Kinh nghiệm đưa giáo dục sớm lên trực tuyến, ứng phó Covid-19

(Dân trí) - Bà Jeannie Ho-Chan cho hay, đại dịch Covid-19 tình huống khẩn cấp, không phải tổ chức giáo dục sớm nào cũng sẵn sàng cho những thay đổi khi chuyển sang dạy học trực tuyến.

PV Dân trí có cuộc trao đổi với bà Jeannie Ho-Chan - Viện trưởng Viện Shichida Việt Nam - một trong những đơn vị tiên phong ở Việt Nam mang giáo trình Giáo dục sớm cho trẻ mầm non và cả phụ huynh lên trực tuyến với lộ trình dài hạn, ứng phó với đại dịch Covid-19 về kinh nghiệm, bài học và những lưu ý khi ứng dụng giảng dạy trực tuyến cho đối tượng trẻ em 0-6 tuổi.

Phương án không có trong “một sớm, một chiều”

PV: Có thể nói đại dịch Covid-19 là tình huống bất ngờ và bất khả kháng nhưng ngay khi đại dịch xảy ra, Viện Shichida đã ngay lập tức triển khai giải pháp online công phu và bài bản – phải chăng trường đã lường trước các tình huống bất ngờ nhất, thưa Viện trưởng?

Viện trưởng Jeannie Ho-Chan: Các giải pháp online đã bắt đầu được nghiên cứu từ năm 2014 với nhiều sự chuẩn bị như làm việc với Microsoft, các giải pháp hội thảo trực tuyến trên Skype, các biến thể trước khi chuyển qua Microsoft Teams trong bộ Office 365 hay quản lý học sinh của Microsoft.

Viện là một trong những đơn vị đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng Teams, với nhiều tuần liên tục trao đổi với các đội ngũ kỹ thuật của Microsoft tại Ấn Độ trong giai đoạn đầu Microsoft triển khai Teams.

Có một danh sách khoảng 50 chỉ mục kỹ thuật cần được nghiên cứu để cho lớp học online thành công, ví dụ như hàm số tập trung tuỳ độ tuổi, sự phát triển về mắt, các bài tập phát triển, các phương pháp luận để thay thế các tương tác vật lý bằng các tương tác online.

Viện mở rộng việc nghiên cứu của mình với nhiều giải pháp kỹ thuật công nghệ khác nhau, trong đó có viện tham gia, tham khảo các chương trình online nổi tiếng, như của Đại học Harvard cho bậc đại học.

Việc điều chỉnh giáo trình để đạt độ bão hoà tối ưu kết quả học trong từng buổi cũng như diễn ra hàng tuần, hay nghiên cứu giáo cụ để có thể đạt kết quả tối ưu. Những kết quả nghiên cứu trước đây được đưa vào sử dụng ngay tức khắc trong mùa dịch này.

Rõ ràng đó không phải giải pháp ra đời không phải trong “một sớm, một chiều”…

Đúng vậy, đây là kết quả của hơn 3 năm chính thức làm việc trong dự án này với 2 năm chuẩn bị trước đó, và hơn 2 tỉ đồng đầu tư về thiết bị, nguồn lực, con người cho các thử nghiệm khác nhau.

Hầu hết các thiết bị dùng để nghiên cứu trước đây gần như ở trạng thái sẵn sàng để dùng khi biết rằng dịch sẽ kéo dài. Tất cả các dự án R&D của Viện đều được bảo mật cẩn thận, nên khi viện đưa ra chương trình Shichida Online Class (SOC), với nhiều chi tiết và chất lượng tốt không khác gì lớp học vật lý, phụ huynh học tại Viện có rất nhiều bất ngờ thú vị và hài lòng.

Nhưng đây không phải là quá trình phản ứng tức thì, đây là mồ hôi và nước mắt của một quá trình rất dài trước đó mà phụ huynh và các con tại Viện là người hưởng lợi nhiều nhất từ các thành quả này.

Phản ứng khẩn cấp kèm hỗ trợ cho phụ huynh

Được biết rằng, do dịch Covid-19 đã kéo dài hơn dự định, nên trường đành phải khởi hành chương trình dạy trực tuyến sớm hơn 6 tháng. Nhà trường đã phải vất vả như thế nào để chính thức kích hoạt phương pháp dạy mới này sớm tận 6 tháng?

Trong quy tắc hoạt động, chúng tôi có chính sách Phản ứng khẩn cấp (Emergency Response), quy định các quy trình và quy tắc phản ứng trong các tình huống được định nghĩa là Force Majeure (tình huống bất khả kháng).

Ngay khi dịch Covid-19 diễn ra, Viện kích hoạt ngay quy trình này. Một quy tắc chính trong bộ ứng xử này là Expect the Unexpected, dự tính và phản ứng khoa học, hợp lý cho những tình huống không dự tính được. Việc đưa ra bất kỳ phản ứng nào sớm hơn dự tính đều có rủi ro và bất trắc.

Thế nhưng trong tình huống này, rủi ro có thể là một cơ hội; nên khi ra mắt chương trình học online SOC, cơ hội này rất lớn so với nếu ra mắt 6 tháng sau, khi sự chuẩn bị gần như 99%.

Đương nhiên sẽ rất vất vả khi phải làm việc đến 1, 2 giờ đêm để chuẩn bị các trạm SOC đúng tiêu chuẩn kỹ thuật cho tất cả trung tâm trong vòng vài tuần.

Các trạm SOC này phải tuân thủ các quy tắc để khi phát sóng các buổi học và tương tác, các con học thấy rất giống như tương tác với cô giáo trực tiếp.

Hiện tại, sau hơn 4 tuần học ở nhà, các con luôn nhớ và đòi cha mẹ học các lớp online với trường, tỉ lệ tham gia học đầy đủ lên đến hơn 96%.

Kinh nghiệm đưa giáo dục sớm lên trực tuyến, ứng phó Covid-19 - 1
Bà Jeannie Ho-Chan, Viện trưởng Viện giáo dục sớm Shichida Việt Nam (phải).

Còn phụ huynh thì sao, nhà trường có hướng dẫn nào để họ hỗ trợ con trẻ học online?

Viện cũng có quy trình hướng dẫn cho cha mẹ, kiểm tra các thông số kỹ thuật để lớp học diễn ra thành công. Các con rất vui, phụ huynh rất hạnh phúc, nhất là trong thời gian này, khi các chương trình dạy cho các con dưới 6 tuổi hầu như không có, mà chỉ có các trò chơi trên internet, video với tương tác chỉ một chiều và không có giáo trình sư phạm rõ ràng, hiệu quả.

Dạy trực tuyến không mới nhưng vẫn gây bỡ ngỡ với nhiều đối tượng học sinh, sinh viên. Vậy đối với các trẻ trong giai đoạn giáo dục sớm, việc áp dụng phương pháp này có lẽ còn khó hơn?

Thực ra, khi đưa ra được hơn 50 vấn đề để giải quyết cho phương pháp dạy online và giải quyết triệt để ở nhiều tầng lớp khác nhau trong 3 năm, thì tất cả các vấn đề đều đã có phương án giải quyết và chúng tôi có quy chuẩn, tiêu chuẩn rõ ràng cho từng vấn đề một.

Ngay cả về vấn đề tập trung, viện biết khá rõ khung thời gian tập trung theo từng độ tuổi, các hàm số với yếu tố phụ thuộc tác động đến vấn đề này.

Sự tập trung cũng là nhân tố phụ của việc tương tác, nằm trong phạm trù tâm lý giáo dục mà tiêu biểu là việc vận dụng hiệu quả khoa học phương pháp luận để giải quyết vấn đề này. Đây là lý do tại sao kết quả và tính hiệu quả cuả bài học tại Shichida cao và luôn giữ được sự ổn định này.

Thầy cô cũng phải vượt khó…

Vậy các thầy cô có gặp thử thách nào không, thưa bà?

Các cô giáo, vì đã quen với các phương tiện công nghệ trong 5 năm qua, với việc online training và nhiều hội thảo trực tuyến khác thì việc chuyển đổi khá dễ dàng.

Nói vậy, chứ trong 2 tuần trước khi dạy chính thức, các cô và viện trải qua 27 phiên bảo nâng cao, cải tiến chất lượng trước khi bài học được chính thức thông qua và cho phép từ ban quản trị viện trong việc dạy. Ngay cả bây giờ, các cô vẫn trải qua quy trình kiểm soát chất lượng với việc ghi hình lớp học 100% và dự thính bất ngờ không báo trước. Lớp học luôn có một giáo viên thứ 2 quan sát, đánh giá và báo cáo song song không chịu sự tác động qua lại. Thế nên nguồn lực và chi phí cho một buổi học online trong thời điểm hiện tại cao hơn lớp học bình thường khoảng 35%.

Nhưng để hỗ trợ cho phụ huynh trong thời gian dịch, giá các lớp học online được viện hỗ trợ chi phí và thấp hơn bình thường 35% để cha mẹ vượt qua được rào cản tâm lý và tính ỳ để kiên tâm giáo dục con tại gia bằng việc tham gia các chương trình học có khoa học tại Viện.

Dạy online hay truyền thống đều có những ưu nhược điểm riêng. Sau đại dịch, Shichida có chuyển sang hẳn học online như hiện tại hay lại quay trở lại với offline như trước đây, hay sẽ dạy – học xen kẽ giữa online và offline?

Tính khác biệt quan trọng không thay thế được trong việc học online và lớp học vật lý (không phải offline) và tính tương tác xã hội hàm chứa thông tin của con người.

Khi có tương tác gần, con người học được đến 30% thông tin từ nét mặt, biểu cảm, cử động, ánh mắt, điệu bộ, các cảm nhận bề mặt hay ngầm, sờ nắm, telepathy mà khi học online không thay thế được. Giáo trình khoa học của Viện có các nghiên cứu khá sâu về vấn đề này.

Đây là lý do tại sao trong chương trình nghiên cứu của mình, Viện đã có vài năm đi về lĩnh vực AR, VR, AI để hỗ trợ các tương tác thay thế bán phần, với chương trình SOC AR mà Viện chưa ra mắt kịp trong thời gian này.

Trong tương lai, khi 5G đưa vào ứng dụng, tốc độ dữ liệu có thể đủ cho các tương tác thay thế này với độ phân giải đáp ứng được tốc độ xử lý cuả các giác quan và các cơ quan tiếp nhận thông tin và học của trẻ em.

Đương nhiên là bạn sẽ thấy học online bây giờ là lựa chọn an toàn sinh học duy nhất trong thời điểm này, mà lớp học vật lý không thể xảy ra. Việc so sánh lớp học vật lý đã diễn ra trong 60 năm với hơn 1,000,000 học sinh với chương trình mới bắt đầu vài năm là một so sánh không cân đối.

Nhưng khi mà lớp học online chuyển tải hiệu quả 90% kiến thức và 85% kỹ năng với giá 65% trong tình huống lớp học vật lý không diễn ra được, thì lựa chọn online trở nên tối thượng, tối ưu.

Kế hoạch của viện cho lớp học SOC trước khi diễn ra Covid-19, chú trọng vào các trường mẫu giáo để thêm vào chương trình giáo dục kiến thức hiệu quả. Chương trình SOC của Viện cũng tập trung vào các tỉnh thành khác, nơi mà Viện chưa có chi nhánh để các lớp học vật lý diễn ra được.

Hiện tại viện có học sinh người Việt đang ở tại các nước Thụy Sĩ, Singapore, Nga, Anh, Mỹ đang theo học chương trình SOC này.

Là một người gốc Singapore, sinh ra lớn lên cùng gia đình rồi tốt nghiệp Đại học ở quốc đảo sư tử trước khi sang Việt Nam làm việc. Bà có thể nhận định và so sánh về việc dạy học trực tuyến của Việt Nam so với Singapore trong đại dịch Covid-19 này?

Ở Singapore, các con may mắn hơn ở Việt Nam vì vẫn được đến trường đến tháng 4 năm nay. Khi chính phủ Singapore đưa ra quyết định đóng cửa trường học, họ buộc cha mẹ phải ở nhà với con và dạy con.

Họ còn buộc cha mẹ không được đưa con về cho ông bà, vì họ buộc luôn các công ty không cho nhân viên đến trường để được ở nhà và dạy con.

Chính phủ Singapore cũng đưa ra các khuyến cáo rõ ràng về chương trình học online, với các tuân thủ giáo trình trực thuộc Ministry of Education (Bộ Giáo Dục Singapore).

Các tổ chức giáo dục ở Singapore cũng đáp ứng nhanh với môi trường thay đổi khi có các chương trình được thay đổi thích hợp. Tuy nhiên, đây là tình huống khẩn cấp, và không phải tổ chức nào cũng sẵn sàng cho những thay đổi này, nên không ít các tổ chức gặp khó khăn.

Trong giáo dục mầm non, có sự phân định rõ ràng trong việc chăm sóc trẻ (day care) và giáo dục kiến thức. Trong khi phần chăm sóc trẻ bây giờ trở thành nhiệm vụ chính yếu của cha mẹ vì các trường mẫu giáo bị buộc phải đóng cửa, thì phần giáo dục kiến thức bị xem nhẹ hoặc bỏ hổng.

Do đó, chúng tôi khuyến khích phụ huynh cũng như các nhà trường lưu ý giáo dục kiến thức cho trẻ trong giai đoạn đại dịch này.

Xin cảm ơn những chia sẻ của Bà!

Lệ Thu (thực hiện)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm