Lạng Sơn: Phụ huynh “gánh” gần 30 khoản đóng góp đầu năm

(Dân trí) - Ngoài việc đóng góp 18 khoản thu mà nhà trường đưa ra một cách công khai thì phụ huynh còn phải “gánh” thêm 11 danh mục kế tiếp được gọi là xã hội hóa giáo dục. Việc này này diễn ra ở Trường THPT Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn).<br><a href='http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/loan-phi-dong-gop-tu-nguyen-dau-nam-953042.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp; Loạn phí đóng góp “tự nguyện” đầu năm</b></a><br><a href='http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/bat-hoc-sinh-mua-dong-phuc-hieu-truong-rut-kinh-nghiem-952986.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp; Bắt học sinh mua đồng phục: Hiệu trưởng rút kinh nghiệm</b></a><br><a href='http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/de-nghi-chuyen-cong-tac-hieu-truong-bat-phu-huynh-viet-giay-khat-no-hoc-phi-952820.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp; Đề nghị chuyển công tác hiệu trưởng bắt phụ huynh viết giấy khất nợ học phí</b></a>

Phản ánh về báo Dân trí, phụ huynh có con đang học lớp 10 tại Trường THPT Đồng Đăng cho biết: Mặc dù là ngôi trường vùng giáp biên, học sinh phần lớn là con em của các gia đình không có điều kiện khi mà thu nhập chủ yếu dựa vào Nông - Lâm nghiệp. Tuy nhiên, đầu năm học mới 2014-2015 nhà trường đã đưa ra danh mục đóng góp lên đến 29 khoản với tổng chi phí dành cho mỗi học sinh lên đến gần 4 triệu đồng.

“Phụ huynh chúng tôi, đặc biệt là những gia đình ở các xã, những làng bản khó khăn thực sự cảm thấy “choáng váng” trước những khoản thu này. Chúng tôi cũng đã nộp các khoản tiền của năm nay nên không muốn thay đổi gì nữa nhưng chúng tôi muốn những người làm công tác giáo dục sẽ hiểu và thông cảm cho phụ huynh trong các khoản thu. Với hồi chuông cảnh báo này hi vọng chúng tôi sẽ không phải gánh những khoản thu “trên trời” nữa” - phụ huynh này bộc bạch.

Theo phản ánh của phụ huynh thì học sinh khối 10 của Trường THPT Đồng Đăng đã phải "gánh" 18 khoản do nhà trường đưa ra đó là: Tiền học phí; phụ phí, điện nước, vệ sinh; in đề kiểm tra; bảng từ chống lóa; ghế nhựa cao; học bạ; giấy chứng nhận vào lớp 10; thẻ học sinh; áo đồng phục mùa hè; áo đồng phục mùa đông; đồng phục thể thao; áo dài (đối với nữ); bảo hiểm tai nạn học sinh; Quỹ Chữ Thập Đỏ; quỹ khuyến học; gửi xe đạp; sách giáo khoa bổ trợ; học bổ trợ. Tổng các khoản đóng góp này lên đến gần 2,5 triệu động.

Trường THPT Đồng Đăng vẫn còn ngổn ngang khi đang xây dựng 
Trường THPT Đồng Đăng vẫn còn ngổn ngang khi đang xây dựng cơ sở vật chất.

Ngoài các khoản đóng góp nhà trường đưa ra thì Ban đại diện cha mẹ học sinh kêu gọi đóng góp xã hội hóa 11 khoản bao gồm: Máy chiếu 18 triệu đồng/lớp; rèm che nắng 5,4 triệu đồng/lớp; trang trí lớp 4,8 triệu đồng/lớp; cây cảnh 200.000 đồng/lớp; quỹ phụ huynh trường 200.000 đồng/1 học sinh; quỹ phụ huynh lớp 100.00 đồng/ 1học sinh; ủng hộ xây dựng trường chuẩn quốc gia tối thiểu 50.000 đồng/ 1 học sinh; ủng hộ hũ gạo tình thương 50.000 đồng/1 học sinh; ủng hộ nghiên cứu khoa học tối thiểu 50.000 đồng/1 học sinh; Quỹ đoàn 44.000 đồng/ 1 học sinh; tiền vở 20 cuốn x 6.500 đồng.

Hiệu trưởng nhà trường lên tiếng

Để làm rõ vấn đề phụ huynh phản ánh, ngày 7/10, phóng viên Dân trí đã về trực tiếp Trường THPT Đồng Đăng tìm hiểu. Thẳng thắn nhìn nhận vấn đề, cô giáo Nguyễn Thúy Phương - Hiệu trưởng nhà trường cho hay: Các khoản thu mà phụ huynh phản ánh là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên có một số khoản nhà trường không triển khai đó là tiền mua sách giáo khoa học bổ trợ, tiền mua vở. Một số mức thu phản ánh không chính xác đó là tiền máy chiếu thực tế là 17,7 triệu đồng/lớp, rèm che nắng 4,55 triệu đồng/lớp, trang trí lớp 3,248 triệu đồng/lớp.

Các khoản đóng góp này chỉ thực hiện đối với học sinh khối lớp 10. Các khối lớp 11 và 12 chỉ phải đóng góp với tổng chi phí hơn 1 triệu đồng.

Liên quan đến khoản thu đầu năm học, nếu có ý kiến gì về khoản thu của các trường, bạn đọc có thể phản ánh thông tin tới báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email: dantri@dantri.com.vn Xin trân trọng cảm ơn!

Giải thích về các khoản thu, cô Phương cho biết: Với các khoản thu mà nhà trường đưa ra đều dựa trên các quy định của ngành như tiền học phí, học bạ, giấy chứng nhận vào 10, thẻ học sinh; một số khoản thu khác phục vụ cho chính học sinh như tiền quỹ Chữ Thập Đỏ, quỹ khuyến học, ghế nhựa…

Về đồng phục thì nhà trường cũng không ép buộc học sinh phải mua mới mà có thể dùng của các anh chị khóa trên, đối với khối 11 và 12 thì các em không phải mua mới mà vẫn dùng đồng phục cũ. Mục tiêu của nhà trường là trong 3 năm học các em chỉ phải mua đồng phục một lần vào đầu năm học lớp 10.

Sở dĩ nhà trường đứng ra mời đơn vị may đồng phục hộ cho các em là nhằm giảm đi chi phi so với giá ngoài thị trường. May với số lượng nhiều chắc chắn sẽ giảm được chi phí. Khi triển khai vấn đề này chúng tôi cũng đã trao đổi với phụ huynh và đã được sự đồng thuận.

“Đối với các em thuộc gia đình khó khăn thì chúng tôi cũng trích tiền quỹ chữ thập đỏ để hỗ trợ, thậm chí là mua tặng các em. Ở địa bàn có gia đình học đặc biệt khó khăn thì chúng tôi cũng dùng quỹ hũ gạo tình thương để chia sẻ với gia đình. Hàng năm nhà trường chi phí hàng chục triệu đồng cho các hoạt động này” - cô Nguyễn Thúy Phương chia sẻ.

Biên bản của Hội Cha mẹ Học sinh thể hiện việc tự nguyện
Biên bản của Hội Cha mẹ Học sinh thể hiện việc tự nguyện đóng góp mua máy chiếu, rèm, trang trí.

Liên quan đến các khoản đóng góp dưới danh nghĩa xã hội hóa, Hiệu trưởng Trường THPT Đồng Đăng cho hay: Cơ sở vật chất nhà trường còn rất nhiều khó khăn nhưng chúng tôi sẽ phấn đấu để đạt chuẩn vào năm 2015. Năm học 2014-2015, nhà trường chính thức đưa khu nhà mới được hoàn thành vào hoạt động. Khu nhà mới này có 15 phòng học thì nhà trường đã bàn giao phòng học cho 9 lớp 10 và cam kết cả 3 năm học ở trường các em sẽ được học ở đây. Xuất phát từ nguyện vọng của phụ huynh thì nhà trường đã họp bàn và góp ý với Ban thường trực cha mẹ học sinh khi thực hiện công tác xã hội hóa. Việc mua máy chiếu, rèm cửa, trang trí lớp học là phục vụ cho chính học sinh. Toàn bộ việc mua các thiết bị này đều do phụ huynh ký kết trực tiếp với các đơn vị cung cấp triển khai còn nhà trường chỉ hỗ trợ trong việc trông coi, bảo vệ thiết bị…

Về việc thu tiền ủng hộ xây dựng trường chuẩn quốc gia cũng như ủng hộ Ban đại diện cha mẹ học sinh mua sắm thiết bị máy chiếu, rèm, trang trí lớp, cô Phương thông tin thêm: Trong 12 hạng mục xây dựng trường chuẩn quốc gia 2015 thì có một giải pháp đó là xã hội hóa giáo dục. Chúng tôi bắt đầu kêu gọi từ năm nay vì theo kế hoạch thì trường là đơn vị duy nhất năm nay được đánh giá ngoài vào tháng 12 và công nhận chuẩn vào năm 2015. Với điều kiện cơ sở vật chất vẫn còn ngổn ngang (nhà trường đang tiếp tục xây dựng thêm một khu phòng học mới và nhà hiệu bộ - PV) nên chúng tôi cũng đã bàn với cha mẹ học sinh. Cơ sở vật chất thì nhà nước đã cho rồi, bây giờ muốn có máy chiếu, rèm, trang trí lớp thì phải cùng phối hợp với nhau kêu gọi. Chúng tôi đã bàn trong Ban giám hiệu, Chi bộ Đảng, Chi ủy cộng với Ban thường trực cha mẹ học sinh. Sau khi có sự thống nhất cao thì mới triển khai.

Biên bản hợp đồng mua thiết bị của đại diện cha mẹ học sinh
Biên bản hợp đồng mua thiết bị của đại diện cha mẹ học sinh với đơn vị cung cấp.

Trước câu hỏi của phóng viên: Kế hoạch xã hội hóa này nhà trường có báo cáo lên Sở GD-ĐT Lạng Sơn để xin ý kiến chỉ đạo hay không?

“Khi nhận được sự đồng thuận của phụ huynh thì chúng tôi triển khai luôn. Nhà trường chưa báo cáo kế hoạch cụ thể lên cấp trên” - cô Phương thừa nhận.

Bộc bạch thêm với phóng viên, cô Phương bày tỏ: Việc có một ngôi trường vùng biên như thế này là niềm hạnh phục của rất nhiều người dân bởi học sinh không phải đi học xa. Người dân còn nhiều khó khăn nên việc để cho các em tiếp tục theo học lên bậc phổ thông là điều rất đáng quý. Quan điểm của nhà trường là không cào bằng đối với các khoản xã hội hóa và chắc chắn mọi khoản thu chi đều minh bạch. Ở đây chúng tôi cũng quy định, tùy điều kiện hoàn cảnh gia đình các vị phụ huynh có thể nộp các khoản thu từ 2 đến 3 lần nộp trong năm học và nộp xong trước tháng 12/2014.

"Trường THPT Đồng Đăng đang thực hiện quy trình “ngược” với yêu cầu của Sở"

Để làm rõ thêm vấn đề, phóng viên Dân trí cũng đã trao đổi với ông Nguyễn Văn Ba - Chánh thanh tra Sở GD-ĐT Lạng Sơn. Sau khi lắng nghe thông tin, ông Ba khẳng định: Trường THPT Đồng Đăng đang thực hiện quy trình “ngược” với yêu cầu của Sở.

Theo ông Ba thì một số khoản như học phí, học bạ, giấy chứng nhận vào lớp 10 đã có quy định của ngành và của Sở GD-ĐT. Về việc huy động và đóng góp từ phụ huynh học sinh, các tổ chức cá nhân, xã hội để cải tạo, nâng cấp, xây dựng công trình phụ trợ như nhà vệ sinh, cổng trường, nhà để xe, tường bao quanh hoặc mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học như máy chiếu,..Sở GD-ĐT Lạng Sơn đã có văn bản nói rõ các trường khi vận động, quản lí sử dụng phải nghiêm túc thực hiện một số quy định như thống nhất chủ trương, quy trình, kế hoạch, báo cáo cơ quan cấp trên và có công khai. Hiện Trường THPT Đồng Đăng thiếu báo cáo về sở GD-ĐT Lạng Sơn. Việc nhà trường thu tiền và thực hiện mua sắm là quy trình ngược một chút.

“Theo quy định thì hoạt động mua sắm phải thông qua Phòng Kế hoạch-Tài chính của sở GD-ĐT Lạng Sơn. Bộ phận này sẽ xuống kiểm duyệt, tính toán, định ra giá thành các hạng mục trên cho nhà trường. Ở đây nhà trường đã có mua sắm nhưng sở sẽ kiểm tra quá trình thực hiện việc quyết toán có đúng không, có đảm bảo dân chủ công khai công. Chính vì thế nhà trường không thể dùng sai mục đích các khoản mà phụ huynh đóng góp, hỗ trợ” - Chánh thanh tra Nguyễn Văn Ba nhấn mạnh.

Thanh tra Sở GD-ĐT Lạng Sơn sẽ kiểm tra các khoản thu chi của 
Thanh tra Sở GD-ĐT Lạng Sơn sẽ kiểm tra các khoản thu chi của trường THPT Đồng Đăng, nếu sai phạm sẽ có biện pháp chấn chỉnh.

Chánh Thanh tra Sở GD-ĐT Lạng Sơn cũng chia sẻ thêm: Trong điều kiện học sinh có thể đóng góp, nhà trường mới huy động. Nhiều nơi của Lạng Sơn không thể kêu gọi xã hội hóa. Thậm chí gọi học sinh đi học phụ đạo không học, cho tiền các em cũng không đi. Trường THPT Đồng Đăng kêu gọi được và phục vụ cho học sinh học tập tốt hơn thì nên làm. Tuy nhiên, đừng đóng góp quá xa xỉ, đóng góp xong rồi không làm gì, thiết bị mua sắm để trong tủ. Như vậy là không được.

Ông Ba cũng thẳn thắn nhìn nhận, với các khoản đóng góp đâu năm lên gần 4 triệu đồng là khá cao so với mặt bằng người dân, đặc biệt là ở một số xã khó khăn của huyện Cao Lộc.

Liên quan đến khoản ủng hộ xây dựng trường chuẩn quốc gia, ông Ba cho biết: Trang bị cơ sở vật chất, đội ngũ nhà trường đã được Nhà nước đầu tư. Song có thể việc trang bị còn thiếu nên họ huy động chút xíu, không ảnh hưởng gì lớn. Nhưng khoản ủng hộ này còn ghi tối thiểu 50.000 đồng/HS tôi chưa thấy ai thu như vậy bao giờ. Việc 100% phụ huynh nhất trí với các khoản thu trên cần kiểm tra lại. Tuy nhiên biên bản chắc chắn có chữ ký của hội trưởng, thư ký... Họ phải chịu trách nhiệm về chữ ký của mình.

Chốt lại vấn đề ông Nguyễn Văn Ba khẳng định: “Sở sẽ kiểm tra, xử lí, chấn chỉnh nếu phát hiện sai phạm”.

Nguyễn Hùng

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm