Nên chọn học tại Việt Nam hay du học: Kỳ 1 - Chơi vơi chọn ngành chọn nghề

Người Việt Nam có truyền thống hiếu học. Tâm lý chung của nhiều người là thích học đại học và học lên cao. Nhưng để chọn được một ngành nghề phù hợp với khả năng của bản thân và đáp ứng yêu cầu của xã hội không phải là điều đơn giản.

Nên chọn học tại Việt Nam hay du học: Kỳ 1 - Chơi vơi chọn ngành chọn nghề - 1

1. Thực trạng hướng nghiệp ở Việt Nam

Vài năm trở lại đây, công tác hướng nghiệp chọn ngành chọn nghề cho học sinh đã được một số trường THPT triển khai. Tuy nhiên, số lượng khá ít và cũng không đem lại hiệu quả tích cực. Nội dung hướng nghiệp chủ yếu là đưa ra thông tin chung về các trường, không đi sâu vào phân tích nhu cầu thị trường, không chỉ ra cách thức để học sinh chọn được ngành học phù hợp. Nguyên nhân là do thiếu đội ngũ chuyên gia hiểu biết sâu rộng về các ngành nghề, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp và xu hướng nghề nghiệp trong tương lai. Các trường phổ thông cũng không chú trọng việc liên kết với các công ty và thị trường lao động để đưa ra các chỉ báo ngành nghề cho học sinh. Một số trường cao đẳng, đại học tổ chức các buổi tư vấn hướng nghiệp nhưng chỉ tập trung giới thiệu, giải đáp ngành nghề do trường đào tạo nhằm lôi kéo học sinh vào học. Học sinh quan tâm về sự đa dạng của các ngành nghề khác thì không được đáp ứng.

Công ty Du học UE là đơn vị tiên phong trong việc tổ chức định hướng nghề cho các em học sinh THPT dưới góc nhìn của Doanh nhân - Doanh nghiệp. Năm 2017, UE sẽ tiếp tục triển khai chương trình “Định hướng nghề dưới góc nhìn doanh nhân” với quy mô trải dài từ miền Trung tới miền Nam. Với nỗ lực lan tỏa các giá trị thiết thực cho xã hội, UE mong muốn sẽ trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất để lựa chọn một ngành học phù hợp với khả năng, phù hợp với nhu cầu xã hội và phù hợp quá trình hội nhập hiện nay.

2. Học đại học và ra trường vẫn thất nghiệp

Hệ thống giáo dục ở nước ta chưa hoàn thiện, thường xuyên cải cách, trong đó có giáo dục bậc đại học. Nội dung chương trình nặng về lý thuyết, xa rời thực tế và đào tạo không nhắm đến nhu cầu của xã hội. Các trường cao đẳng, đại học không có sự liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, chưa nắm bắt được nhu cầu tuyển dụng nên việc đào tạo không hiệu quả và doanh nghiệp thường phải đào tạo lại.

Hiện nay cả nước có 412 trường đại học, cao đẳng với khoảng 2,2 triệu sinh viên trong tổng số 95 triệu dân. Năm 2016, có khoảng 200.000 cử nhân và thạc sĩ thất nghiệp. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội dự báo, năm 2017 số lượng người thất nghiệp có bằng cử nhân sẽ gia tăng, hơn 200.000 người so với năm 2016. Tuy nhiên, thừa thì vẫn thừa mà thiếu thì vẫn thiếu. Số người thất nghiệp gia tăng không ngừng nhưng các công ty vẫn đang cần số lượng lớn những lao động có tay nghề, có chuyên môn, có kỹ năng tốt.

Nên chọn học tại Việt Nam hay du học: Kỳ 1 - Chơi vơi chọn ngành chọn nghề - 2

3. Dư thừa nhân lực ngành hot – thiếu nhân lực những ngành cơ bản

Trong thập niên gần đây, thị trường lao động tại những thành phố luôn diễn biến tình trạng mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề và trình độ nghề chuyên môn lành nghề và nhân lực. Nguyên nhân là do chất lượng đào tạo không cao và mục tiêu đào tạo không đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Hầu hết các trường đại học đều có mã ngành đào tạo các ngành kế toán – kiểm toán, tài chính - ngân hàng,… mỗi năm thu hút hàng trăm ngàn sinh viên theo học. Hệ quả là nguồn nhân lực được đào tạo quá nhiều, gây ra dư thừa, chỉ tính riêng trên thị trường Hà Nội nguồn cung đã gấp 11,8 lần so với nhu cầu xã hội vào năm 2015.

Những ngành nghề cơ bản phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay (và 1 vài năm tới) như kinh doanh, nhân viên chăm sóc khách hàng, kỹ sư cơ khí, quản lý kho, nhân viên kỹ thuật, tư vấn tâm lý, an ninh mạng, phát triển phần mềm,… lại đang thiếu lao động cung ứng cho thị trường.

4. Công thức hướng nghiệp học sinh của Mỹ

Giáo dục nghề nghiệp ở trường phổ thông luôn được coi trọng ở Mỹ. Việc tích hợp giáo dục văn hóa và giáo dục nghề đang là xu hướng chính để Mỹ giảm thiểu tối đa tỷ lệ người thất nghiệp trong xã hội.

Tại trường học, đội ngũ giáo viên cố vấn (3-5 người) sẽ đồng hành cùng học sinh, giúp học sinh xác định rõ điểm yếu điểm mạnh, vạch rõ lộ trình tương ứng để học sinh xác định ngành học, trường học cho mình. Lộ trình bao gồm cách thức tìm kiếm thông tin, làm hồ sơ cá nhân, các thang điểm cần đạt trong các môn học, các bài thi điều kiện cần vượt qua trong từng giai đoạn cụ thể, những điểm cần chú ý trong các bài thực hành tại trường.

Lời kết: Trong một nền giáo dục còn nhiều bất cập như hiện nay ở nước ta, các bạn dễ bị rơi vào trạng thái hoang mang, chới với khi chọn ngành nghề để theo đuổi. Vậy lựa chọn ngành chọn nghề như thế nào cho đúng? Các bạn hãy đón đọc ở kỳ sau.

Thạc sĩ Nguyễn Xuân Thời
Chuyên gia tư vấn giáo dục

Website: http://duhocue.edu.vn/

Facebook: Du học UE

CÔNG TY DU HỌC UE

Trụ sở chính

Địa chỉ: 21 Mai Thị Lựu, P. ĐaKao, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 3911 0102

Hotline: 1800 6972 (Miễn Phí Cuộc Gọi) - 20 lines

Chi nhánh Quận 1 - Tp. HCM

Địa chỉ: 28C Mai Thị Lựu, P. ĐaKao, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 3911 0234

Hotline: 1800 6972 (Miễn Phí Cuộc Gọi)

Chi nhánh Đà Nẵng

Địa chỉ: 272 Nguyễn Văn Linh, P. Thạc Gián, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng

Điện thoại: (0236) 3655 121

Hotline: 1800 6972 (Miễn Phí Cuộc Gọi) - 10 lines