng.

Các kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm có tính chất khác biệt so với các kim loại nói chung là chúng có thể tan trong nước ở điều kiện thường.

Theo Tiến sĩ Chuyên, bài toán kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm tác dụng với nước lại có cách giải khác biệt so với các dạng bài toán của kim loại thông thường.

Ví dụ như bài toán hỗn hợp nhiều kim loại kiềm, kiềm thổ tác dụng với nước hoặc như bài toán hỗn hợp kim loại kiềm và nhôm tác dụng với nước,… đòi hỏi thí sinh vận dụng tốt định luật bảo toàn nguyên tố, cách viết phương trình phản ứng ở dạng ion rút gọn mới làm nhanh ra đáp án được.

Bài giảng dưới đây của Tiến sĩ Phạm Hồng Chuyên, Bộ môn Hóa học Trường ĐH Công nghệ GTVT với mục đích giúp thí sinh nhanh chóng đưa ra được phương án làm bài khi gặp các loại bài toán về phản ứng của kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm tác dụng với nước, chuyên đề sẽ ôn tập lại các kiến thức cơ bản, đưa ra một số ví dụ điển hình và phân tích cách giải nhanh phù hợp.

Ôn tập Hóa học thi tốt nghiệp THPT 2020: Bài toán kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm tác dụng với nước

Hồng Hạnh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm