Nghệ An:

Học sinh miền núi dầm nước bắt cua đồng để kiếm tiền đi học

(Dân trí) - Mùa hè cũng như mùa đông, cứ sau mỗi buổi đến trường, nhiều em nhỏ tại các xã miền núi huyện Yên Thành, Nghệ An lại lặn lội ra các cánh đồng giúp đỡ cha mẹ mò cua, bắt ốc kiếm thêm khoản thu nhập mua sách, vở... đến trường.

Học sinh miền núi bắt cua đồng để kiếm tiền đi học

Quanh năm, dưới cái nắng bỏng rát mặt hay mùa đông lạnh ngắt, các em nhỏ ở vùng quê nghèo này vẫn gắn bó với công việc của mình.

Theo ghi nhận của PV, mặc dù giờ đã là mùa đông nhưng trên các cánh đồng, nhiều em nhỏ ngụp lặn dưới dòng nước, mò mẫm dưới các bờ ruộng để tìm kiếm cua, ốc… Các em không hề có dụng cụ bảo hộ mà chỉ dùng đôi tay, chân trần để bắt cua. Cả thân thể các em luôn ướt đẫm, lấm luốc bùn đất trông rất tội nghiệp.


Mặc dù thời tiết giá lạnh nhưng hàng ngày các em học sinh miền núi ở huyện Yên Thành (Nghệ An) vẫn dầm nước để bắt cua đồng.

Mặc dù thời tiết giá lạnh nhưng hàng ngày các em học sinh miền núi ở huyện Yên Thành (Nghệ An) vẫn dầm nước để bắt cua đồng.

Dáng người nhỏ thó, làn da đen nhẻm, em Nguyễn Bảo Duy (học sinh lớp 4, trường Tiểu học xã Tây Thành) trông già dặn hơn so với các bạn cùng lứa. suốt năm của Duy gắn liền với công việc bắt cua… Mỗi ngày, sau những giờ học, Duy lại theo các bạn đến các cánh đồng kiếm thêm thu nhập.

“Mỗi ngày em bắt được khoảng 1-2 kg cua, bán được khoảng 30 - 40 ngàn đồng. Gia đình đông anh em, trong khi bố bị ung thư giai đoạn cuối nên em phải thường xuyên đi bắt cua để kiếm tiền mua sách vở và phụ giúp cho bố mẹ”, em Duy chia sẻ.


Với em Bảo, công việc bắt cua đã trở nên quen thuộc.

Với em Bảo, công việc bắt cua đã trở nên quen thuộc.

Sau buổi sáng lên lớp, em Nguyễn Quốc Bảo (thôn Hậu Thành, xã Tây Thành) với đôi chân trần lại theo nhóm bạn trong thôn rong ruổi trên các cánh đồng để bắt cua.

Học sinh miền núi dầm nước bắt cua đồng để kiếm tiền đi học - 3

Để bắt được cua các em phải rất vất vả.
Để bắt được cua các em phải rất vất vả.

Em cho biết: “Bố đi làm thuê xa nhà, mẹ thì phải làm công việc nhà nên sau những buổi nghỉ học em lại tranh thủ ra đồng bắt cua để phụ giúp một phần cho bố mẹ”.

Không chỉ Duy, Bảo, mà nhiều em nhỏ khác tại các xã miền núi: Quang Thành, Tây Thành… của huyện Yên Thành quanh năm đi mò cua, bắt ốc để phụ giúp gia đình kiếm tiền mua sách vở để đến trường.

Thân thể nhuốm đầy bùn đất.
Thân thể nhuốm đầy bùn đất.

Chia sẻ với PV, thầy giáo Phạm Đình Hậu - Hiệu phó trường Tiểu Học xã Quang Thành cho biết: “Oử vùng nông thôn, cuộc sống của người dân còn gặp rất nhiều khốn khó. Sau thời gian đến trường các em phải lại mưu sinh đủ các nghề để mưu sinh”.

“Việc các em đi bắt cua kiếm tiền là một việc làm vất vả đối với các em nhưng vì hoàn cảnh nên các em mới phải làm như vậy”, thầy Hậu cho biết thêm.

Sau khi bắt được cua, các em đem bán cho thương lái để lấy tiền phụ giúp cho gia đình và mua sách vở đi học.
Sau khi bắt được cua, các em đem bán cho thương lái để lấy tiền phụ giúp cho gia đình và mua sách vở đi học.

Trời dần ngả về chiều, cái rét lạnh tê người của mùa đông gieo vào trên những khuôn mặt đen nhẻm nhuốc bùn đất. Đội quân lao động nhí môi lập cập vì rét nhưng vẫn thường trực nụ cười đi bán cua cho các thương lái để lấy tiền về phụ giúp cho bố mẹ, mua sách vở đến trường.

Nguyễn Tú

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm