Tọa đàm: “Nguồn nhân lực khối ngành Du lịch - Nhà Hàng - Khách sạn và cơ hội cho bạn trẻ”

Ngành Du lịch đang được đánh giá là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam nhưng nhân lực của ngành chưa đáp ứng cả về số lượng và chất lượng. Đây là thách thức, hay là cơ hội cho các bạn trẻ? Tọa đàm: “Nguồn nhân lực khối ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn và cơ hội cho bạn trẻ" do báo Dân trí phối hợp với Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic tổ chức vào chiều ngày 24/7/2015 sẽ giải đáp rõ hơn các vấn đề này.

“Cơn khát” nhân lực ngành du lịch
 

“Cơn khát” nhân lực ngành du lịch

Với tốc độ tăng trưởng khách quốc tế 10%/năm và sự phát triển của du lịch nội địa những năm gần đây, du lịch Việt Nam đã có đóng góp đáng kể cho kinh tế - xã hội. Theo Tổng cục Du lịch (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), dự kiến năm 2020, Việt Nam sẽ đón từ 10 đến 10,5 triệu lượt khách quốc tế và khoảng 48 triệu du khách nội địa với tổng số 580.000 buồng phòng, tạo ra 3 triệu việc làm cho người lao động.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực cho nhóm ngành Du lịch - Khách sạn - Nhà hàng được dự báo tiếp tục thiếu hụt, nhất là nhân lực có kỹ năng. Bà Lê Thị Thu Hương, đại diện Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ Cổng Vàng cho biết, thời gian tới, công ty cần tuyển từ 2.000 - 2.300 ứng viên, ở các vị trí như: phục vụ, pha chế, nhân viên bếp với thu nhập từ 3 triệu đồng trở lên nhưng để tuyển được nhân lực chất lượng cao rất khó khăn. Phó Tổng Giám đốc một khách sạn 5 sao ở trung tâm TP.Hồ Chí Minh cho hay, vị trí Phó Giám đốc bộ phận ẩm thực của khách sạn đã để trống cả nửa năm.

Điều này chứng tỏ ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn thực sự đang phải trải qua một “cơn khát” nhân sự có năng lực. Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là ngành có lượng nhu cầu nhân sự gấp 2, 3 lần so với các ngành trọng điểm khác như giáo dục, y tế, tài chính, bất động sản, công nghệ thông tin…

Cơ hội mới – Thách thức mới cho các bạn trẻ

Tại buổi tọa đàm về nguồn nhân lực ngành Du lịch trước ngưỡng thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN, một chuyên gia cho biết, tính đến nay, cả nước có 700.000 người làm việc trực tiếp và hơn 1,5 triệu người làm việc gián tiếp trong ngành du lịch. Rất nhiều trong số này chưa đủ kỹ năng về nghề nghiệp, ngoại ngữ. Đây là hệ quả tất yếu của việc đào tạo thiếu thực tế, nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. 

“Cơn khát” nhân lực ngành du lịch
Sinh viên FPT Polytechnic trải nghiệm làm việc trong dự án thật qua phương pháp đào tạo Project based learning.

Để khắc phục tình trạng này, vài năm trở lại đây, các cơ sở đào tạo đã dần quan tâm đầu tư thay đổi chương trình học. Tại Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic, chương trình đào tạo của khối ngành Du lịch – Lữ hành - Nhà hàng - Khách sạn có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp, giúp sinh viên vận dụng lý thuyết vào thực tế nghề nghiệp. Điểm mạnh của công tác đào tạo tại FPT Polytechnic đó là các chương trình đều định hướng xây dựng theo chuẩn quốc tế BTEC, đáp ứng chuẩn VTOS. Ngoài ra, việc ứng dụng phương pháp đào tạo qua dự án (Project based learning) và phương pháp giảng dạy tích hợp (Blended learning) giúp sinh viên trải nghiệm làm việc trong dự án thực tế, rèn luyện các kỹ năng của công dân thế kỷ 21 như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng thuyết trình,… Ngoài ra, nhà trường cũng chú trọng đến việc trang bị cho sinh viên kỹ năng tin học và kỹ năng ngoại ngữ, trong đó chú trọng rèn luyện tiếng Anh thực dụng nghề cho sinh viên.

Đặc biệt, sinh viên cũng có cơ hội được thực tập và liên thông quốc tế ở nhiều nước Singapore, Thái Lan, Tây Ban Nha… để lĩnh hội kiến thức và mở rộng cơ hội việc làm.

Trong buổi Hội thảo thẩm định khung chương trình đào tạo chuyên ngành Du lịch – Lữ hành - Nhà hàng – Khách sạn, Hội đồng thẩm định đánh giá cao về chuỗi kỹ năng mà Ban phát triển chương trình đã thiết kế. “Chương trình đào tạo mà Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic xây dựng có sự khác biệt trong việc sắp xếp các môn học ở từng học kì, tăng cường kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Chương trình chú trọng đào tạo người giỏi nghề, phù hợp với các bạn trẻ có nguyện vọng nghiêm túc theo học nghề thực thụ” – ông Nguyễn Minh Quyền – Giám đốc Phát triển Công ty CP BenThanh Tourist nhận định.

Để các bạn học sinh có cái nhìn toàn diện hơn về chương trình đào tạo ngành Du lịch – Lữ hành – Nhà hàng – Khách sạn, cũng như thực tế nhu cầu tuyển dụng của ngành nghề đang rất “hot” này, Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic phối hợp với báo điện tử Dân trí tổ chức buổi tọa đàm: "Nguồn nhân lực khối ngành Du lịch - Nhà Hàng - Khách sạn và cơ hội cho bạn trẻ" tại FPT Polytechnic vào 14h ngày 24/07/2015.

Thông tin khách mời:

Ông Huỳnh Văn Bảy - Trưởng Ban đào tạo FPT Polytechnic

Ông Huỳnh Văn Bảy - Trưởng Ban đào tạo FPT Polytechnic

Ông Huỳnh Văn Bảy đã hoàn thành chương trình Thạc sỹ Quản lý CNTT của Học viện INNOTECH – Cộng hòa Pháp vào năm 2007. Ông đã có 22 năm giảng dạy, công tác trong ngành Giáo dục và hiện đương đảm nhiệm chức Trưởng ban đào tạo FPT Polytechnic.

Ông Nguyễn Minh Quyền –

Ông Nguyễn Minh Quyền – Giám đốc Phát triển Công ty CP BenThanh Tourist

Ông Nguyễn Minh Quyền đã có 23 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Du lịch. Ông từng đảm nhiệm các vị trí công việc: Giám đốc trung tâm du lịch quốc tế Inbound, Giám đốc Trung tâm phát triển du lịch Benthanh Tourist,… Hiện tại, ông đang giữ chức Giám đốc Phát triển Công ty CP Benthanh Tourist.

Bà Nguyễn Thị Kim Thoại - Trưởng phòng Kinh doanh & Marketing Công ty SR Angkor Travel

Bà Nguyễn Thị Kim Thoại - Trưởng phòng Kinh doanh & Marketing Công ty SR Angkor Travel

Bà Nguyễn Thị Kim Thoại có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tuyển dụng và huấn luyện đội ngũ nhân sự mảng du lịch – lữ hành. Hiện tại, bà đang giữ chức Trưởng phòng Kinh doanh & Marketing Công ty SR Angkor Travel.