Học 10 năm, nhưng giao tiếp tiếng Anh đã chuẩn?
Học sinh Việt Nam được học tiếng Anh từ năm lớp 6, tính đến khi tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng thì đã có “thâm niên” cả chục năm rèn luyện, thế nhưng phần đông vẫn không giao tiếp nghe nói được tốt bằng thứ ngôn ngữ này.
"Vấn nạn" ngoại ngữ trong giới sinh viên
Theo TS Nguyễn Khắc Khiêm - Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Hàng Hải Việt Nam: “Sinh viên yếu ngoại ngữ do quy trình đạo tạo, phương pháp giảng dạy chỉ là một phần, nguyên nhân chính chủ yếu vẫn do sự lười biếng và thiếu quyết tâm rèn luyện của các em.” (theo Báo Phụ Nữ - vấn nạn sinh viên đạt chuẩn ngoại ngữ đầu ra).
Theo một thống kê từ báo Tuổi Trẻ, đến 51,7% sinh viên tốt nghiệp không đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng tiếng Anh. Chương trình học tiếng Anh ở Việt Nam có một nhược điểm là quá chú trọng đến ngữ pháp mà không thực hành nghe - nói nhiều. Chương trình đào tạo lẫn những bài kiểm tra đều yêu cầu cao ở phần ngữ pháp, không chú trọng nghe - nói. Hệ quả là rất nhiều bạn trẻ tốt nghiệp ra trường, học tiếng Anh đã cả chục năm vẫn lúng túng, e ngại khi nói chuyện với người nước ngoài.
“Tôi đã học tiếng Anh 6, 7 năm nhưng kiến thức ngữ pháp không sâu và giao tiếp với người nước ngoài cũng hạn chế. Trong khi đó một số bạn trong lớp tôi kỹ năng nào cũng giỏi.” - bạn Phan Hoàng Minh, sinh viên đại học năm nhất, chia sẻ. Đây có lẽ là vấn đề của rất nhiều người Việt quen với cách học ngoại ngữ cũ. Họ loay hoay trong lối mòn và học mãi vẫn không thấy mình giỏi tiếng Anh hơn.
Làm gì để cải thiện tiếng Anh?
Để học được một thứ ngôn ngữ mới, bạn phải “tắm mình” trong thứ ngôn ngữ đó thật nhiều. Hãy nghĩ đến cách những đứa trẻ 2 tuổi bắt đầu tập nói. Khi học một ngoại ngữ, dễ thấy là bạn đang ở xuất phát điểm không khác gì chúng cả. Hãy bắt đầu bằng cách:
1. Nghe: bản tin, xem phim không phụ đề, nghe cassette, nghe thật nhiều mỗi ngày để tâm trí và đầu óc mình dần quen với các âm thanh, ngữ điệu.
2. Đọc: hãy tìm đọc tiểu thuyết, sách tham khảo, tự truyện,.. bằng tiếng Anh, tự tra cứu bằng từ điển Anh - Anh và cố gắng hạn chế tối đa sử dụng từ điển Anh - Việt. Khi gặp một ngữ pháp hoặc từ vựng chưa hiểu rõ, bạn hãy tìm các tài liệu tiếng Anh khác có sử dụng ngữ pháp hoặc từ vựng đó để đọc thêm và tự nghiệm ra. Đó là cách tuyệt vời để bạn mở rộng thêm kiến thức và lại tự nhớ được lâu.
3. Nói: bạn nên bắt đầu bằng cách nói những câu ngắn, đơn giản, khi đã quen hơn mới bắt đầu nói các câu dài. Trong quá trình nói, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy thiếu từ để diễn đạt. Nhưng không sao, hãy cứ tiếp tục luyện nói song song với luyện nghe và đọc, vốn từ của bạn sẽ dần được mở rộng hơn.
Giao tiếp với người bản ngữ là phương pháp tuyệt vời kết hợp được việc luyện nghe lẫn nói. Nếu không có điều kiện tiếp cận hoặc thời gian để tự luyện, bạn có thể tham gia những lớp học trực tuyến cùng giáo viên bản xứ. Tại Việt Nam, Topica Native là một trong các chương trình học trực tuyến như thế với các lớp mở từ 8h sáng đến tận 24h.
Học viên tại các lớp học trực tuyến không phải chờ xếp lớp, đăng ký xong là có thể được kiểm tra trình độ và bắt đầu học ngay. Mỗi lớp gồm 6 - 10 học viên, được giao tiếp cùng nhau, cùng giáo viên bản ngữ, được hướng dẫn sửa chữa từng lỗi phát âm lẫn ngữ pháp.
Phương pháp học trực tuyến như Topica Native đã và đang được sử dụng tại nhiều trường đại học uy tín trên thế giới như Havard, British Council với hàng chục ngàn người tham gia.
Click: http://topicanative.edu.vn/ để tìm hiểu thêm và tham gia các khoá học tiếng Anh trực tuyến cùng giáo viên bản ngữ ngay hôm nay.
Joriel