Nỗ lực vượt khó của chủ nhân huy chương đồng Olympic Tin học quốc tế

(Dân trí) -Năm 2013 đạt giải Nhì quốc gia môn Tin học nhưng không được vào đội tuyển quốc tế nên Đỗ Xuân Việt đã quyết định “hủy” giấy chứng nhận để đặt mục tiêu vào đội tuyển năm 2014. Với nỗ lực không biết mệt mỏi, Việt đã giành huy chương đồng Olympic Tin học quốc tế.

Mặc dù còn nhiều hối tiếc ở kì thi Olympic Tin học quốc tế khi “chiến thuật” đưa ra chưa được hiệu quả nhưng đối với Đỗ Xuân Việt, tấm huy chương đồng là sự ghi nhận nỗ lực phấn đấu không ngừng của em.

PGS.TS Nguyễn Vũ Lương, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội) - ngôi trường mà 3 năm Đỗ Xuân Việt theo học câp 3 chia sẻ: “Việt là một tấm gương vượt khó để cho nhiều học sinh khác noɩ theo. Năm 2013, Việt được chọn đi thi học sinh giỏi quốc gia và đạt giải Nhì nhưng sau đó lại không được lựa chọn vào đội tuyển Olympic. Đặt mục tiêu cho năm 2014, Việt đã quyết định “hủy” giấy chứng nhận đạt giải quốc gia (giấy này là cơ sở để xét tuyểnȠthẳng vào ĐH, CĐ) để quyết tâm vào đội tuyển. Với sự nỗ lực không ngừng, Việt đã đạt giải Nhất kì thi học sinh giỏi quốc gia năm 2014 và sau đó được chọn vào đội tuyển Olympic dự thi quốc tế”.

Anh trai đã mất là tấm gương để Việt vượt khó <ȯP>

Vui mừng khôn xiết với niềm hạnh phúc vô bờ bến, chị Nguyễn Thị Hiền - mẹ của Việt đã bật khóc khi kể về chặng đường gian nan mà câu con trai yêu quý của mình nỗ lực đạt được.

Gia đình chị Hiền đơn thuần làm nông nghiệp tại một xˣ nghèo ở huyện Phúc Thọ (Hà Nội) nhưng lại có 3 người con giỏi giang. Người con cả đã nỗ lực phấn đấu và trở thành giảng viên của ĐH Quốc gia Hà Nội. Người con thứ 2 quyết tâm thi đỗ vào ngành sư phạm và hiện đang là giáo viên. Việt là con út.

ȼP>Những thành công trên con đường công danh của các con đang là niềm tự hào của gia đình chị Hiền thì bất ngờ chuyện không vui ập đến. Cậu con trai cả - Đỗ Xuân Hoàn mắc bệnh ung thư máu và gia đình đã phải tập trung mọi nguồn lực tài chính để cứu chữa. Tɵy nhiên, căn bệnh hiểm nghèo đã cướp đi người anh trai của Việt vào năm 2012.

Nỗ lực vượt khó của chủ nhân huy chương đồng Olympic Tin học quốc tế
Đỗ Xuân Việt (áo trắng, đứng thứ 2) cùng 3 thành viên còn lại nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

“Anh Hoàn cũng chính là người định hướng cho Việt đến với môn Tin học và mong muốn em mình sẽ học tốt tất cả các môn, nhất là tiếng Anh. Hoàn cũng truyền cho Việt những ngón đàn ghi ta mà có lẽ Việt sẽ chẳng bao giờ quên được” - mẹ Việt&nbɳp;nói trong nước mắt.

Sự ra đi của người anh trai cả khiến cuộc sống gia đình Việt gặp nhiều khó khăn hơn. Mặc dù chị gái của Việt là giáo viên nhưng lại đang dạy hợp đồng và đã lập gia đình nên Việt đã phải sống tự lập, luôn nỗ lực phấn đấuȠcũng như tiết kiệm một cách tối đa.

Nói về người anh trai quá cố của mình, Việt tâm sự: “Anh Hoàn là người động viên em thi vào trường chuyên ĐH Khoa học Tự nhiên. Anh giống như là người cha thứ hai của em. Anh là người luôn tự lập, em sẽ học cácɨ sống của anh. Em tin anh luôn ở bên và phù hộ cho cả gia đình”.

Trước đây, gia đình chị Hiền vốn sống ở xã Hiệp Thuận (huyện Phúc Thọ). Nhưng từ khi cậu con trai cả mất, gia đình đã chuyển hẳn lên Hà Nội, ở trọ tại căn phòng hơn chục mét vuông với tiền thuê hàng tháng hơn 1 triệu đồng tại phố Phùng Khoang (quận Hà Đông) mưu sinh để thuận tiện chăm lo cho Việt học hành. Lên thủ đô sinh sống, bố Việt làm nghề xe ôm, còn mẹ Việt làm nghề tạp vụ, dọn nhà theo giờ. Hai vợ chồng chắt chiu dành dụm từngȠđồng để nuôi Việt ăn học.

Cũng theo chị Hiền, cuộc sống ở thành phố tuy vất vả nhưng vẫn có thu nhập nhiều hơn ở quê trông vào mấy sào ruộng khoán.

“Dù vợ chồng tôi có phải nhịn ăn, nhịn mặc chúng tôi vẫn quyết tâm cho cháu ăn học. Nghề nɧhiệp của cả hai vợ chồng đều không ổn định, làm theo thời vụ nên nhiều khi không có tiền, có khi còn phải đi vay nặng lãi để có tiền đóng học cho cháu. Cuộc sống mặc dù vất vả cơ cực, nhưng mỗi khi gặp con, thấy con học giỏi thì bao nhiêu thứ vất vả như bay đi đâu mất” - anh Thư, bố của Việt tâm sự.

Lên lớp 10 mới biết đến Tin học

Chị Nguyễn Thị Hiền cho biết thêm, hồi học ở quê Việt chưa biết đến Tin học. Sau khi trúng tuyển vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên thì tình cờ thấy giáo dạy Tin phát hiện năng khiếu của Việt và định hướng cho em học Tin từ lúc đó.

Mặc dù học lớp chuyên Tin nhưng Việt lại không đủ tiền mua một chiếc máy tínɨ ở nhà. Chiếc máy tính mà người anh trai để lại đã quá cũ và không còn sử dụng được nữa. Tuy nhiên, nhờ sự thông minh, sáng tạo nên Việt thường hoàn thành các bài tập tại phòng máy của trường. Ngoài ra, Việt thường đến nhà các bạn trong lớp để nhờ máy tìnɨ làm bài.

Đỗ Xuân Việt chụp ảnh lưu niệm cùng thầy cô và bạn bè.
Đỗ Xuân Việt chụp ảnh lưu niệm cùng thầy cô và bạn bè.

Nói về cậu học trò của mình, thầy Nguyễn Vũ Lương chia sẻ: Hình ảnh người bố hàng ngày đưa con đến trường sau đó lại vội vã đi làm xe ômȠđã quá quen thuộc vào mỗi sáng ở Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên. Ở trường chúng tôi luôn quan tâm hỗ trợ đến những em học sinh có tài năng. Ngoài sự hỗ trợ của nhà trường thì còn có cả tổ chức, cá nhân tham gia. Đây cũng là tiền đề để tiếp thêm sức ɭạnh cho Việt.

Nhớ đến sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè đối với Việt, mẹ em xúc động bày tỏ: Việc Việt đạt được kết quả của ngày hôm nay gia đình tôi rất biết ơn thầy Hồ Đắc Phương - giáo viên Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên. Thầy đã giúp đỡ Việt rất nhiều trong thời gian học tại trường. Thầy gọi Việt đến nhà ăn thêm cơm cho đủ sức khỏe, mua sách, mua phần mềm giúp Việt thực hành. Nhiều lần, thầy Phương còn đóng hộ Việt tiền học phí suốt nhiều tháng.

Thoáng thấy một người phụ nữ đi qua, ɣhị Hiền kéo tay lại và nói với chúng tôi: "Đây là bác Hoa, mẹ bạn Tuấn cùng lớp, đã mời Việt đến nhà ở suốt nhiều tháng liền khi thời gian đầu Việt lên thành phố học Trường Chuyên KHTN mà không lấy bất cứ đồng nào. Những sự giúp đỡ này gia đình chúng tôi ɳẽ không bao giờ quên".

Chị Hiền cũng khẳng định, những sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè đã giúp Việt có niềm tin hơn trong cuộc sống, vượt lên hoàn cảnh để vươn lên học giỏi.

Nguyễn Hùng