Học tiếng Nhật: Từ Kanji nào miêu tả về vẻ đẹp?

(Dân trí) - Bạn có biết trong tiếng Nhật người ta thường dùng từ Kanji nào để miêu tả về vẻ đẹp, cái đẹp? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé !

Trong tiếng Nhật, chữ Mĩ (美) là chữ được sử dụng nhiều nhất để miêu tả cái đẹp. Chữ này bao gồm phần Dương (羊) nghĩa là con cừu và phần Đại (大) nghĩa là lớn.

Theo quan niệm của người xưa, con cừu lớn tức là đẹp bởi đối với họ tài sản có giá trị nhất lúc đó là cừu. Vậy chữ Mĩ (美) thường được dùng với các từ nào, bạn hãy cùng tìm hiểu dưới đây :

1. 美人 (Bijin): Mỹ nhân, người đẹp

2. 美術 (Bijutsu) : Mỹ thuật

3. 美景 (Bikei) : Cảnh đẹp

4. 美 (Bi) : Cái đẹp

5. 審美 (Shinbi) : Thẩm mĩ

6. 美しい (Utsukushii) : Đẹp

Học tiếng Nhật: Từ Kanji nào miêu tả về vẻ đẹp?

Đối với những người học tiếng Nhật, viết chữ Kanji quả giống như một “cực hình”, chữ gì mà vừa loằng ngoằng, vừa nhiều nét, lại khó nhớ.

Nhưng theo mình, mỗi chữ viết đều có một điểm thú vị riêng, vấn đề có thể bạn chưa nắm rõ quy tắc. Chữ Kanji cũng vậy. Dưới đây là 9 quy tắc viết chữ Kanji mà bạn “bắt buộc phải nhớ”, đảm bảo sau khi học xong bạn sẽ viết chữ Kanji dễ dàng hơn kể cả những từ Kanji khó nhất đấy!

Quy tắc 1 : Trên trước – dưới sau, trái trước – phải sau

Đây là quy tắc cơ bản nhất mà bạn cần nhớ đầu tiên khi viết chữ Kanji. Những nét nằm ngang sẽ được viết trước theo hướng từ trái sang phải và các nét nằm dọc sẽ được viết sau theo chiều từ trên xuống dưới. Ví dụ như chữ Nhất (一) : Số 1, chỉ là một nét nằm ngang duy nhất được viết theo chiều từ trái qua phải; Chữ Nhị (二) : Số 2, có hai nét ngang cũng được viết theo chiều từ trái sang phải nhưng nét trên viết trước, nét dưới viết sau.
Với các từ có nhiều thành phần ghép lại, bạn cũng sẽ áp dụng quy tắc này tương tự. Ví dụ như chữ Hiệu (校) được chia thành hai phần, phần bên trái là từ (木) và phần bên phải là từ (交). Theo quy tắc trên, bạn sẽ viết phần bên phải (木) trước và phần bên trái (交) sau.

Học tiếng Nhật: Từ Kanji nào miêu tả về vẻ đẹp? - 1

Quy tắc 2 : Nét ngang trước – nét dọc sau

Quy tắc này áp dụng đối với các chữ có nét ngang và nét dọc giao nhau. Ví dụ như chữ thập (十): Số 10 có hai nét ngang và dọc. Áp dụng quy tắc, bạn sẽ viết nét ngang (一) trước, sau đó là nét sổ dọc để được chữ (十).

Quy tắc 3 : Nét sổ thẳng và nét xuyên ngang được viết sau cùng

Nét được kéo từ trên xuống dưới và xuyên qua nhiều nét khác được gọi là nét sổ thẳng, chúng sẽ được viết cuối cùng. Nét này được thấy qua một số chữ Kanji như chữ Sự (事),.. . Nét xuyên ngang là nét có một đường ngang ở giữa chữ ví dụ như chữ Mẫu (母),…

Quy tắc 4 : Nét xiên trái (nét phẩy) viết trước, nét xiên phải (nét mác) viết sau

Theo quy tắc 1 chúng ta đã biết, khi viết chữ Kanji chúng ta cần viết các từ theo thứ tự từ trái qua phải, điều này cũng tương tự đối với các nét xiên. Như trong chữ Văn (文), bạn cần viết nét xiên bên trái trước, sau đó mới viết tiếp nét xiên bên phải.

Tuy nhiên, quy tắc này chỉ đúng với các từ có nét xiên đối xứng nhau, còn với các chữ có nét xiên không đối xứng như chữ 戈 thì các nét xiên sẽ được viết theo một quy tắc khác không nhất thiết phải trái trước phải sau.

Quy tắc 5 : Viết phần ở giữa trước với các chữ đối xứng

Với các chữ Kanji đối xứng nhau theo chiều dọc, khi viết chúng ta ưu tiên viết nét giữa trước, rồi sau đó đến các nét đối xứng tuân theo quy tắc trái trước – phải sau.

Ví dụ như chữ Thừa (承), chữ này có hai phần gần giống và đối xứng nhau, vì vậy, khi viết bạn viết phần chữ bên trong trước còn phần đối xứng bên ngoài thì viết trái trước, phải sau.

Quy tắc 6 : Viết phần bao quanh bên ngoài trước sau đó đến phần bên trong

Quy tắc này áp dụng với các từ Kanji có khung bao quanh khép kín hoặc không khép kín. Với các từ này, bạn sẽ viết các nét bên ngoài trước rồi mới đến các nét bên trong. Ví dụ như chữ Chu (周), gồm bộ Quynh (⺆) bao quanh bên ngoài và bộ Cát (𠮷) bên trong, áp dụng theo quy tắc 6, bạn cần viết bộ Quynh (⺆) trước, rồi sau đó là bộ Cát (𠮷) bên trong.

Quy tắc 7 : Với các phần bao quanh chữ, viết nét sổ dọc bên trái trước, sau đó là các nét còn lại theo thứ tự từ phải qua trái

Ví dụ như chữ Khẩu (口), theo quy tắc 7, với chữ này, bạn sẽ phải viết nét sổ dọc (|) nằm bên trái trước, sau đó là các đường phía trên cùng, đường phía bên phải và đường phía dưới cùng lần lượt theo đường kim đồng hồ.

Quy tắc 8 : Với các phần bao quanh chữ, nét dưới đáy được viết sau cùng

Các chữ Kanji có thành phần nằm dưới đáy được viết sau cùng như chữ Đạo (道), chữ Kiến (建) và chữ Hung (凶),... Ví dụ như chữ Đạo (道), áp dụng quy tắc 8 khi viết chữ này, bạn sẽ viết phần (首) trước, sau đó mới viết phần bao quanh bên ngoài và nét ngang dưới đáy sẽ được viết sau cùng.

Quy tắc 9 : Nét chấm nhỏ sẽ được viết cuối cùng

Các nét chấm nhỏ này thường thấy ở khá nhiều chữ Kanji như chữ Ngọc (玉), chữ Cầu (求), hoặc chữ Bộ (捕),…

Trên đây là 9 quy tắc viết chữ Kanji trong tiếng Nhật. Mong rằng, qua bài viết này, bạn đã khám phá cho mình phương pháp viết chữ Kanji nhanh và hiệu quả. Đừng quên luyện tập hàng ngày để mở rộng và nâng cao thêm nhé, Chúc bạn thành công !

Vũ Phong

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm