Không đủ điểm vào cấp 3 công lập: Tương lai đã “đóng cửa” với học sinh?

(Dân trí) - Những ngày này, các em học sinh cuối cấp THCS đang chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng: thi vào THPT. Hơn ai hết, học sinh và phụ huynh là những người cảm nhận rõ nhất sức nóng của kỳ thi này.

Áp lực hơn thi Đại học

Năm học 2020 – 2021, Hà Nội có 107.246 học sinh tốt nghiệp THCS dự thi vào các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (tăng 6.685 học sinh so với năm học 2018 – 2019).

Trong đó, chỉ tiêu dành cho các trường THPT công lập là 69.280 suất, chiếm 64,6 %; còn lại là chỉ tiêu dành cho các trường THPT ngoài công lập, trung tâm giáo dục thường xuyên và cơ sở dạy nghề.

Không đủ điểm vào cấp 3 công lập: Tương lai đã “đóng cửa” với học sinh? - 1

Ngày càng có nhiều trường ngoài công lập tốt nên nhiều phụ huynh ngay từ đầu đã xác định cho con vào học hệ thống trường này.

Với những phụ huynh và học sinh ưu tiên chọn trường công lập, càng đến sát ngày thi, càng lo lắng vì con đường vào khối trường này không quá rộng mở. Các bậc cha mẹ không phải là những người đi thi, nhưng họ thậm chí còn nóng ruột hơn cả con mình.

Cô N.B.N, có con đang học lớp 9, trường THCS D.V.H, chia sẻ: “Cô lo nhất là năm nay nhiều học sinh có quá nhiều thời gian (nghỉ Covid), ôn luyện kĩ, lại cộng thêm thi có ba môn nên có thể điểm chuẩn trung bình các môn năm nay sẽ cao hơn các năm trước.

Năm nay chưa biết chừng đề sẽ khó hơn mọi năm bởi vì cô nghĩ kiến thức cắt bớt mà kỳ thi phải phân loại được học sinh”.

Trong trường hợp đã quyết tâm nhưng thiếu may mắn đỗ vào trường công lập, học sinh và phụ huynh cũng không cần quá ám ảnh chuyện không đủ điểm vào cấp 3 công lập, bởi vì cơ hội vào trường dân lập tốt vẫn còn.

Tương lai vẫn chào đón con

Không vào được trường cấp 3 công lập không có nghĩa là tương lai sẽ đóng lại. Vẫn còn rất nhiều trường THPT ngoài công lập chào đón các em học sinh.

Hơn nữa, ở trường ngoài công lập, các em còn được học trong môi trường cởi mở, không gò bó, dù có tính kỷ luật cao nhưng không gây áp lực. Điều đó có lợi cho tâm lý của các em, từ đó việc học cũng dễ dàng đạt kết quả cao hơn.

Không đủ điểm vào cấp 3 công lập: Tương lai đã “đóng cửa” với học sinh? - 2

Tại Hà Nội, một số trường THPT ngoài công lập được nhiều học sinh lựa chọn. Chẳng hạn, trường THPT Anhxtanh, (quận Đống Đa – Hai Bà Trưng). Tại đây, học sinh thay vì phải học dàn trải, kém hiệu quả thì các em được tập trung học các môn sở trường, phát huy được hết khả năng của mình.

Bên cạnh đó, các em còn được tham gia những hoạt động ngoại khóa sôi nổi, độc đáo. Điều đáng nói là những hoạt động đó không mang tính hình thức cho “đủ thủ tục”, mà bổ ích, đi vào thực chất.

Về vấn đề kỷ luật, nhà trường quản lí học sinh rất nghiêm, nhưng không hà khắc mà chú trọng giúp học sinh sửa chữa sai lầm, giúp các em trưởng thành hơn trong nhận thức.

Nhờ vậy, theo thống kê của trường một số năm trở lại đây, khoảng 80% học sinh đỗ vào đại học, điểm cao nhất là 28 điểm. Học sinh của trường đều dần trở nên năng động, sáng tạo, có cái nhìn rộng mở về các vấn đề xã hội.

Đó là một ví dụ nhỏ cho thấy trường ngoài công lập hoàn toàn có thể cạnh tranh với các trường công lập về chất lượng giáo dục. Nhìn sang các lĩnh vực khác cũng dễ nhận ra một xu thế trong xã hội hiện nay. Đó là sự dịch chuyển từ “công”, “nhà nước” sang “tư’, “ngoài nhà nước”.

Không đủ điểm vào cấp 3 công lập: Tương lai đã “đóng cửa” với học sinh? - 3

Như vậy, học sinh và phụ huynh hãy bớt lo lắng, băn khoăn về chuyện trường công lập hay ngoài công lập. Xã hội đang thay đổi từng ngày, và chúng ta cũng nên có sự thay đổi trong suy nghĩ.

Xin kết thúc bài viết bằng một câu chuyện như sau: Có một người khách đến chơi ở một nơi có nhiều voi. Anh thấy những con voi bị trói chân bởi những sợi dây thừng mỏng manh, lỏng lẻo, chỉ cần dứt nhẹ là voi có thể thoát khỏi sợi dây, chạy về thế giới hoang dã. Tuy nhiên, không có con voi nào làm điều đó.

Lấy làm lạ, người khách hỏi một người quản tượng xem lí do vì sao mà những con voi không tìm cách thoát ra.

Người quản tượng đáp rằng, những con voi đó từ nhỏ đã bị trói buộc bởi những sợi dây thừng, chúng không thoát được; đến khi chúng lớn lên, chúng vẫn nghĩ rằng mình không thể dứt đứt sợi dây nên không hề có ý định vượt thoát, nhờ vậy người quản tượng chỉ cần sợi dây thừng nhỏ cũng có thể kiểm soát được những con voi to lớn.

Chúng ta đừng như những con voi đó, hãy thoát khỏi những quan niệm xưa cũ để có một cuộc sống mới mẻ hơn!

Thuỳ Linh - Trường Thịnh