Ngành logistics: “Đỏ mắt” tìm nhân lực cấp cao

Mặc dù là ngành có tốc độ tăng trưởng cao và đầy tiềm năng trong nền kinh tế Việt Nam, Logistics vẫn lâm vào nghịch lý muôn thuở: thiếu nguồn nhân lực có chất lượng.

Thậm chí, nhiều doanh nghiệp Logistics nước ngoài đầu tư tại Việt Nam gần cả năm vẫn không tuyển dụng được vị trí “airfreight manager” (quản lý vận tải hàng không). 

Cả năm không tuyển nổi người

Trong các nền kinh tế, logistics là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất. Tại Việt Nam, theo thông tin chính thức từ Chiến lược phát triển dịch vụ đến 2020 do Chính phủ công bố, tốc độ phát triển trung bình của dịch vụ logistics là 25%/năm, trên thực tế, nhiều công ty đang có tốc độ phát triển lớn hơn như vậy: 35 - 40%/năm. Tốc độ phát triển “phi mã” cũng đồng nghĩa với nhu cầu lớn về đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Bên cạnh đó, ngành logistics cũng là một ngành hết sức năng động, tính hội nhập cao nên đòi hỏi người làm việc trong ngành phải liên tục cập nhật kiến thức mới theo kịp được tốc độ phát triển.

Hiện nay, có trên 6,000 lao động làm việc trong lĩnh vực Logistics nhưng các doanh nghiệp vẫn phải “đỏ mắt” đi tìm nhân lực ở vị trí cấp cao. Có doanh nghiệp Logistics nước ngoài gần cả năm không tuyển dụng được vị trí “airfreight manager”, buộc phải điều động nhân sự từ Singapore sang. Trưởng phòng hàng hóa một hãng hàng không cũng chia sẻ, hiện nay ở Việt Nam tuyển dụng người làm trong ngành Logistics rất khó, trong 20 hồ sợ ứng tuyển thì chỉ lọc được 1 - 2 hồ sơ tương đối đạt yêu cầu. Tại TPHCM, một báo cáo của Viện Phát triển TPHCM cũng cho thấy chỉ có 6,7% các Giám đốc công ty Logistics tại TPHCM hài lòng với chất lượng nhân lực của mình.

Cần “quốc tế hóa” năng lực chuyên môn

Trong bối cảnh ngành Logistics đang ngày càng phát triển và nhất là khi Việt Nam đang tích cực hội nhập, trở thành thành viên của nhiều tổ chức kinh tế thế giới thì nhu cầu về một nguồn nhân lực chất lượng cao, không chỉ đáp ứng được đòi hỏi của các doanh nghiệp nội địa mà còn phải được quốc tế công nhận thật sự là một thực tế không còn xa. Bên cạnh đó, ngành Logistics có một đặc điểm là biến đổi rất nhanh nên những chương trình đào tạo cho sinh viên hay cả các cán bộ đã đi làm trong các doanh nghiệp để bổ sung kiến thức Logistics là vô cùng cần thiết.

Chương trình “Quản trị giao nhận vận tải quốc tế” (International Freight Management) lấy bằng Diploma do FIATA (Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận quốc tế) cấp, đã được công nhận trên toàn thế giới, là chương trình có thể giúp người học có kiến thức chuyên môn nền tảng vững chắc và kỹ năng thực hành nghiệp vụ Logistics chuyên nghiệp. Chương trình được xây dựng theo tiêu chuẩn của Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận quốc tế FIATA, được 153 Hiệp hội nghề nghiệp Quốc gia nhìn nhận và 60 quốc gia đã áp dụng vì tính ứng dụng thực tiễn cao. Tại châu Á hiện đã có 7 Hiệp hội Logistics quốc gia được triển khai chương trình đào tạo Diploma của FIATA, trong đó có Việt Nam. Đây chính là tấm vé thông hành để người lao động có thể làm việc trong ngành công nghiệp dịch vụ năng động, đầy tiềm năng, với tốc độ phát triển “phi mã” và mức độ hội nhập quốc tế cao. Hiện tại, Viện Logistics đã phối hợp cùng Công ty Tri Thức Hậu Cần (LKC) triển khai chương trình đào tạo FIATA/VIFFAS Diploma in Freight Forwarding trên toàn quốc.  

Ngành logistics: “Đỏ mắt” tìm nhân lực cấp cao

Trong tháng 12/2012, Viện Logistics đã kết hợp với trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai khóa học dành cho giảng viên, các cán bộ quản lý của tỉnh, cán bộ chủ chốt đang làm trong ngành hoặc đảm nhiệm công việc liên quan đến logistics nhưng chưa qua đào tạo. Đồng thời, khóa học đầu tiên của năm 2013 sẽ được khai giảng vào ngày 19/1 tại thành phố Hồ Chí Minh dành cho đối tượng sinh viên năm 2 năm cuối các trường cao đẳng - đại học và nhân viên đi làm dưới hai năm chưa qua đào tạo của các công ty Logistics.

Chương trình đào tạo lấy bằng FIATA Diploma có tổng thời lượng gần 300 giờ học với tổng cộng 12 mô-đun chưa kể các chuyến tham quan và số giờ thực tập ở các doanh nghiệp Logistics. Chương trình hiện nay đã triển khai 8 khóa đầu tiên sau hơn ba năm chuẩn bị giáo trình và giảng viên theo quy định của FIATA.

Học viên quan tâm đến các chương trình đào tạo về Logistics cấp bằng quốc tế của FIATA có thể liên hệ:

Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics hoặc đơn vị ủy thác tổ chức các chương trình đào tạo của Viện

Logistics Knowledge Co. Ltd (LKC)
Trụ sở: Tầng 11, Tòa nhà Hải Âu, 39B Trường Sơn, Quận Tân Bình, TPHCM
Điện thoại: (+84) 8  6297 3988                        Hotline: (+84) 934 077 677
Email: edu@logisticshub.vn;                  Website: www.logistics-institute.vn

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm