Học đại học nào để không chịu cảnh thấm mệt khi di chuyển giữa nhiều cơ sở

Trường Thịnh

(Dân trí) - Trong bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam ngày càng phát triển, xu hướng mở rộng quy mô với nhiều cơ sở học tập đã trở nên phổ biến, đặc biệt tại các đô thị lớn như TPHCM và Hà Nội.

Mục tiêu ban đầu của việc này là nhằm tối ưu hóa nguồn lực, phục vụ lượng lớn sinh viên và tạo điều kiện học tập linh hoạt hơn. Tuy nhiên, mô hình này đang đặt ra không ít thách thức cho chính những người học.

Học đại học nào để không chịu cảnh thấm mệt khi di chuyển giữa nhiều cơ sở - 1
Sinh viên trường đại học trong tiết học.

"Chạy show" giữa các cơ sở, sinh viên thấm mệt

"Trường em có đến 3 cơ sở, khoảng cách có khi lên đến hơn 10km. Mỗi tuần, em phải di chuyển liên tục để học các môn khác nhau. Những ngày mưa gió, kẹt xe, việc trễ học cả tiếng đồng hồ không còn là chuyện hiếm. Vừa tốn thời gian, vừa mất sức, nhất là những hôm lịch học dày đặc", Trần Việt Anh, sinh viên năm 4 một trường đại học tại TPHCM, chia sẻ.

Câu chuyện của Việt Anh không phải là trường hợp cá biệt. Với lịch học dày đặc và đặc thù của một số ngành học đòi hỏi thực hành nhiều, việc sinh viên phải di chuyển giữa các cơ sở để sử dụng phòng lab, thư viện chuyên ngành, nộp bài tập hay tham gia các câu lạc bộ đang tạo ra áp lực không nhỏ.

Học đại học nào để không chịu cảnh thấm mệt khi di chuyển giữa nhiều cơ sở - 2
Bên cạnh học phí, cơ sở vật chất và sự đồng bộ trong việc đào tạo cũng chính là yếu tố mà nhiều sĩ tử quan tâm, cân nhắc trước khi chọn trường.

Bên cạnh học phí, cơ sở vật chất và sự đồng bộ trong đào tạo cũng là những yếu tố quan trọng mà các sĩ tử hiện nay đang cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định chọn trường.

Việc di chuyển liên tục không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn làm gián đoạn nhịp sinh hoạt và học tập của sinh viên. Hoàng Kim Minh Tuân, sinh viên năm 4 một trường đại học tại TPHCM, bày tỏ: "Nhiều khi vừa học xong một môn ở cơ sở này, em phải vội vã bắt xe sang cơ sở khác để kịp giờ thực hành. Ăn uống, nghỉ ngơi bị xáo trộn, tinh thần cũng khó mà tập trung cao độ được".

Theo một khảo sát gần đây, TPHCM hiện có hơn 60 trường đại học với tổng cộng 127 cơ sở đào tạo, phân bố rải rác khắp các quận, huyện và TP Thủ Đức. Trong đó, TP Thủ Đức là khu vực tập trung nhiều trường và cơ sở đào tạo nhất.

Việc di chuyển liên tục không chỉ gây khó khăn trong việc duy trì sự tập trung mà còn làm phát sinh thêm nhiều chi phí không đáng có, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập và sự phát triển toàn diện của sinh viên.

Học đại học nào để không chịu cảnh thấm mệt khi di chuyển giữa nhiều cơ sở - 3
Sinh viên Trường Đại học Gia Định rèn luyện thể lực với sân bóng của trường.

Không chỉ sinh viên, các bậc phụ huynh cũng không khỏi lo lắng khi con em mình phải bôn ba giữa nhiều địa điểm học tập trong thành phố. Ông Đặng Văn Hà, một phụ huynh có con đang là sinh viên năm 2 tại TPHCM, chia sẻ: "Ban đầu tôi chọn trường này cho con vì nghĩ gần nhà, sẽ an toàn. Nhưng sau khi nhập học mới biết các môn học lại được bố trí ở nhiều cơ sở khác nhau. Ngày nào cháu cũng phải đi đi về về, đường sá thì đông đúc, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Gia đình tôi rất lo lắng".

Khi trải nghiệm học tập bị "chia cắt"

Một khía cạnh quan trọng thường bị bỏ qua khi nhắc đến mô hình đa cơ sở chính là trải nghiệm học tập trọn vẹn của sinh viên. Các yếu tố như thư viện, phòng lab, không gian tự học, hoạt động ngoại khóa,... đòi hỏi sự đồng bộ và kết nối chặt chẽ. Tuy nhiên, khi các cơ sở đào tạo bị phân tán, trải nghiệm này trở nên rời rạc, thiếu tính liền mạch.

Nhiều sinh viên cho biết thường chỉ lui tới một cơ sở nhất định, dẫn đến việc ít có cơ hội tiếp cận và sử dụng các tiện ích, tham gia các hoạt động ở những cơ sở khác. Điều này cũng gây khó khăn cho việc quản lý, tổ chức các hoạt động học thuật, rèn luyện kỹ năng và sinh hoạt câu lạc bộ khi sinh viên phân tán ở nhiều địa điểm.

Học đại học nào để không chịu cảnh thấm mệt khi di chuyển giữa nhiều cơ sở - 4

Trường Đại học Gia Định đã cho thấy chỉ cần một cơ sở, nhưng đầy đủ và đúng nhu cầu vẫn có thể trở thành sự lựa chọn phù hợp cho hàng nghìn sinh viên.

Trong bối cảnh đó, một số trường đại học tại TPHCM đã và đang lựa chọn phát triển mô hình đào tạo tập trung tại một cơ sở duy nhất, vừa đảm bảo đầy đủ tiện ích học tập - nghiên cứu, vừa tối ưu hóa trải nghiệm của sinh viên. Tiêu biểu có thể kể đến Trường Đại học Gia Định (GDU) với cơ sở chính tại số 371 Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp, TPHCM.

Trong hơn 18 năm phát triển, trường chú trọng đầu tư toàn diện vào không gian học tập, thư viện, phòng lab, phòng thực hành luật, khu tự học, sân bóng và các khu sinh hoạt học thuật ngay trong khuôn viên trường.

NGƯT.PGS.TS Thái Bá Cần, Hiệu trưởng Trường Đại học Gia Định, nhấn mạnh: "Ngoài việc tập trung hoàn thiện cả về nhân lực và vật lực, nhà trường còn tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin (AI) vào quá trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, cá nhân hóa lộ trình học tập và tối ưu hóa trải nghiệm của sinh viên.

Thông qua các hội thảo khoa học, trò chuyện chuyên đề, chuyên đề hội thảo,... đội ngũ giảng viên và sinh viên GDU có thể nhanh chóng nắm bắt xu thế phát triển và dễ dàng làm chủ công nghệ trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới".

Học đại học nào để không chịu cảnh thấm mệt khi di chuyển giữa nhiều cơ sở - 5
Các ngành xét tuyển vào Trường Đại học Gia Định năm 2025.