Logistic và quản lý chuỗi cung ứng: Ngành "hot", lương cao nhưng khát nhân lực

Trường Thịnh

(Dân trí) - Logistic là ngành có nhu cầu nhân lực lớn từ thị trường nhưng số lượng đào tạo lại khá ít ỏi. Điều này đã tạo sức hút cho chuyên ngành logistic và quản lý chuỗi cung ứng trong mùa tuyển sinh đại học năm 2024.

Viện Nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam dự báo đến năm 2030, ngành logistics ở nước ta cần bổ sung 2,2 triệu nhân lực, trong đó cần khoảng 200.000 nhân lực chất lượng cao, có bằng cấp chứng chỉ chuyên môn, có kỹ năng nghiệp vụ và năng lực ngoại ngữ.

Tuy nhiên, số sinh viên tốt nghiệp từ các đơn vị đào tạo chỉ khoảng 2.500 người mỗi năm, cho thấy "cơn khát" nhân lực của ngành này cả về số lượng và chất lượng.

Là một trong những chuyên gia trong ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng, với hơn 25 năm kinh nghiệm làm việc trong và ngoài nước, nhất là tại các "ông lớn" như Walmart, Li & Fung, William E. Connor, Decathlon…, bà Võ Thị Minh Phương (hiện là Giám đốc Global Sourcing - Công ty PH Transform Solution đồng thời là Giảng viên Trường ĐH FPT TPHCM) cho rằng lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng ngày nay đang mở ra cơ hội nghề nghiệp lớn và đa dạng cho sinh viên.

Cử nhân phát triển chuyên môn sâu ngành này có thể tìm thấy cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp, các tập đoàn đa quốc gia, thương hiệu nổi tiếng cũng như các nhà phân phối, nhà máy sản xuất, với nhiều vị trí như quản trị chiến lược kinh doanh, hoạch định chính sách vận tải, quản lý dự án logistics, quản lý kho hàng, nhân viên phát triển và quản lý đơn hàng… trong nhiều ngành hàng đa dạng.

Thu nhập của ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng cũng rất hấp dẫn, tùy thuộc vào năng lực, vị trí, kinh nghiệm. Một số đơn vị thậm chí có thể sẵn sàng chi trả mức lương lên tới 9 chữ số/tháng nếu người lao động có đủ năng lực và kinh nghiệm để giúp doanh nghiệp của họ phát triển tốt nhất.

Logistic và quản lý chuỗi cung ứng: Ngành hot, lương cao nhưng khát nhân lực - 1

Bà Võ Thị Minh Phương (thứ tư từ trái sang) chia sẻ về xu hướng phát triển ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại một sự kiện của Trường ĐH FPT.

Tiềm năng phát triển rộng mở nhưng để nắm bắt được những cơ hội tốt trong ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng, sinh viên phải lựa chọn được môi trường đào tạo phù hợp, bám sát nhu cầu của thị trường, đồng thời phải nỗ lực học hỏi và cập nhật kiến thức thường xuyên để có chuyên môn sâu, vững nghiệp vụ.

Việc trau dồi khả năng sử dụng công nghệ và ngoại ngữ cũng là một đòi hỏi thiết yếu bởi hầu hết các doanh nghiệp logistics và quản lý chuỗi cung ứng hiện nay đều có định hướng chuyển đổi số cũng như mở rộng hợp tác với các công ty nước ngoài, các tài liệu, chứng từ theo đó cũng được trình bày bằng tiếng Anh.

Tại Trường ĐH FPT, sinh viên ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng được đào tạo với định hướng phát triển toàn diện (cả về kiến thức chuyên môn, khả năng sử dụng công nghệ và ngoại ngữ), nhờ đó có nhiều lợi thế vượt trội sau khi tốt nghiệp.

"Có 4 tiêu chí nổi bật trong chương trình đào tạo chuyên ngành quản lý logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu tại Trường ĐH FPT. Thứ nhất, cung cấp nền tảng chuyên môn sâu, toàn diện theo định hướng kinh doanh ứng dụng công nghệ. Thứ hai, trang bị những kỹ năng cần thiết để phân tích, đánh giá và thiết kế các hệ thống logistics và chuỗi cung ứng hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Thứ ba, tích hợp nhiều phương pháp giảng dạy tích cực (Constructivism, Project based learning, …). Thứ tư, nhấn mạnh vào sự đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận những công cụ làm việc tiên tiến nhất", bà Võ Thị Minh Phương chia sẻ.

Logistic và quản lý chuỗi cung ứng: Ngành hot, lương cao nhưng khát nhân lực - 2

Sinh viên Trường ĐH FPT tham quan thực tế tại doanh nghiệp.

Ngoài các chuyến tham quan, thực tập tại doanh nghiệp, sinh viên ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại Trường ĐH FPT còn được xây dựng tinh thần startup (khởi nghiệp) thông qua bộ môn trải nghiệm khởi nghiệp, hoặc các buổi gặp gỡ doanh nghiệp giao lưu trực tiếp, các sự kiện, cuộc thi...

Tại đây, sinh viên sẽ có cơ hội học hỏi và được trực tiếp hướng dẫn dự án khởi nghiệp từ những chuyên gia, founder (nhà sáng lập) và startup trong và ngoài nước, thêm cơ hội để kết nối với doanh nghiệp, những người khởi nghiệp thành công.

Với chương trình đào tạo khác biệt, liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp và gắn liền nhu cầu của thị trường, ngành quản lý logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu của Trường ĐH FPT hứa hẹn sẽ sớm góp phần mang tới nguồn nhân sự chất lượng cao mà các doanh nghiệp đang chờ đợi.

Thí sinh đủ điều kiện nộp hồ sơ tuyển sinh vào Trường ĐH FPT khi thuộc đối tượng xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh Hệ đại học chính quy năm 2024 của trường; đạt xếp hạng top 50 theo học bạ THPT năm 2024.

Ngoài ra, thí sinh có thể xét tuyển vào trường bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo tổ hợp môn toán và 2 môn bất kỳ. Điểm trúng tuyển sẽ công bố cụ thể sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Chứng nhận xếp hạng THPT thí sinh thực hiện trên trang http://SchoolRank.fpt.edu.vn

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm