Hệ thống giáo dục truyền thống có chuẩn bị tốt cho học sinh bước vào môi trường làm việc thực tế?
Phần lớn chúng ta thường đánh giá khả năng học tập của một học sinh bằng câu hỏi ‘Bạn học trường nào?’ hơn là ‘Bạn được học gì ở trường?”. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện tại thay vì quá quan tâm tới danh tiếng của các trường học, chúng ta nên đánh giá chất lượng giáo dục thông qua việc chuẩn bị cho các em học sinh kỹ năng và kiến thức để đối mặt với những thách thức trong một thế giới hội nhập.
Ngày nay, máy móc tự động hóa đang dần thay thế con người trong lao động. Do đó, thế hệ học sinh hiện đại không những phải cạnh tranh với nhau mà còn với những công nghệ tiên tiến để tìm được một công việc phù hợp với bản thân. Những người đang làm trong lĩnh vực giáo dục nên tự đặt câu hỏi liệu họ đã nỗ lực đủ để giúp các em học sinh đối mặt với những thách thức thực tế này sau khi các em tốt nghiệp ra trường chưa?
Việc đổi mới giáo dục để giúp các em học sinh áp dụng kiến thức và kỹ năng trong cuộc sống hiện đại cần được ưu tiên . Thực tế cho thấy các kiến thức và kỹ năng cần thiết trong thế giới không ngừng thay đổi hiện nay thường xuất phát từ sự kết hợp và giao thoa giữa các môn học và cách áp dụng chúng để giải quyết các vấn đề thực tế. Trong khi đó, nội dung các môn học ở trường phần lớn được xây dựng từ nhiều thế hệ trước, dựa trên những khái niệm nhiều khi không còn phù hợp trong thế kỷ 21.
Viện công nghệ thông tin Massachusetts (MIT) - một trong những trường đại học có ảnh hưởng lớn nhất thế giới đang giúp đỡ dẫn dắt sự thay đổi này. MIT đảm bảo rằng sự phối hợp giữa các môn học và giải quyết các vấn đề thực tiễn là trọng tâm của chương trình giảng dạy. Một trong những bằng chứng rõ ràng về nỗ lực của MIT là sự hợp tác giữa các nhà sinh học với các kỹ sư về công nghệ nano để nghiên cứu phương pháp chữa bệnh. Mối liên hệ giữa hai ngành này là cộng sinh, và điểm chung giữa hai ngành là nơi những nghiên cứu đổi mới và có tầm ảnh hưởng nhất về ung thư đang diễn ra. Một công trình khác của MIT về khám phá liên quan đa ngành gần là việc sử dụng vi-rút để chế tạo và cấy pin siêu nhỏ (microbattery) vào cơ thể sống.
Dĩ nhiên, các trường đại học không thể đơn độc thực hiện nỗ lực đổi mới giáo dục này. Giáo dục cấp tiểu học và trung học cũng cần tìm cách phát triển môi trường học tập cho học sinh để có sự kết hợp giao thoa giữa các bộ môn.
Trong thời gian gần đây, Tập đoàn Giáo dục danh tiếng Nord Anglia đã công bố một chương trình hợp tác với MIT nhằm phát triển hơn nữa mảng khoa học, công nghệ, kỹ thuật, mỹ thuật và toán học (gọi tắt là chương trình STEAM). Cùng với đội ngũ giáo viên của MIT, tập đoàn giáo dục này cũng phát triển nhiều các bài tập thực hành cho học sinh bao gồm kỹ thuật sinh học, rô-bốt, lập trình máy tính. Các bài tập của chương trình giúp cho các em học sinh luôn đạt được những tiến bộ tối đa bằng cách rèn luyện khả năng phân tích và thực hành cũng như đưa ra các giải pháp thực tiễn trong việc giải quyết vấn đề cùng với những khám phá mới nhất trong STEAM.
Những tiến bộ trong công nghệ và một thế giới không ngừng phát triển sẽ đem đến cả cơ hội lẫn thách thức cho thế hệ học sinh hiện đại. Do đó việc phát triển một hệ thống giáo dục thực tiễn đảm bảo các em học sinh được trang bị tốt để nắm bắt những cơ hội này chính là một phần trách nhiệm quan trọng của những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục hiện nay. Rõ ràng, việc nghiên cứu và phối hợp chặt chẽ giữa các môn học trong chương trình học có thể góp phần vào quá trình đổi mới giáo dục này.
Dịch theo nguồn: http://www.huffingtonpost.co.uk/
Trường Quốc tế Anh - BIS Hà Nội là thành viên thuộc tổ chức giáo dục quốc tế Nord Anglia Education, Trường đào tạo bán trú, và có yêu cầu về đầu vào đối với học sinh Việt Nam lẫn quốc tế. Chương trình giảng dạy do Bộ Giáo dục Anh quy định, cùng với khóa Trung học Quốc tế (IGCSE) và Tú tài Quốc tế (IBDP) áp dụng cho học sinh từ mẫu giáo đến lớp 13. Để biết thêm thông tin hoặc giải đáp các thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại (04) 3946 0435 hoặc địa chỉ email bishanoi@bishanoi.com |