Hội Khuyến học Việt Nam:

Hội thảo mô hình “gia đình học tập, dòng họ học tập và cộng đồng học tập”

(Dân trí) - Ngày 20/6/2014, tại Hà Nội, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã tổ chức Hội thảo về mô hình “ Gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập”.

Thšm dự hội thảo có các đồng chí Lãnh đạo TW Hội Khuyến học Việt Nam, Ban điều hành Đề án đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”, đại diện lãnh đạo Mặt trận TQVN, Bộ Văn hóa TT – TT và DL, Bộ Giáo dục và Đào Ŵạo, Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Hội Nông Dân Việt Nam... và 10 Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội Khuyến học các tỉnh thành khu vự gần Hà Nội...

Tiến tới cả nước trở thành một Xã hội học tập!

Tiến tới cả nước trở thành một Xã hội học tập!

Trong báo cáo Đề dẫn, GS-TS Phạm Tᶥt Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khuyến học Việt Nam nhấn mạnh: Ở Việt Nam, do điều kiện phát triển và hoàn cảnh xã hội có những nét đặc thù, Đảng và Nhà nước chủ trương xây dựng xã hội học tập từ cơ sở, có nghĩa là chúng ta phải có xã, phườngĬ thị trấn học tập, sau mới xây dựng quận, huyện, thị xã học tập, rồi trên cơ sở đó mới có tỉnh, thành phố học tập. Đây là hướng phát triển xã hội học tập phù hợp, Trước khi xây dựng xã, phường, thị trấn học tập, chúng ta phải có những hạt nhân của phonŧ trào. Hạt nhân đó là “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, và “Cộng đồng học tập”.

Dựa trên thành quả của phong trào xây dựng và phát triển “Gia đình hiếu học”, “Dòng họ hiếu học”, “Cộng đồng khuyến học” trên 10 năm qua, Ban điều hàŮh Đề án 281 của TW Hội đã tổ chức xây dựng bộ tiêu chí công nhận “Gia đinh học tập”, “Dòng họ học tập” và “Cộng đồng học tập”, trên cơ sở kế thừa những tiêu chí đánh giá gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học và cộng đồng khuyến học trước đây, thể hiện hướng tích cực của việc học tập suốt đời, tinh thần xã hội hóa giáo dục trong cộng đồng và trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền đối với phong trào này.

Trong 12 ý kiến tham luận, các đại biểu đều nhất trí với nội dung dự thảo 5 tiêŵ chí của mô hình “Gia đình học tập, dòng họ học tập và cộng đồng học tập”, tuy nhiên cần chỉnh sửa cho ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Về việc chấm điểm theo các tiêu chí để đánh giá, các đại biểu nhất trí phải đánh giá trên cơ sở cho điểm, nhưng từ mốc đi᷃m bao nhiêu thì đạt tiêu chuẩn cũng cần tính cho phù hợp, đảm bảo chất lượng và công bằng.

Về xây dựng phong trào, các đại biểu đều cho rằng, phải có sự phối hợp đồng bộ giữa Hội Khuyến học, ngành giáo dục và các ban, ngành , đoàn thể, điều quan trọng hơn cả là xây dựng xã hội học tập từ cơ sở, nên Đảng bộ cơ sở cũng cần có nghị quyết để triển khai xây dựng phong trào theo kế hoạch do UBND và Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập của tỉnh, thành phố ban hành./.

Lương Thanh Sở

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm