Học ngành Du lịch - Nhà Hàng - Khách sạn: Cơ hội việc làm cao!

(Dân trí) - Để các bạn học sinh có cái nhìn toàn diện hơn về chương trình đào tạo ngành Du lịch – Lữ hành – Nhà hàng – Khách sạn, cũng như thực tế nhu cầu tuyển dụng của ngành nghề đang rất “hot” này, Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic đã trả lời các câu hỏi của độc giả trên Dân trí.

Buổi tư vấn hướng nghiệp  “Nguồn nhân lực khối ngành Du lịch - Nhà Hàng - Khách sạn và cơ hội cho bạn trẻ” bắt đầu từ 2h chiều 24-7 trên báo điện tử Dân trí. Các khách mời và chuyên gia của trường Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic đã giải đáp tất cả thắc mắc của độc giả.

Khách mời và chuyên gia trả lời câu hỏi là ông Huỳnh Văn Bảy - Trưởng Ban đào tạo FPT Polytechnic, ông Bảy đã hoàn thành chương trình Thạc sỹ Quản lý CNTT của Học viện INNOTECH – Cộng hòa Pháp vào năm 2007. Ông đã có 22 năm giảng dạy, công tác trong ngành Giáo dục và hiện đương đảm nhiệm chức Trưởng ban đào tạo FPT Polytechnic.

Ông Nguyễn Minh Quyền – Giám đốc Phát triển Công ty CP BenThanh Tourist. Ông Quyền đã có 23 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Du lịch. Ông từng đảm nhiệm các vị trí công việc: Giám đốc trung tâm du lịch quốc tế Inbound, Giám đốc Trung tâm phát triển du lịch Benthanh Tourist,… Hiện tại, ông đang giữ chức Giám đốc Phát triển Công ty CP Benthanh Tourist.

Bà Nguyễn Thị Kim Thoại - Trưởng phòng Kinh doanh & Marketing Công ty SR Angkor Travel. Bà Thoại có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tuyển dụng và huấn luyện đội ngũ nhân sự mảng du lịch – lữ hành. Hiện tại, bà đang giữ chức Trưởng phòng Kinh doanh & Marketing Công ty SR Angkor Travel.

 

 

Buổi tư vấn hướng nghiệp bắt đầu:

 

 

 

Buổi tư vấn hướng nghiệp bắt đầu:

Ông Huỳnh Văn Bảy – Trưởng ban đào tạo FPT Polytechnic

Xin kính chào quý vị độc giả báo điện tử Dân trí, quý vị phụ huynh và các em học sinh, sinh viên thân mến!

Ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn đã và đang gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể và mục tiêu trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành hiện nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng du lịch nước nhà. Trong đó, nguồn nhân lực chất lượng phục vụ trong ngành này còn thiếu và yếu.

Để độc giả có cái nhìn thực tế về tiềm năng phát triển cũng như những tồn tại trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn, chúng tôi phối hợp với báo Dân trí tổ chức buổi tọa đàm “Nguồn nhân lực khối ngành Du lịch – Nhà Hàng – Khách sạn và cơ hội cho bạn trẻ”.

Qua buổi tọa đàm, chúng tôi mong muốn giúp các độc giả trẻ có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, từ đó tự trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng thực tế phục vụ công việc sau này.

Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến, chia sẻ của độc giả.

Lê Minh Phong - Email: lephongxxxx@gmail.com - SĐT: 0986165xxx

Hiện tại, ngành du lịch Việt Nam đang phát triển rất nhanh tuy nhiên tôi nhận thấy chất lượng dịch vụ còn rất kém, đặc biệt về năng lực của lực lượng lao động trong ngành này. Xin anh cho biết ý kiến của anh về vấn đề này?

Ông Nguyễn Minh Quyền – Giám đốc Phát triển Benthanh Tourist

Chào Phong,

Có thể nói ngành du lịch Việt Nam đã phát triển và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên cũng còn tồn tại rất nhiều hạt sạn như sức ép cạnh tranh, thu hút khách giữa các nước trong khu vực về giá cả, chất lượng phục vụ tại các tuyến điểm, địa phương. Đặc biệt phải kể đến chất lượng lao động trong ngành cần điều chỉnh lại. Sự yếu kém và thiếu xót về nhận thức, thái độ, năng lực, kỹ năng, trình độ chuyên môn, phong cách phục vụ, phong cách ứng xử khiến ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dịch vụ.

Nguồn nhân lực phục vụ cho ngành du lịch hiện nay “thiếu thì vẫn thiếu, thừa thì vẫn thừa”, năng lực chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng.

 

Phan Hồng Anh - Email: rosephan3xx@gmail.com-Mobile: 0169456xxx

Chào thầy, xin thầy cho biết chương trình đào tạo khối ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn của Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic có điểm gì mới hơn so với các trường đào tạo khác?

 

Ông Huỳnh Văn Bảy – Trưởng ban đào tạo FPT Polytechnic

Chào Hồng Anh,

Chương trình đào tạo khối ngành Du lịch – Lữ hành – Nhà hàng – Khách sạn của Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic chú trọng đẩy mạnh việc rèn luyện kỹ năng thực hành nghề của sinh, thực hành chiếm 70%, lý thuyết là 30% trong khung chương trình. Bên cạnh đó, với phương pháp Project based learning (đào tạo qua dự án), sinh viên sẽ được trải nghiệm môn học như một dự án, vận dụng kiến thức để hình thành, thiết kế, cài đặt và triển khai để cho ra sản phẩm cuối cùng mang tính thực tiễn cao.

Với phương pháp giảng dạy tích hợp (Blended learning), bài học của mỗi buổi sẽ được đưa lên hệ thống website, sinh viên có thể chủ động tự học để được nhận điểm học tập online.

Nhà trường có triển khai mô hình phòng học tích hợp khi học lý thuyết và triển khai thực hành tại cùng một phòng học. Hệ thống các phòng mô phỏng được thiết kế như thật để sinh viên có điều kiện trải nghiệm nghề nghiệp ngay trên ghế nhà trường.

Tiếng Anh được xem là điểm nhấn của chương trình. Chương trình học chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng nghe nói của sinh viên.

Ngoài kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ và tin học, nhà trường còn chú trọng đến việc trang bị cho sinh viên kỹ năng mềm như: Kỹ năng học tập - thuyết trình, Kỹ năng làm việc và đặc biệt là Kỹ năng tổ chức sự kiện. Sinh viên ra trường hoàn toàn có khả năng tổ chức những sự kiện quy mô vừa và nhỏ cho các doanh nghiệp.

 

Bắt đầu tư vấn hướng nghiệp: “Nguồn nhân lực khối ngành Du lịch - Nhà Hàng - Khách sạn và cơ hội cho bạn trẻ”

 

Chương trình đào tạo khối ngành Du lịch – Lữ hành – Nhà hàng – Khách sạn của Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic chú trọng đẩy mạnh việc rèn luyện kỹ năng thực hành nghề của sinh với thời lượng thực hành chiếm 70%.

Nguyễn Minh Hường. Email: huongminhxxxx@gmail.com. SĐT: 0909436xxx

Tôi là một người thích đi du lịch khám phá, tuy nhiên một sự thật rất đáng buồn khi đăng ký theo tour, các hướng dẫn viên du lịch quá cứng nhắc, họ chỉ giới thiệu như một cái máy và không có cảm xúc. Thậm chí, thái độ ứng xử cũng quá kém. Phải chăng, đào tạo du lịch hiện nay chỉ chú trọng đến kiến thức còn các kĩ năng nghề nghiệp, kĩ năng mềm đang bị bỏ qua?

Bà Nguyễn Thị Kim Thoại - Trưởng phòng Kinh doanh Công ty SR Angkor Travel

Cảm ơn bạn đã đặt một câu hỏi rất hay. Yếu tố con người hiện đang là một trong những khó khăn hàng đầu của ngành du lịch Việt Nam, đặc biệt là kỹ năng, nghiệp vụ của hướng dẫn viên (HDV). Cho đến nay, kỹ năng mà các HDV chuyên nghiệp có được hầu như chỉ là “nghề dạy nghề”, phụ thuộc rất lớn vào năng khiếu, tính cách, trình độ, khả năng tiếp thu học hỏi của từng cá nhân chứ rất ít trường tập trung đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ phù hợp thực tế công việc cho học sinh, sinh viên. Dĩ nhiên không phải HDV nào cũng như trường hợp mà bạn nói trên, tuy nhiên đó cũng là một trong những lý do khiến du khách e ngại khi chọn du lịch theo tour.

Đào Minh Tuấn - tuan23trangxx@yahoo.com.vn-Mobile: 0966134xxx

Em muốn đăng ký vào ngành Hướng dẫn du lịch của trường Cao đẳng FPT. Xin thầy cho em hỏi học phí của trường bao nhiêu và nếu học tại trường thì em có thể được thực tập ở đâu? Và bao giờ hết hạn nộp hồ sơ tại trường?

Ông Huỳnh Văn Bảy – Trưởng ban đào tạo FPT Polytechnic

Chào em,

Hiện Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic đang tổ chức tuyển sinh khối ngành Du lịch - Lữ hành - Nhà hàng - Khách sạn tại các cơ sở của trường. Hạn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đợt tuyển sinh tháng 9 là trước ngày 27/08/2015.

Thông tin chi tiết về học phí khối ngành Du lịch - Lữ hành - Nhà hàng - Khách sạn em có thể tham khảo thêm tại website: www.poly.edu.vn. Sau khi hoàn thành chương trình học, em sẽ được đi thực tập tại các doanh nghiệp đối tác của nhà trường, các nhà hàng, khách sạn từ 3 sao trở lên trên địa bàn.

Lê Quỳnh Trang. Email: trangthonxxxx@yahoo.com. SĐT: 01269156xxx

Em đang là sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành Hướng dẫn du lịch. Em muốn ra trường chắc kỹ năng và kiếm được việc ngay. Vậy chị có thể chia sẻ cho em cũng như các bạn sinh viên những kĩ năng hay kiến thức gì mà sinh viên ngành Du lịch nên rèn luyện?

Bà Nguyễn Thị Kim Thoại - Trưởng phòng Kinh doanh Công ty SR Angkor Travel

Chào bạn,

Để tìm được việc ngay khi mới ra trường, các bạn sinh viên cần trang bị cho mình kiến thức về văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý, pháp luật,…và một vốn sống phong phú. Đặc biệt là phải chú trọng trau dồi các kỹ năng, nghiệp vụ như: kỹ năng giao tiếp trước đám đông, kỹ năng thuyết trình, nghiệp vụ hướng dẫn, khả năng nắm bắt tâm lý du khách, khả năng xử lý tình huống, ngoại ngữ,…Ngoài ra, các bạn cần rèn luyện sức khỏe dẻo dai và thường xuyên cập nhật thông tin về du lịch.

Đoàn Minh Lường, Email: luongminhxxxx@gmail.com, SĐT: 096697xxxx

Theo anh đánh giá, sinh viên tốt nghiệp khối ngành Du lịch – Lữ hành – Nhà hàng – Khách sạn có những ưu điểm và hạn chế gì? Vì sao tỷ lệ sinh viên khối ngành Du lịch ra trường không có việc làm vẫn còn rất cao?

Ông Nguyễn Minh Quyền – Giám đốc Phát triển Benthanh Tourist

Chào anh,

Sinh viên chuyên ngành Du lịch - Lữ hành - Nhà hàng - Khách sạn được trang bị các kiến thức chuyên môn cũng như các kiến thức nghề nghiệp, có nền tảng cơ bản về công việc tuy nhiên điểm hạn chế của sinh viên là thiếu kỹ năng nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân. Cụ thể, sinh viên chọn nghề chưa phù hợp với năng lực, không tập trung về nghiệp vụ chuyên môn.

Các bạn nên hiểu rõ điểm mấu chốt của ngành là kinh doanh dịch vụ, yếu tố cơ bản mang lại thành công chính là con người. Người phục vụ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, vì thế đòi hỏi nhiều kỹ năng trong giao tiếp, thuyết phục, bản lĩnh, tận tâm chăm sóc. Sản phẩm tour là hữu hình như dịch vụ là vô hình. Nếu nhân viên càng mang lại sự hài lòng cho khách hàng thì kết quả mang lại càng cao. Chính bản lĩnh, kỹ năng nghề nghiệp mới giúp các bạn tìm được công việc dù bạn mới ra trường.

Huỳnh Thanh Tâm- Email: tamhq31xx@gmail.com-Mobile:0936342xxx

Em tốt nghiệp THPT từ năm 2013, liệu có thể thi tuyển ngành lữ hành vào trường không ạ? Học phí ngành này là bao nhiêu và em có phải đóng các khoản tiền đóng góp gì khác khi học nữa không ạ?

Ông Huỳnh Văn Bảy – Trưởng ban đào tạo FPT Polytechnic

Chào em

Em đã tốt nghiệp THPT thì hoàn toàn có thể nộp hồ sơ xét tuyển vào chuyên ngành Quản trị Lữ hành của nhà trường em nhé.

Em lưu ý nhà trường tổ chức đào tạo 3 học kỳ/năm để rút ngắn thời gian học tập, tạo điều kiện cho sinh viên sớm ra trường lập nghiệp em nhé. Thông tin về học phí ngành này em có thể tham khảo thêm thông tin tại website của trường: www.poly.edu.vn. Ngoài học phí, phí giáo trình và đồng phục thì em sẽ không phải đóng góp thêm bất kỳ khoản phí phát sinh nào trong thời gian học tại trường nhé.

Cám ơn em.

Nguyễn Văn Phú, Email: phubnxxxx@gmail.com. SĐT: 0199505xxx

Em rất tự tin về khoản giao tiếp và ăn nói của mình nhưng chỉ có một điểm kém tự tin là giọng em có pha giọng địa phương. Hồi thực tập ở một số công ty lữ hành, khi em dẫn tour, có một số khách phàn nàn lại về chất giọng địa phương của em. Đây là điều em băn khoăn mãi liệu mình có phù hợp với công việc đang theo đuổi không? Mong ban tư vấn cho em lời khuyên. Em xin cảm ơn.

Bà Nguyễn Thị Kim Thoại - Trưởng phòng Kinh doanh Công ty SR Angkor Travel

Chào bạn, khi đảm nhiệm công việc của một hướng dẫn viên (HDV), bạn phải phục vụ rất nhiều du khách đến từ rất nhiều vùng miền khác nhau chứ không chỉ có người ở địa phương của bạn. Vì vậy, chất giọng địa phương sẽ làm cho du khách khó nắm bắt được những gì bạn muốn truyền đạt (thậm chí khó chịu), khiến hiệu quả công việc cũng ảnh hưởng theo. Không chỉ phải tiếp xúc với khách đến từ các địa phương khác nhau, mà họ còn khác nhau về độ tuổi, giới tính, trình độ, nghề nghiệp, tính cách,…nên việc nói năng thu hút, có duyên là điều rất cần ở một HDV.

Nếu bạn muốn theo đuổi công việc này thì bạn nên luyện tập điều chỉnh giọng nói, tiết tấu và cách dùng từ sao cho dễ nghe hơn (không có nghĩa là bạn phải bỏ tiếng nói quê hương mình). Nếu có đủ niềm đam mê và sự kiên nhẫn, chắc chắn bạn sẽ làm được. Chúc bạn thành công!.

Lương Phương Thúy - Email: thuyphuongxxx@gmail.com - Mobile: 0985114xxx

Thưa thầy cho em hỏi, chương trình học ngành quản trị nhà hàng của trường có được thực hành nhiều không ạ? Học ngành này thì sau khi tốt nghiệp em có thể làm việc được ở đâu?

Ông Huỳnh Văn Bảy – Trưởng ban đào tạo FPT Polytechnic

Chào Thúy,

Trong chương trình đào tạo tại FPT Polytechnic, tỷ lệ thực hành/lý thuyết ở tất cả các chuyên ngành mà nhà trường đào tạo là 70/30. Nhà trường đặc biệt quan tâm đến kỹ năng thực hành nghề nghiệp của sinh viên.

Sau khi hoàn thành chương trình học Quản trị nhà hàng tại FPT Polytechnic, với những kiến thức và kỹ năng đã rèn luyện được, em có thể đảm nhiệm công việc ở các vị trí như nhân viên phục vụ ẩm thực, bàn, bar tại các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng; nhân viên pha chế thức uống tại các công ty cung cấp dịch vụ ăn uống hay tham gia vào công tác quản lý, điều hành tại các bộ phận phục vụ ăn uống trong khách sạn, khu du lịch, khu giải trí, nghỉ dưỡng, nhà hàng. Em có thể tham khảo thêm thông tin về chương trình đào tạo cũng như cơ hội nghề nghiệp tại website của trường: www.poly.edu.vn.

 

Normal

Chương trình đào tạo của Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic đều được tư vấn bởi hội đồng các chuyên gia trong lĩnh vực Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, đồng thời được thẩm định bởi những doanh nghiệp, công ty uy tín trong ngành.

Vũ Thị Thu Liên- Email:lienquangxxx@gmail.com-Mobile: 0975142xxx

Em ở Quảng Ninh, em muốn đăng ký học ngành du lịch tại trường thì có thể học ở đâu ạ? Nhà trường hiện có những cơ sở đào tạo ở những đâu? FPT Polytechnic có tổ chức thi tuyển không thầy và đăng ký học có cần yêu cầu về ngoại hình không ạ? Em cảm ơn thầy.

Ông Huỳnh Văn Bảy – Trưởng ban đào tạo FPT Polytechnic

Chào em

Năm 2015, Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic đã triển khai đào tạo chuyên ngành Hướng dẫn du lịch và Quản trị lữ hành tại các cơ sở trên toàn quốc. Do vậy, nếu em ở Quảng Ninh thì có thể chọn một trong những cơ sở này đều được em nhé. Em có thể tham khảo thêm thông tin về chương trình đào tạo tại website của trường: www.poly.edu.vn

FPT Polytechnic không tổ chức thi tuyển mà chỉ xét tuyển trên hồ sơ.

Về ngoại hình thì không quan trọng, chủ yếu là tố chất của em có phù hợp với chuyên ngành này không. Đây là ngành phù hợp cho các bạn có tính cách hướng ngoại, thích giao tiếp và yêu thích thiên nhiên, mong muốn giới thiệu nét đẹp của Việt Nam đến với khách du lịch.

Cám ơn em.

Đỗ Kim Thoa - Email: thoadkxxxx@gmail.com - SĐT: 0909338xxx

Ngành du lịch cũng đang gặp một vấn nạn như các ngành đào tạo khác là cử nhân ra trường không kiếm được việc làm trong khi nhu cầu tuyển dụng lao động chất lượng cao của ngành này rất lớn. Vậy đâu là giải pháp cho vấn nạn này thưa anh?

Ông Nguyễn Minh Quyền – Giám đốc Phát triển Benthanh Tourist

Chào anh/chị,

Đối với các cử nhân tốt nghiệp ra trường chưa tìm được việc làm hoặc đã có nhưng không duy trì được lâu do không đáp ứng được nhu cầu công việc chuyên môn. Chỉ có thể bằng nỗ lực bản thân sinh viên để tự trao dồi thêm kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp để khẳng định mình.

Bên cạnh đó, sinh viên có thể tìm sự hỗ trợ thông qua nhà trường, CLB, Chi hội Hướng dẫn viên và kết nối với doanh nghiệp để tham gia các chương trình tập huấn, từ đó đánh giá nhận xét để có cơ hội tự tin xin làm ứng viên trước nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo cũng cần phải đổi mới chương trình, bổ sung thêm các giờ thực hành, rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên, có như vậy, sinh viên mới có thể trang bị đầy đủ kiến thức cũng như kỹ năng để đi làm.

Normal

Ông Nguyễn Minh Quyền – Giám đốc Phát triển Benthanh Tourist trả lời câu hỏi của độc giả Dân trí.

Nguyễn Kim Cúc - Email: nguyenkimcuc13xx@gmail.com - Mobile: 09046957xx

Chào thầy, hiện em đang làm tại một nhà hàng trong khách sạn 5 sao tại Hà Nội. Công việc hàng ngày của em rất tốt nhưng em vẫn chỉ là vị trí nhân viên. Em muốn tiếp tục học kỹ năng quản lý và nâng cao trình độ tiếng Anh. Liệu có chương trình đào tao nào phù hợp với những người có nguyện vọng vừa học vừa làm như em tại trường Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic không?

Ông Huỳnh Văn Bảy - Trưởng ban Đào tạo FPT Polytechnic

Chào em

Chương trình đào tạo của Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic không chỉ phù hợp cho đối tượng học sinh mới tốt nghiệp THPT mà còn phù hợp cho cả những bạn trẻ đang làm việc trong lĩnh vực Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn muốn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình.

Chương trình tiếng Anh của nhà trường được các chuyên gia và doanh nghiệp đánh giá là tốt, sát với nhu cầu thực tế tại các doanh nghiệp. Nhà trường chú trọng đào tạo tiếng Anh chuyên ngành thực dụng cho sinh viên, bám sát vào từng vị trí công việc để thiết kế chương trình tiếng Anh phù hợp.

Em thân mến, để trở thành nhà quản lý, nếu chỉ có kinh nghiệm làm việc không thì chưa đủ em nhé, mà cần phải có bằng cấp, trình độ, kiến thức, kỹ năng,... để làm được điều đó đòi hỏi em phải học tập và nỗ lực rèn luyện không ngừng.

Chúc em thành công trong công việc và thăng tiến tốt.

Nguyễn Minh Hải - Email: hai_bgang_xxxx@gmail.com - SĐT: 097840xxxx

Chào ban tư vấn, Con gái tôi muốn theo học Quản lý khách sạn, nhưng khả năng giao tiếp của cháu chưa tốt lắm. Cháu khá có năng khiếu về nấu ăn và tỉ mỉ, vậy tôi có nên cho con theo học ngành này không? và nên chọn trường nào để học?

Bà Nguyễn Thị Kim Thoại - Trưởng phòng Kinh doanh Công ty SR Angkor Travel

Theo như anh/chị trình bày thì tôi nghĩ ngành Quản trị nhà hàng sẽ phù hợp với con gái anh/chị hơn. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành này có thể làm việc trong lĩnh vực ẩm thực tại các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng.

Hiện nay, không ít trường đào tạo chuyên ngành này, trong đó có Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic. Chương trình đào tạo Quản trị nhà hàng của FPT Polytechnic được tư vấn bởi hội đồng chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực Du lịch – Lữ hành - Nhà hàng – Khách sạn và được thẩm định bởi các công ty du lịch, khách sạn, resort, nhà hàng nổi tiếng tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Với môi trường học tập năng động, cơ sở thực hành đầy đủ, phương pháp giảng dạy Blended Learning kết hợp phương pháp đào tạo Project-based Learning gắn liền với thực tiễn, sinh viên chuyên ngành Quản trị nhà hàng tự tin được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết.

Theo tôi nghĩ, gia đình và em nhà nên ngồi lại trao đổi thật kĩ về khả năng, nghề nào em thích cũng như nhu cầu của xã hội để chọn được ngành học phù hợp nhất.

Normal

Bà Nguyễn Thị Kim Thoại - Trưởng phòng Kinh doanh Công ty SR Angkor Travel trả lời câu hỏi của độc giả Dân trí.

Lâm Vũ Tường An - Email: anansgxxx@yahoo.com.vn - Mobile:0125784xxx

Thưa thầy, nếu muốn học về quản trị nhà hàng có cần phải biết nấu nướng không ạ? Em là con trai, chuyện bếp núc khá vụng về nhưng rất muốn làm về quản lý nhà hàng, khách sạn.

Ông Huỳnh Văn Bảy – Trưởng ban đào tạo FPT Polytechnic

Theo thầy nghĩ thì việc theo học nghề quản trị nhà hàng và việc biết nấu nướng là 2 việc hoàn toàn khác nhau. Nghĩa là người quản lý nhà hàng không nhất thiết phải biết nấu nướng như một đầu bếp em nhé.

Tuy nhiên, nghề này cũng đòi hỏi em phải các kỹ năng và tố chất riêng. Người theo nghề Quản trị nhà hàng cần am hiểu về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, có hoài bão, luôn vươn tới mục tiêu phát triển nghề nghiệp của mình. Bên cạnh đó, người theo nghề này cũng cần có kỹ năng làm việc nhóm. Đây là kỹ năng quan trọng nhất trong việc thu phục nhân tâm và biết phối hợp nhịp nhàng với đồng nghiệp và cộng sự trong công việc. Kỹ năng này cũng được học tập và rèn luyện thật kỹ tại FPT Polytechnic.

Nguyễn Đức Hiển - Email: hiendx_bb_xxxx@gmail.com - SĐT: 01648535xxx

Hiện nay sinh viên với tấm bằng cử nhân còn khó xin việc tại các công ty du lịch, lữ hành, vậy với những sinh viên cầm tấm bằng nghề còn khó xin việc đến thế nào. Các doanh nghiệp có ngại khi tuyển dụng các sinh viên học cao đẳng về ngành du lịch không ạ?

Ông Nguyễn Minh Quyền – Giám đốc Phát triển Benthanh Tourist

Chào em,

Sinh viên có bằng cử nhân mà khó xin việc tại các công ty du lịch, lữ hành thì còn phải tùy thuộc xem sinh viên đó có học đúng chuyên ngành hay không. Các doanh nghiệp không ngại tuyển các bạn học Cao đẳng về du lịch khi sinh viên thể hiện được khả năng, phong cách, bản lĩnh, tự tin về nghiệp vụ chuyên môn của mình trước nhà tuyển dụng.

Các doanh nghiệp tuyển dụng cho các vị trí công việc mang tính chuyên môn và nghiệp vụ rất cụ thể như Hướng dẫn viên, Nghiệp vụ điều hành, Nghiệp vụ Chào bán tour,... Vì thế trong quá trình học, các bạn sinh viên cần rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp bên cạnh trau dồi kiến thức chuyên môn. Ngoài ra, sinh viên nên cân nhắc và có định hướng đúng ngành nghề của mình ngay từ đầu để tập trung học chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ.

Lê Thế Hoàng-Email: hoanglecxx@gmail.com-Mobile:0125524xxx

Em rất thích du lịch nhưng khả năng giao tiếp còn kém, liệu em có thể theo học được chương trình học tại trường không ạ? Cho em hỏi hiện nhà trường đang đào tạo các chuyên ngành gì? Em đang ở Quảng Ngãi, không muốn xa nhà, thầy cho em hỏi địa điểm của trường tại đâu?

Ông Huỳnh Văn Bảy – Trưởng ban đào tạo FPT Polytechnic

Chào em,

Trong chương trình đào tạo tại Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic, sinh viên sẽ được học những kỹ năng mềm như kỹ năng học tập - thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm và đặc biệt là kỹ năng tổ chức sự kiện để giúp sinh viên hoàn thiện và phát triển các kỹ năng cho bản thân. Nên em có thể yên tâm rèn luyện và học tập.

Đối với sinh viên chuyên ngành du lịch, nhà trường sẽ tổ chức 1 tour “nhập môn” để sinh viên đi trải nghiệm thực tế xem mình có phù hợp với nghề làm hướng dẫn viên du lịch không? Nếu không thì có thể sang ngành khác.

Hiện tại, FPT Polytechnic tập trung đào tạo 4 nghề thuộc hệ Cao đẳng: Hướng dẫn du lịch, Quản trị lữ hành, Quản trị nhà hàng, Quản trị khách sạn. Thời gian đào tạo là khoảng 2,5 năm gồm 7 học kỳ, mỗi năm có 3 học kỳ.

Còn đối với hệ Trung cấp, nhà trường tập trung đào tạo: Hướng dẫn du lịch, Nghiệp vụ Lễ tân, Nghiệp vụ Lưu trú, Nghiệp vụ nhà hàng. Thời gian đào tạo hệ Trung cấp là gần 2 năm gồm 5 học kỳ, mỗi năm có 3 học kỳ.

Năm nay, khối ngành Du lịch - Lữ hành - Nhà hàng - Khách sạn được triển khai đào tạo tại các cơ sở của FPT Polytechnic. Em ở Quảng Ngãi hoàn toàn có thể đăng ký học tại Đà Nẵng hoặc các cơ sở khác. Để xem thông tin địa điểm các cơ sở đào tạo của trường, em xem thông tin tại đây.

Normal

Bên cạnh kỹ năng chuyên môn, chương trình đào tạo tại tại Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic còn chú trọng rèn luyện các kỹ năng mền cho sinh viên. Đặc biệt, sinh viên khối ngành Du lịch - Lữ hành - Nhà hàng - Khách sạn còn được bổ trợ kỹ năng tổ chức sự kiện để giúp các bạn hoàn thiện và phát triển các kỹ năng cho bản thân.

Lương Thị Nguyệt -  Nguyetluc19xx@gmail.com - Mobile: 016294879xx

Chào thầy, Cao đẳng thực hành FPT có cơ sở tại TP.Hồ Chí Minh không? Muốn trở thành sinh viên của trường cần những thủ tục gì và thời gian nhập học cụ thể nào ạ?

Ông Huỳnh Văn Bảy - Trưởng ban Đào tạo FPT Polytechnic   

Chào em

Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic có cơ sở ở ngay trung tâm TP. Hồ Chí Minh em nhé.

 

Điều kiện xét tuyển với thí sinh đăng ký theo học hệ Cao đẳng của Khối ngành Du lịch - Lữ hành - Nhà hàng - Khách sạn của trường thì em cần tốt nghiệp THPT. Với Trình độ Trung cấp, em chỉ cần hoàn thành chương trình lớp 12. 

 

Thông tin chi tiết về chương trình đào tạo, hồ sơ nhập học, em có thể xem thêm tại website của trường: www.poly.edu.vn/tuyen-sinh-cao-dang-xet-tuyen.

Cám ơn em.

Phạm Kiều Giang - Email: jangkieuxxxx@gmail.com - SĐT: 097840xxxx

Thưa anh, để trở thành nhân viên của Benthanh Tourist cần có những yêu cầu gì ạ?

Ông Nguyễn Minh Quyền – Giám đốc Phát triển Benthanh Tourist

Chào em,

Rất vui vì em đã quan tâm đến công ty và mong muốn được trở thành thành viên của Benthanh Tourist. Cũng giống như các công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch khác, Benthanh Tourist tuyển dụng các ứng viên có kinh nghiệm, có thể đáp ứng ngay các vị trí công việc cần tuyển. Công ty cũng không ngại tuyển các bạn sinh viên mới ra trường. Các bạn có thể được tuyển dụng với hình thức cộng tác viên tại nghề hướng dẫn viên hoặc là nhân viên thử việc đối với nghề điều hướng hoặc là nhân viên chào bán tour.

Trong thời gian tập huấn, các bạn cần thể hiện khả năng làm việc của mình để từ đó công ty có cơ sở đánh giá tuyển dụng chính thức. Vì thế, chỉ cần sinh viên thể hiện được năng lực làm việc, các kỹ năng nghề nghiệp và chịu khó học hỏi thì các bạn sẽ dễ dàng được nhận vào làm.

Đinh Công Vinh - Email: vinhcongxx@yahoo.com - Mobile:01258422xxx

Em thấy tại FPT Polytechnic có đào tạo hai chuyên ngành là Quản trị Nhà hàng và Quản trị Khách sạn, thầy cho em hỏi trong hai ngành thì ngành nào sẽ dễ kiếm việc làm hơn?

Ông Huỳnh Văn Bảy – Trưởng ban đào tạo FPT Polytechnic

Chào em

Hiện tại cả hai ngành này đều đang rất thiếu nhân lực có chuyên môn và kỹ năng. Ước tính nhu cầu sử dụng lao động trong năm 2015 của ngành này tại Việt Nam là 620.000 người, đến năm 2020 là 3 triệu người. Tuy nhiên, theo đánh giá thì nhân lực trong nước “cung chưa đủ cầu”, đặc biệt là nhân lực có tay nghề.

Do vậy em hoàn toàn yên tâm về nhu cầu sử dụng lao động của 2 khối ngành này em nhé. Tuy nhiên, em cần cân nhắc xem em phù hợp với chuyên ngành nào để chọn lựa ngành cho phù hợp.

Cám ơn em và chúc em sớm chọn được chuyên ngành mong muốn.

Normal

Bên cạnh thời lượng thực hành chiếm 70% chương trình học, cùng phương pháp giảng dạy qua dự án thật, sinh viên Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic còn có cơ hội thực tập tại doanh nghiệp phù hợp với ngành nghề đào tạo.

Nguyễn Quang Hòa - Email: hoa_muadong_xxxx@gmail.com - SĐT: 093486xxxx

Các doanh nghiệp cần ở sinh viên ngành Quản trị nhà hàng – khách sạn những kỹ năng gì ạ? Tại sao điều kiện đầu tiên ở nhiều đơn vị tuyển dụng thường là cần người có kinh nghiệm thưa chị? Điều này hơi khó với sinh viên mới ra trường như chúng em?

Bà Nguyễn Thị Kim Thoại - Trưởng phòng Kinh doanh Công ty SR Angkor Travel

Chào bạn,

Các doanh nghiệp khối nhà hàng – khách sạn ngoài nghiệp vụ chuyên môn thường sẽ yêu cầu ứng viên có thêm các kỹ năng như: ngoại ngữ, khả năng nắm bắt tâm lý du khách, khả năng xử lý tình huống,…Các doanh nghiệp hiện nay thường đòi hỏi ứng viên có kinh nghiệm vì đa số các trường ở Việt Nam chỉ mới đào tạo thiên về lý thuyết, không bám sát thực tế nên sinh viên ra trường đa số doanh nghiệp phải đào tạo lại. Vì vậy, các bạn cần phải tích lũy kinh nghiệm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Thanh Hải - Email: thanhhaisaxxx@gmail.com - Mobile: 097422xxx

Em chưa đậu tốt nghiệp THPT, nhưng em có vốn tiếng Anh tốt em muốn đăng kí học ngành hướng dẫn viên du lịch có được không ạ và trường có bắt buộc yêu cầu phải tốt nghiệp THPT không ạ? Em xin cảm ơn.

Ông Huỳnh Văn Bảy - Trưởng ban Đào tạo FPT Polytechnic

 Chào em

Em chưa tốt nghiệp THPT thì có thể đăng ký theo học ngành Hướng dẫn du lịch thuộc hệ Trung cấp của FPT Polytechnic. Trong quá trình em theo học chương trình Trung cấp, nếu em nỗ lực để thi lấy bằng tốt nghiệp THPT thì em hoàn toàn có thể liên thông lên Cao đẳng chỉ tốn thêm 1 năm nữa thôi. Mời em đến trường để được tư vấn thêm thông tin cụ thể hoặc em có thể xem thêm tham khảo trên website của trường tại địa chỉ www.poly.edu.vn.

Tiếng Anh tốt là một lợi thế rất lớn, em nên tiếp tục rèn luyện và trau dồi thêm vốn tiếng Anh của mình.

Thân.

Đỗ Minh Dũng - Email: dungdoxxxx@gmail.com - SĐT: 091846xxxx

Đối với ngành quản trị du lịch, muốn nhanh thăng tiến trong công việc thì ngoài kiến thức chuyên môn, em cần học thêm kỹ năng gì nữa không thưa chị?

Bà Nguyễn Thị Kim Thoại - Trưởng phòng Kinh doanh Công ty SR Angkor Travel

Chào bạn, để nhanh thăng tiến trong ngành du lịch, ngoài kỹ năng chuyên môn bạn cần phải có trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thương thuyết, kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng tổ chức, kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả,…quan trọng nhất là bạn phải có đủ đam mê, nhiệt huyết với nghề.

Nguyễn Lan Hương - Email: huongnguyen12xx@gmail.com - Mobile: 0974145xxx

Đầu ra của ngành Du lịch trong bối cảnh hiện nay hiện là vấn đề rất được quan tâm. Bản thân là phụ huynh có con vừa thi tốt nghiệp THPT như tôi cũng rất lo lắng. Liệu nhà trường lo đầu ra cho sinh viên bằng cách nào? Sinh viên sẽ phải tự đi xin việc hay nhà trường sẽ hỗ trợ? Mong ban tư vấn trả lời câu hỏi của tôi.

Ông Huỳnh Văn Bảy – Trưởng ban đào tạo FPT Polytechnic

Chào chị,

Hiện tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch đang “khát” nhân lực có chất lượng “trầm trọng”. Do vậy, đối với các sinh viên ra trường với kết quả học lực khá, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng tiếng Anh cũng như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm tốt thì không khó khăn tìm được cho mình một công việc phù hợp với thu nhập cao.

Tại FPT Polytechnic, phòng Quan hệ doanh nghiệp là cầu nối giữa nhà trường với hơn 50 doanh nghiệp để hỗ trợ việc làm cho sinh viên khi cần. Tuy nhiên, nhà trường vẫn mong muốn sinh viên sau khi tốt nghiệp, bằng kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tìm việc có thể tự tìm cho mình một công việc phù hợp.

Normal

Ông Huỳnh Văn Bảy – Trưởng ban đào tạo FPT Polytechnic trả lời câu hỏi từ độc giả Dân trí.

 

Phạm Nhật Minh - Mobile: 01213149xxx 

Chào thầy, thầy có thể cho biết địa điểm và thời gian diễn ra khóa học? Đối với ngành khách sạn nhà hàng có thời gian được thực hành không?

Ông Huỳnh Văn Bảy - Trưởng ban Đào tạo FPT Polytechnic

Chào em

Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic đang triển khai đào tạo khối ngành Du lịch - Lữ hành - Nhà hàng - Khách sạn tại các cơ sở của trường. Hiện tại, trường Nhà trường đang tuyển sinh cho đợt nhập học vào tháng 09/2015. Em tranh thủ nộp hồ sơ nhập học kẻo muộn, hạn nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường là trước ngày 27/8/2015.

Chuyên ngành Quản trị Nhà hàng và Quản trị Khách sạn được triển khai đào tạo tại các cơ sở Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic. Em có thể tham khảo thêm thông tin tại website của trường: www.poly.edu.vn.

Cám ơn em.

Đào Thu Trang, Email: trangdaoxxxx@gmail.com, SĐT: 0983457xxx

Thưa anh, em không có được ngoại hình cao ráo và ưa nhìn nhưng em rất thích làm hướng dẫn viên du lịch. Với ngoại hình như vậy liệu em có được nhận vào làm không ạ?

Ông Nguyễn Minh Quyền - Giám đốc Phát triển Benthanh Tourist

Chào em,

Yếu tố ngoại hình trong ngành du lịch cũng được quan tâm khi đi phỏng vấn, xin việc nhưng không phải là yếu tố quyết định để nhà tuyển dụng nhận em vào làm việc. Ngoài ngoại hình, các nhà tuyển dụng còn đánh giá dựa trên kỹ năng nghề nghiệp, cách xử lý tình huống, câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra. Bên cạnh đó, với những bạn đã có kinh nghiệm làm việc tại các công ty du lịch, nhà hàng, khách sạn thì đó cũng là một lợi thế khi đi phỏng vấn. Vậy nên em hãy tự tin và cố gắng rèn luyện bản thân, bồi dưỡng kiến thức cũng như kỹ năng, cơ hội việc làm luôn rộng mở với em.

Giang Hồng Anh - Email: honganh23trxx@gmail.com - Mobile:0986333xxx

Thưa thầy, em rất yêu thích ngành Du lịch nhưng đang rất băn khoăn lựa chọn trường phù hợp. Em muốn biết nếu em đăng ký học tại trường thì trong quá trình học, em có được thực hành thực tế không? Nhà trường có trang thiết bị phục vụ cho chúng em hay chúng em phải tự túc chuẩn bị? Hay phải chờ đến khi thực tập chúng em mới được thực hành?

 

Ông Huỳnh Văn Bảy – Trưởng ban đào tạo FPT Polytechnic

Chào em,

Nếu em thích chuyên ngành Du lịch, việc lựa chọn FPT Polytechnic để đăng ký học cũng là một lựa chọn phù hợp.

Chuyên ngành Du lịch mà nhà trường đào tạo có tỷ lệ thực hành/lý thuyết trong thời gian đào tạo là 70/30. Nhà trường đặc biệt quan tâm đến kỹ năng thực hành nghề nghiệp của sinh viên. Nhà trường có hệ thống các phòng thực hành mô phỏng để sinh viên có điều kiện trải nghiệm nghề nghiệp ngay trên ghế nhà trường.

Với chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng, trong suốt quá trình học tập 2,5 năm ở FPT Polytechnic, sinh viên có cơ hội thực tập 8 tuần tại doanh nghiệp phù hợp với ngành nghề đào tạo. Ví dụ sinh viên học ngành hướng dẫn du lịch thì sẽ thực tập tại các công ty lữ hành.

Phạm Ngọc Tuệ – Email: ngoctuethcxxx@gmail.com – Mobile: 01628292xxx

Em có một thắc mắc là học du lịch xong có cần học thêm chứng chỉ nghề để làm hướng dẫn viên du lịch không ạ?

Bà Nguyễn Thị Kim Thoại - Trưởng phòng Kinh doanh Công ty SR Angkor Travel

Chào bạn,

Để trở thành một Hướng dẫn viên (HDV), bạn phải có thẻ HDV do Bộ Văn hóa – Thể thao và du lịch cấp. Bạn có thể tham khảo trên website chính thức của Tổng Cục du lịch tại đây.

Normal

Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic đang nhận hồ sơ xét tuyển các chuyên ngành đào tạo cho đợt nhập học tháng 9 với hạn nộp hồ sơ trước ngày 27/8/2015.

Trần Thanh Tùng - Mobile: 0982152xxx

Ngành quản lý khách sạn khác với quản trị kinh doanh như thế nào ạ? Em dự định đăng ký vào ngành quản lý khách sạn nhưng thấy ra trường có vẻ khó xin việc, thầy tư vấn giúp em với ạ. Em cảm ơn thầy.

Ông Huỳnh Văn Bảy – Trưởng ban đào tạo FPT Polytechnic

Chào em

Khác nhau em nhé. Chuyên ngành Quản trị khách sạn có thể xem là một chuyên ngành hẹp, đi chuyên sâu vào các nghiệp vụ quản trị khách sạn.

Còn chuyên ngành quản trị kinh doanh thì mang tính chất quản trị chung chung, không tập trung vào loại hình kinh doanh đặc thù nào cả. Hiện nay, hầu như các doanh nghiệp khi tuyển dụng họ đều mong muốn tìm được các ứng viên có kiến thức chuyên môn, kỹ năng thiết yếu đúng với lĩnh vực hoạt động kinh doanh của họ.

Nếu em muốn trở thành người làm việc trong khách sạn thì chọn chuyên ngành Quản trị khách sạn là hợp lý em nhé. Chúc em sớm chọn được ngành học phù hợp.

Đoàn Đức Tùng, Email: tungbossxxxx@yahoo.com, SĐT: 0931560xxx

Em muốn hỏi rằng yếu tố vùng miền có phải là yếu tố quan trọng khi tuyển dụng nhân sự làm du lịch không ạ? Em không sinh ra ở Hồ Chí Minh nhưng muốn làm việc tại đây nhưng hiện giờ em rất khó xin việc tại các công ty lữ hành.

Ông Nguyễn Minh Quyền - Giám đốc Phát triển Benthanh Tourist

Chào Tùng,

Yếu tố bản địa không phải là yếu tố quá quan trọng khi làm du lịch em nhé. Em có thể am hiểu văn hóa bản địa nơi mình sinh ra, là “thổ địa” ở vùng và hướng dẫn khách rất tận tình. Nhưng nếu em chỉ am hiểu văn hóa bản địa một nơi thì em khó có thể trở thành một hướng dẫn viên giỏi. Một hướng dẫn viên phải có kiến thức, kinh nghiệm, bản lĩnh đáp ứng mọi tour, am hiểu các vùng mình sẽ đến.

Còn làm về quản trị thì yếu tố bản địa cũng không quá quan trọng, chỉ cần em có kiến thức hiểu biết về danh lam, thắng cảnh từng địa phương thì em sẽ có cái nhìn bao quát và đảm bảo tính khoa học của tour mình thiết kế.

Anh muốn nhấn mạnh với em rằng chính kiến thức em đã tích lũy cùng kỹ năng và bản lĩnh nghề nghiệp của em sẽ giúp em thành công. Chúc em sẽ sớm tìm được công việc phù hợp với mình.

 Trần Trọng Văn - Email: trantrongvanqt@gmail.com - Mobile: 09042953xx

Theo tôi, hạn chế của khối ngành du lịch - nhà hàng - khách sạn là việc tuổi đời lao động hạn chế (thường không quá 40). Việc bố trí công việc cho các lao động đã quá tuổi gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực này. Bên cạnh đó phần đông tâm lý người lao động muốn có công việc ổn định lâu dài. Đó là một trong những trở ngại cho các bạn trẻ khi muốn gắn bó lâu dài với công việc. Thầy có những lời khuyên nào cho các bạn trẻ khi muốn theo đuổi lĩnh vực nghề nghiệp này không ?

Ông Huỳnh Văn Bảy - Trưởng ban Đào tạo FPT Polytechnic

Chào em,

Trên thực tế, chỉ có ngành Hướng dẫn Du lịch là bị hạn chế bởi tuổi tác. Các bạn lớn tuổi thường không muốn đi lại nhiều theo tour tuyến để làm hướng dẫn viên mà có nguyện vọng chuyển sang lĩnh vực khác như thiết kế tour, chào bán tour, điều hành tour,…

Hiểu được nguyện vọng này, FPT Polytechnic đã xây dựng chương trình đào tạo linh hoạt, trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể hoàn toàn tự tin chuyển sang ngạch quản lý, điều hành tour.

Còn chuyên ngành Quản trị Nhà hàng, Quản trị khách sạn thì không bị hạn chế bởi tuổi tác. Tuổi tác lớn, kinh nghiệm nhiều, cộng thêm kiến thức, kỹ năng đã được trang bị thì người lao động dễ dàng trở thành các nhà quản trị tiềm năng.

Chúc em thành công trên con đường chọn ngành nghề để học tập và lập nghiệp.

 

Nguyễn Văn Lai – Email: nguyenlaixxx@gmail.com – Mobile: 0983816xxx

Em chào chị, chị cho em hỏi, ngoài khả năng giao tiếp tiếng Anh trôi chảy, nghề Hướng dẫn viên du lịch cần phải biết thêm những gì để có thể đáp ứng được nhu cầu của công việc?

Bà Nguyễn Thị Kim Thoại - Trưởng phòng Kinh doanh Công ty SR Angkor Travel

Chào bạn,

Để trở thành một Hướng dẫn viên (HDV) giỏi, ngoài tiếng Anh bạn cũng có thể học thêm nhiều ngoại ngữ khác, đặc biệt là các ngoại ngữ hiếm bởi vì thực tế hiện nay các HDV inbound có ngoại ngữ hiếm đang thiếu hụt nghiêm trọng. Hơn nữa, bạn cần trang bị cho mình kiến thức về văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý, pháp luật,…và một vốn sống phong phú. Đặc biệt là phải chú trọng trau dồi các kỹ năng, nghiệp vụ như: kỹ năng nói chuyện trước đám đông, kỹ năng thuyết trình, nghiệp vụ hướng dẫn, khả năng nắm bắt tâm lý du khách, khả năng xử lý tình huống,…Đồng thời cũng cần rèn luyện sức khỏe dẻo dai để có thể hoàn thành tốt chương trình tour được giao phó.

 

Hoàng Tú Anh - Email:anhtu_daxx@yahoo.com - Mobile: 0989325xxx

 Chào thầy,

Em được biết môi trường ở FPT rất sôi nổi và nhiều hoạt động ngoại khóa cho sinh viên. Đợt này em định đăng ký học tại trường mình, nhưng em đang khá thắc mắc là ngoài thời gian học ra trường mình có các hoạt động ngoại khóa gì để giúp sinh viên mới như em được hòa đồng với các anh chị khóa trước không ạ?

Ông Huỳnh Văn Bảy - Trưởng ban Đào tạo FPT Polytechnic

Chào em,

FPT Polytechnic có môi trường đào tạo rất năng động, giúp cho sinh viên rèn luyện và phát triển toàn diện các kỹ năng. Ngoài thời gian học tập, thực hành trên lớp tại các phòng thực hành mô phỏng, sinh viên còn có thể tham gia vào các hoạt động ngoại khóa để giao lưu, học hỏi thêm kinh nghiệm, chia sẻ kiến thức với các bạn sinh viên lớp khác, khóa khác.

Các câu lạc bộ học thuật như CLB tiếng Anh, CLB Coding,… giúp sinh viên vừa học vừa thực hành nhằm phát triển các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, phản biện, kỹ năng giải quyết với đề, kỹ năng làm việc nhóm,…

Các CLB thể thao như Cầu lông, Bóng đá, Võ thuật giúp sinh viên rèn luyện thể chất và giao lưu với nhau trong phạm vi toàn trường và với trường bạn.

 Chúc em sớm chọn cho mình môi trường học tập như ý.

 

Normal

Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic cũng chú trọng tổ chức các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ chuyên ngành hoặc theo câu lạc bộ theo sở thích cho sinh viên.

Đỗ Thu Thảo - Email: thao_cuti_xxxx@gmail.com - SĐT: 01687550xxx

Thưa anh, đứng trên cương vị một doanh nghiệp khi đi tuyển dụng, với hai sinh viên tốt nghiệp ngành Hướng dẫn du lịch, một bạn có bằng giỏi nhưng ngoại hình bình thường với một bạn bằng trung bình khá nhưng ngoại hình đẹp thì doanh nghiệp sẽ chọn ai ạ?

Ông Nguyễn Minh Quyền - Giám đốc Phát triển Benthanh Tourist

Chào Thảo,

Mỗi người đều có một thế mạnh riêng, chỉ cần xếp họ ở đúng vị trí sẽ phát huy hết tố chất của họ. Vì thế, tùy theo tiêu chí xét tuyển của từng công ty và vị trí tuyển dụng thì sẽ có những công việc phù hợp với từng bạn.

Tùy theo chiến lược tuyển dụng của từng công ty, với những bạn ngoại hình khá có thể được chọn vào vị trí lễ tân, đối với những bạn có kiến thức giỏi có thể tham gia vào nghiệp vụ đào tạo, điều hành tour.

Tuy nhiên, bằng cấp cũng như ngoại hình không quan trọng bằng kiến thức và kỹ năng các bạn tích lũy được. Đó mới là điều mà các nhà tuyển dụng quan tâm ở các ứng viên.

 

Huỳnh Minh Thuận - Email: thuanminh92xx@yahoo.com.vn - Mobile: 0983141xxx

Thầy cho em hỏi nhà trường có tổ chức đào tạo chuyên ngành Quản lý khách sạn không? Học phí bao nhiêu một học kỳ? Em đã học chuyên ngành Quản lý khách sạn tại một trường cao đẳng khác, khi sang học tại FPT Polytechnic, liệu em có được miễn học các môn học bị trùng không ạ?

Ông Huỳnh Văn Bảy – Trưởng ban đào tạo FPT Polytechnic

Chào em,

Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic hiện đang triển khai đào tạo chuyên ngành Quản trị khách sạn tại các cơ sở của trường. Học phí chuyên ngành Quản trị khách sạn em có thể tham khảo thêm thông tin tại website: www.poly.edu.vn.

Nhà trường có chính sách xét miễn giảm môn học khi sinh viên đã hoàn tất môn học nào có trong chương trình đào tạo, ở một trường cao đẳng, hoạc đại học có số tín chỉ lớn hơn hoặc tương đương em nhé.

Cao Đại Phát - Email: phatdj_xxxx@yahoo.com - SĐT: 01687901xxx

Khi học xong khối ngành du lịch- nhà hàng- khách sạn thì tôi sẽ được làm những nghề nghiệp gì sau khi học xong?Những  kỹ năng cần có là gì? Có những công ty nào trong lĩnh vực này để tôi có thể gửi CV?

Bà Nguyễn Thị Kim Thoại - Trưởng phòng Kinh doanh Công ty SR Angkor Travel

Chào bạn,

Trong khối ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn có phân ra các chuyên ngành: Lữ hành (bao gồm quản trị lữ hành và hướng dẫn du lịch), nhà hàng và khách sạn. Với mỗi chuyên ngành, tùy theo năng lực, tố chất và đam mê các bạn có thể làm việc ở nhiều công việc khác nhau. Với mỗi chuyên ngành thì sẽ có các chuẩn đầu ra và cơ hội nghề nghiệp khác nhau. Nếu quan tâm về chương trình đào tạo và những vấn đề liên quan, bạn có thể tham khảo trên website: www.poly.edu.vn.

Nguyễn Thị Hương-Email: nguyenthiquynh88xxx@gmail.com-Mobile: 01689834xxx

Chào thầy! Em muốn học ngành du lịch lễ tân tại Vũng Tàu. Nhưng em nghe nói ngành lễ tân này chỉ làm đươc khi còn trẻ, về sau mình sẽ không có cơ hội làm nữa. Em muốn hỏi thầy nghề này giờ xã hội có cần nhân lực không? Có làm được lâu dài không? Thầy có thể tư vấn cho em nghề thích hợp trong ngành du lịch để em có thể lựa chọn. Em chân thanh cảm ơn thầy.

 

Ông Huỳnh Văn Bảy - Trưởng ban Đào tạo FPT Polytechnic

 Chào em,

Việt Nam đang phải đối mặt với sự thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng, nhất là trong ngành công nghiệp du lịch khách sạn. Nhu cầu này càng trở nên cấp thiết khi vào năm 2015, thỏa thuận ASEAN về Tự do luân chuyển nguồn nhân lực ngành Du lịch giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á được triển khai.

Khảo sát trên 1.310 người lao động trong ngành cho thấy, chỉ có 45% có bằng cấp chuyên ngành, trong khi đó phần lớn (53%) nhân sự không có bằng cấp chuyên ngành. Điều này cho thấy sự chênh lệch giữa cung và cầu, đặc biệt là nguồn cung ứng lao động chất lượng cao. Vì vậy, nhu cầu nhân lực trong ngành Du lịch vẫn đang rất thiếu, em hoàn toàn có thể yên tâm về việc làm sau khi tốt nghiệp.

Chương trình đào tạo ngành Quản trị lễ tân tại Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic, ngoài việc trang bị cho sinh viên những kỹ năng nghiệp vụ thiết yếu để có thể trở thành nhân viên lễ tân chuyên nghiệp, thì chương trình còn cung cấp cho sinh viên những kiến thức cốt lõi về quản trị các dịch vụ trong khách sạn, khu nghỉ dưỡng.

Nguyễn Phan Thu Hà – Email: thuhaxxx@gmail.com – Mobile: 0982561xxx

Em là người khá vụng về. Có một thời gian em có làm thêm tại một số nhà hàng nhưng sớm nghỉ việc thì tính vụng về của mình. Nhưng em rất thích ngành Quản trị nhà hàng, em đang cân nhắc quay lại học sâu hơn về ngành này. Vậy chị cho em hỏi em có thể làm công việc gì trong ngành Quản trị nhà hàng ạ?

Bà Nguyễn Thị Kim Thoại - Trưởng phòng Kinh doanh Công ty SR Angkor Travel

Chào bạn,

Học ngành Quản trị Nhà hàng ra không nhất thiết bạn phải làm nhân viên phục vụ. Tùy theo tố chất và đam mê, bạn có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau như: Lễ tân, nhân viên phục vụ ẩm thực, bàn, bar; nhân viên pha chế thức uống,…hoặc tham gia công tác quản lý, điều hành tại các bộ phận phục vụ ăn uống trong các nhà hàng khách sạn, khu du lịch, khu giải trí, nghỉ dưỡng,… Theo như bạn trình bày, tôi khuyên bạn nên nâng cao trình độ ngoại ngữ và một số kỹ năng như: giao tiếp, thương thuyết, tổ chức để phù hợp với các công việc lễ tân, điều hành hay tổ chức sự kiện trong các nhà hàng, khách sạn, khu du lịch,…

Nguyễn Thế Trường - Email: truong_bb_xxxx@gmail.com - SĐT: 0978974xxx

Em có thắc mắc rằng để được làm việc tại nhà hàng/khách sạn từ 3 sao trở lên thì cần những điều kiện gì? Ngành Quản trị nhà hàng/khách sạn có yêu cầu gắt gao về ngoại hình không? Và lương một tháng làm việc tại nhà hàng/ khách sạn từ 3 sao trở lên dành cho sinh viên mới ra trường có thể là bao nhiêu ạ? Cảm ơn anh.

Ông Nguyễn Minh Quyền - Giám đốc Phát triển Benthanh Tourist

Chào Trường,

Tùy vào từng vị trí tuyển dụng thì yếu tố ngoại hình mới được quan tâm. Đối với những vị trí công việc phải tiếp xúc trực tiếp nhiều với khách hàng, là bộ mặt đại diện cho doanh nghiệp gặp gỡ khách hàng thì nhà tuyển dụng cần những gương mặt sáng. Còn những vị trí còn lại như đặt phòng, quản lý nhà hàng, buồng phòng thì cần tập trung đến yếu tố kĩ năng, kiến thức nghề nghiệp.

Đối với sinh viên mới ra trường, tôi nghĩ rằng các em không nên quá quan tâm đến mức lương. Được nhận vào làm tại các nhà hàng/ khách sạn từ 3 sao trở lên đã là một cơ hội rèn luyện và phát triển nghề rất tốt cho các em. Các em nên thể hiện thái độ cầu thị, nỗ lực trong công việc thì khi đó doanh nghiệp mới đánh giá cao hiệu quả công việc của em. Các em còn trẻ, cơ hội thăng tiến còn nhiều, con đường tương lai có rộng mở hay không tùy thuộc vào sự cố gắng học tập của em từ hôm nay.

Đào Thu Hà- Email: hahuong9xx@gmail.com- Mobile: 0989143xxx

Em rất thích nghề quản trị khách sạn nhưng vẫn còn đang băn khoăn liệu em có phù hợp với ngành này không, thầy cho em hỏi người làm quản lý khách sạn, nhà hàng cần những tố chất gì để có thể làm việc tốt.

Ông Huỳnh Văn Bảy – Trưởng ban đào tạo FPT Polytechnic

Chào em,

Để trở thành nhà quản lý giỏi thì đòi hỏi ứng viên phải có nhiều tố chất và kỹ năng, tuy nhiên tất cả kỹ năng này đều có thể luyện mà nên. Do vậy, một khi em đã mong muốn thì hãy dành thời gian luyện tập em nhé.

Những kỹ năng thiết yếu đòi hỏi phải luyện tập  như Kỹ năng tổ chức công việc,  Kỹ năng đàm phán, Kỹ năng thuyết trình, giải thích vấn đề thấu đáo, rành mạch.

Ngoài ra, một nhà quản lý giỏi cũng cần có tính cách hướng ngoại, khả năng giao tiếp tốt và đặc biệt phải chịu được sức ép của công việc.

Chúc em sẽ tìm được nghề phù hợp với bản thân.

 

 

 

 

 

 

Trần Thị Thành - Email:tranthanh1106xxxx@gmail.com.vn

Em muốn hỏi là học về ngành quản trị Nhà hàng, khách sạn sẽ được học những cái gì, đào tạo ra sao, có khó khăn trong việc học không, và sau này có ra xin được việc không ạ?

Ông Huỳnh Văn Bảy – Trưởng ban đào tạo FPT Polytechnic

Chào Thành,

Em có thể truy cập website của nhà trường: www.poly.edu.vn để có thể xem toàn bộ nội dung chương trình đào tạo ngành Quản trị nhà hàng và Quản trị khách sạn cũng như cơ hội nghề nghiệp em có thể làm sau khi tốt nghiệp nhé.

 

“Việt Nam đang phải đối mặt với sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản, nhất là trong ngành công nghiệp du lịch khách sạn.” Nhu cầu này càng trở nên cấp thiết khi vào năm 2015, Thỏa thuận ASEAN về tự do luân chuyển nguồn nhân lực ngành Du lịch giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á được triển khai.

Điều đó cho thấy rằng nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của lĩnh vực này đang rất thiếu. Em hoàn toàn yên tâm về việc làm sau khi ra trường em nhé.

Chúc em sớm chọn được chuyên ngành phù hợp.

Nguyễn Thị Hiền - Email: nguyenhien19021xxx@gmail.com -Mobile: 0962993591

Em hơi trầm tính và ít nói liệu em có phù hợp để học ngành du lịch không ạ?

Bà Nguyễn Thị Kim Thoại - Trưởng phòng Kinh doanh Công ty SR Angkor Travel

 Xin chào bạn,

Người trầm tính và ít nói cũng thể làm việc tốt trong ngành du lịch. Đôi khi sự trầm tính ít nói của bạn lại là thế mạnh khi bạn xử lý các tình huống phát sinh, nó giúp bạn đưa ra được những hướng giải quyết sáng suốt và tối ưu nhất, miễn là bạn có năng lực và kiến thức phù hợp với ngành nghề. Tuy nhiên, để có thể tự tin hơn trong công việc thì ngoài việc học về chuyên môn bạn nên tập trung trao dồi kỹ năng mềm và kỹ năng ngoại ngữ. Đồng thời, tìm kiếm cơ hội đi thực tập tại các doanh nghiệp du lịch bất cứ khi nào bạn có thời gian để học hỏi và rèn luyện kinh nghiệm thực tế là một lời khuyên tôi dành cho bạn. Chúc bạn sớm lựa chọn được một hướng đi phù hợp.

 

Trịnh Kim Linh - Email: nhoklinh_xxxx@yahoo.com - SĐT: 0166763xxxx

Việc sinh viên ra trường không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng và buộc phải đào tạo lại có tỷ lệ rất cao. Vậy theo anh doanh nghiệp nên làm gì để giảm chi phí và thời gian cho việc đào tạo lại sinh viên mới tốt nghiệp?

Ông Nguyễn Minh Quyền – Giám đốc Phát triển Benthanh Tourist

Chào chị,

Giải pháp cho vấn đề này cần có sự chung tay của cả nhà trường và doanh nghiệp. Nhà trường cần xây dựng các chương trình đào tạo giúp sinh viên ứng dụng lý thuyết đã học vào thực hành thực tế, từ đó nắm vững chuyên môn sau khi tốt nghiệp có thể làm việc được ngay. Doanh nghiệp có thể “đặt hàng” nhà trường đào tạo các ứng viên phù hợp với yêu cầu công việc.

Thông thường, các doanh nghiệp tuyển dụng theo nhu cầu cấp thiết để đáp ứng ngay cho các vị trí công việc cần tuyển (đối với ứng viên có kinh nghiệm). Còn với ứng viên mới ra trường có thể được tuyển dụng với hình thức cộng tác viên (nghề hướng dẫn viên) hoặc là nhân viên thử việc (nghề điều hướng hoặc nhân viên chào bán tour). Thời gian tập huấn nghiệp vụ là thời gian sinh viên phải thể hiện khả năng làm việc của mình làm cơ sở đánh giá tuyển dụng chính thức. Vì thế, nếu sinh viên thể hiện tốt trong thời gian này sẽ dễ dàng được nhận vào làm.

Lương Huyền Trang - Email: trangluong77xx@gmail.com - Mobile: 0936432xxx

Tôi thấy cử nhân được đào tạo trong ngành Du lịch, sau 4 năm vẫn khó có thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Vậy trong thời gian đào tạo (theo tôi thấy là hơi ngắn), liệu sinh viên có thể được đào tạo đầy đủ cả kiến thức chuyên sâu về ngành cũng như các kỹ năng làm việc thực tế không?

 

Ông Huỳnh Văn Bảy – Trưởng ban đào tạo FPT Polytechnic

Chào chị,

Chương trình đào tạo của Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic được thiết kế dựa theo chuẩn đầu ra lấy từ doanh nghiệp. Nghĩa là nhà trường “Đào tạo những gì Doanh nghiệp cần, chứ không đào tạo cái gì mà nhà trường có”. Do vậy, nhà trường chỉ cung cấp cho sinh viên lượng kiến thức vừa đủ, nhưng tăng cường kỹ năng thực hành cho sinh viên, đảm bảo rằng sinh viên học cái gì thì ra trường làm được cái nấy.

Với triết lý đào tạo “Thực học – Thực nghiệp”, nhà trường xây dựng môi trường học tập giống như môi trường doanh nghiệp để sinh viên được trải nghiệm nghề nghiệp một cách chuyên nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Đội ngũ giảng viên của nhà trường được tuyển chọn rất kỹ lưỡng. Giảng viên là người vừa truyền thụ kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp cho sinh viên. Do vậy, đa phần giảng viên là những người có kinh nghiệm làm việc từ các doanh nghiệp.

Với thời gian đào tạo 7 học kỳ, triết lý đào tạo sâu sắc, phương pháp đào tạo tiên tiến, chương trình đào tạo bám sát thực tế nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, cùng môi trường học tập năng động, chuyên nghiệp và đội ngũ giảng viên tận tâm, chuyên môn sâu là ngôi trường tốt để đào tạo và cung cấp cho thị trường lao động những ứng viên tiềm năng.

Thành công của mô hình đào tạo mà FPT Polytechnic theo đuổi đã được minh chứng qua tỷ lệ 85% sinh việc có việc làm ở các khối ngành Công nghệ thông tin, Kinh tế kinh doanh mà trường đào tạo trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp.

Bùi Thu Hương, Email: buihuong_krxxxx@gmail.com, SĐT: 0909780xxx

Em rất thích ngành Quản trị lữ hành, Quản trị nhà hàng, Hướng dẫn du lịch nhưng em đang phân vân vì thấy nhiều người nói rằng học ngành này ra trường khó xin việc. Điều này có đúng không ạ? Vậy nếu học về du lịch thì cơ hội việc làm của em ra sao ạ? Mong anh tư vấn cho em với ạ.

Ông Nguyễn Minh Quyền - Giám đốc Phát triển Benthanh Tourist

Chào Hương,

Em cần phân định rõ ràng giữa hai ngành Quản trị lữ hành và Quản trị nhà hàng. Quản trị lữ hành thiên về các công việc liên quan đến du lịch, điều hành tour còn Quản trị nhà hàng thiên về các công việc liên quan đến ẩm thực, buồng phòng.

Em nên có định hướng nghề nghiệp rõ ràng từ ban đầu để có thể dành thời gian rèn luyện kỹ năng, bổ sung kiến thức. Em nên xin đi làm thêm hoặc thực tập ở tại các công ty du lịch, nhà hàng, khách sạn để tích lũy kinh nghiệm. Đó sẽ là những ưu thế của em khi đi phỏng vấn tuyển dụng. Với kiến thức, kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình học tập cùng phong thái tự tin, đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng thì em hoàn toàn có thể được nhận vào làm.

Phan Như Ngọc-Email:phannhungockhxxx@yahoo.com-Mobile: 0966840xxx

Yêu cầu ngoại ngữ, kỹ năng đối với khối ngành du lịch như thế nào ạ? sau khi ra trường có cơ hội có việc làm ngay không ạ? Ngành hướng dẫn du lịch và quản lý tour du lịch có mức lương bao nhiêu ạ?

Bà Nguyễn Thị Kim Thoại - Trưởng phòng Kinh doanh Công ty SR Angkor Travel

 Yếu tố ngoại ngữ và kỹ năng mềm là vô cùng quan trọng đối với khối ngành Du lịch. Cơ hội việc làm và thu nhập sau khi ra trường phụ thuộc rất lớn vào kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ của bạn đạt được. Do đó, bạn nên lựa chọn theo học ở những trường có chương trình đào tạo bám sát nhu cầu thực tế, chú trọng chuyên môn và nghiệp vụ, kỹ năng mềm, tin học ứng dụng,…đặc biệt là tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành. Có như vậy, thì ngay khi ra trường (thậm chí là khi còn đang học) bạn cũng có thể tự tin ứng tuyển vào các doanh nghiệp hàng đầu và hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Dĩ nhiên, lúc đó thu nhập cũng sẽ tỷ lệ thuận với những gì mà bạn đã cống hiến cho doanh nghiệp.

Phạm Hồng Phúc - Email: Hongphucphamxxxx@gmail.com

Em hiện đang tìm hiểu ngành Quản trị dịch vụ du lịch khách sạn (Hotel and tourism managerment). Em thấy có nhiều trường cũng có ngành này nhưng bị tách ra thành Quản trị du lịch & lữ hành và Quản trị khách sạn. Vậy cho em hỏi có phải trong ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có bao gồm 1 phần kiến thức cơ bản của quản trị khách sạn? Và học ngành này sẽ có nhiều cơ hội hơn trong thị trường du lịch?

Ông Huỳnh Văn Bảy – Trưởng ban đào tạo FPT Polytechnic

Chào Hồng Phúc,

Em có thể vào website của trường tại địa chỉ: www.poly.edu.vn để xem toàn bộ nội dung chương trình đào tạo, cũng như chuẩn đầu ra, cơ hội nghề nghiệp và hướng phát triển nghề nghiệp của các chuyên ngành mà em mong muốn tìm hiểu.

Trên thực tế 2 mảng Du lịch – Lữ hành và Nhà hàng – Khách sạn khác nhau rất nhiều. Chương trình đào tạo của FPT Polytechnic hướng vào chuyên sâu của từng nghề, không đào tạo hàn lâm, dàn trải.

Hơn nữa hiện tại các doanh nghiệp khi tuyển dụng, họ đều đòi hỏi ứng viên phải có kiến thức chuyên môn sâu, kỹ năng nghề nghiệp tốt và đặc biệt các kỹ năng mềm khác như: Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tổ chức sự kiện và đặc biệt là kỹ năng ngoại ngữ (tiếng Anh). Tất cả nhữn kỹ năng này, em sẽ được học và rèn luyện tại FPT Polytechnic. Chúc em sớm tìm được cho mình ngành học phù hợp!.

 

Nguyễn Minh Anh - Email: nguyenminhanh2709xxxx@gmail.com - SĐT: 0122891xxxx

Cho em hỏi trình độ ngoại ngữ là một khó khăn của em khi chọn ngành du lịch vậy nhà trường có yêu cầu gì về vấn đề này và quá trình học tập các môn ngoại ngữ sẽ như thế nào?

Ông Huỳnh Văn Bảy – Trưởng ban đào tạo FPT Polytechnic

Chào Minh Anh,

Nhà trường sẽ đào tạo tiếng Anh cho sinh viên từ đầu em nhé. Tuy nhiên, nếu em biết đôi chút về tiếng Anh là một lợi thế.

Một trong những điểm mạnh của chương trình đào tạo chuyên ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn tại FPT Polytechnic là rèn luyện kỹ năng tiếng Anh cho sinh viên. Toàn chương trình có tất cả 6 levels tiếng Anh. Trong đó 2 levels đầu đào tạo tiếng Anh cơ bản (General English), 4 levels tiếp theo đi sâu vào tiếng Anh chuyên ngành, được thiết kế phù hợp với từng vị trí công việc. Kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh được chú trọng trong suốt quá trình học tập tại nhà trường.

Bên cạnh đó, để học tốt tiếng Anh thì em cần phải chủ động, mạnh dạn trong giao tiếp, không ngại nói sai, bởi vì chỉ khi nào em nói ra/phát âm ra thì mọi người xung quanh mới biết là em nói đúng hay sai để có thể chỉnh sửa và từ đó mới khá lên được.

Đừng lo ngại nhiều em nhé, hãy mạnh dạn đăng ký và thầy hy vọng rằng, môi trường đào tạo tại FPT Polytechnic sẽ là lựa chọn phù hợp nhất cho em. Chúc em thành công!.

**********************

Thay mặt Ban tư vấn và Ban lãnh đạo Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic xin cám ơn quý phụ huynh, các em học sinh và các bạn đang theo dõi chương trình đã dành thời gian quý báu của mình để đặt câu hỏi tìm hiểu về chương trình đào tạo Khối ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn của nhà trường, cũng như tìm hiểu về cơ hội cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh đặc thù của ngành công nghiệp “không khói” này.

Hy vọng rằng buổi tư vấn trực tiếp hôm nay đã mang lại cho quý vị những thông tin bổ ích. Cuối cùng, chúc các em học sinh sớm chọn lựa cho mình một môi trường đào tạo phù hợp để thực hiện thành công ước mơ mà các em đang ấp ủ.

Vì thời gian có hạn nên các câu hỏi chưa được trả lời chúng tôi sẽ gửi hoặc liên hệ trực tiếp đến quý độc giả.

Ngoài ra, các quý vị khác có thêm thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới chúng tôi theo email caodang@fpt.edu.vn hoặc thông tin chi tiết tạiwww.poly.edu.vn.

Trân trọng kính chào!

 

 

 

 

 

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm