Kỳ thi THPT quốc gia

Hàng ngàn người "xả thân" đội nắng giúp đỡ thí sinh dự thi

(Dân trí) - Để bảo đảm thuận lợi, an toàn cho thí sinh và người nhà trong thời gian thi THPT quốc gia, lãnh đạo Bộ Giáo dục đã đến từng phòng thi để kiểm tra; hàng ngàn tình nguyện viên đội nắng tư vấn, chia sẻ khó khăn, nhiều nhà hảo tâm dành nơi ở, phương tiện di chuyển, hỗ trợ suất ăn… giúp đỡ thí sinh - Đó là hình ảnh đẹp của mùa thi năm nay.

(Thực hiện video: Vũ Ninh - Oanh Trương - Kỳ Duyên)

Chiều ngày 29/6, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã có buổi làm việc với Ban chỉ đạo kỳ thi THPT quốc gia 2015 tỉnh Tuyên Quang cũng như đi kiểm tra thực tế cơ sở vật chất các điểm thi. Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng gặp gỡ thí sinh và phụ huynh để nắm tâm tư nguyện vọng.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển hỏi thăm, động viện và chia sẻ kinh 
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển hỏi thăm, động viện và chia sẻ kinh 
nghiệm đối với học sinh Hà Giang về Tuyên Quang dự thi 

Hỗ trợ ăn, nghỉ, kinh phí giúp đỡ thí sinh

Trao đổi với Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, bà Vũ Thị Bích Việt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo kỳ thi THPT quốc gia tỉnh Tuyên Quang khẳng định: Tỉnh Tuyên Quang đã sẵn sàng mọi điều kiện để hỗ trợ cho thí sinh một cách tốt nhất. Tại cụm thi do Sở GD-ĐT chủ trì có 4.053 thí sinh tham và được bố trí thành 173 phòng thi với 10 điểm thi. Các trường bố trí ăn, nghỉ cho học sinh tại các khu ký túc xá của nhà trường; tỉnh hỗ trợ ăn, nghỉ cho học sinh 500.000 đồng/học sinh đối với những học sinh phải di chuyển từ trường THPT đang học tới điểm thi từ 8 km trở lên.

Học sinh các trường THPT phải di chuyển xa, các huyện bố trí xe ô tô chung để đưa học sinh và giáo viên quản lý học sinh đến các điểm thi đảm bảo an toàn. Tại các điểm coi thi các trường THPT có học sinh dự thi phối hợp với cha mẹ học sinh và trường đặt điểm thi tổ chức nấu ăn và sắp xếp chỗ nghỉ tập trung tạo điều kiện thuận tiện cho thí sinh dự thi và quản lý học sinh trong các ngày thi.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển làm việc với Ban chỉ đạo thi của tỉnh 
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển làm việc với Ban chỉ đạo thi của tỉnh 
Tuyên Quang 

Ông Hoàng Văn Thinh, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Tuyên Quang, Phó trưởng Ban chỉ đạo kỳ thi cho biết: Kỳ thi năm nay có nhiều điểm mới. Tuy nhiên sau quá trình nắm bắt thông tin và bố trí cán bộ truyền thông rộng rãi đến nhân dân, các lo lắng băn khoăn đã được kịp thời giải đáp, nhận được sự đồng tình. Sở đã tổ chức các hội thảo biên soạn tài liệu ngành để ôn tập học sinh 8 môn thi.

“Lực lượng công an của tỉnh đã huy động 150 cán bộ chiến sĩ phân công nhau nếu nhà đồng chí nào có điều kiện sẽ nhận ngay thí sinh ở nơi xa về, gặp khó khăn khi tìm chỗ trọ để bố trí phòng ở miễn phí cho thí sinh. Hiện nay sở chưa nhận được bất kỳ phản ánh nào của thí sinh, người nhà về việc vất vả trong đi lại hoặc khó khăn tìm chỗ ở” – Ông Hoàng Văn Thinh nói.

Cũng theo ông Thinh, Ở cụm thi do Sở GD-ĐT chủ trì thì có sự phối hợp của cán bộ, giảng viên của Trường Đại học Công đoàn. Địa phương bố trí xe của UBND các huyện đưa, đón từ Sở GD-ĐT đến các Điểm coi thi; các Điểm thi đã bố trí đầy đủ chỗ ăn, nghỉ cho cán bộ làm nhiệm vụ thi đảm bảo an toàn, thuận tiện.

TS Nguyễn Bá Đức – Hiệu trưởng trường ĐH Tân Trào cho hay: Ở cụm thi này có sự tham gia của 6.672 thí sinh, trong đó số thí sinh tự do là 1.953. Cụm thi này tiếp nhận học sinh lớp 12 của tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang về để dự thi vừa để xét tốt nghiệp vừa lấy kết quả xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Cụm thi có sự phối hợp của cán bộ, giáo viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2.

“Thí sinh, người nhà thí sinh dự thi tại các điểm thi quanh trường Đại học Tân Trào được sắp xếp chỗ ở miễn phí và giá rẻ tại trường là 1.050 chỗ. Riêng thí sinh của các trường THPT Nội trú và khu vực 30a của tỉnh Hà Giang được bố trí 300 chỗ trong Ký túc xá (cơ sở 3 Trường Đại học Tân Trào), có giáo viên phụ trách và đưa đón thí sinh đến các điểm thi” – TS Nguyễn Bá Đức cho biết.

Đại diện của Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang cũng tiết lộ thêm: Địa phương này đã hỗ trợ thí sinh một cách tối đa nhất khi bố trí phương tiện đưa đón thí sinh, hỗ trợ tài chính để thí sinh đi thi. Đặc biệt, đối với các trường vùng khó khăn, gia đình không có điều kiện đưa con đi thi thì Sở GD-ĐT giao nhiệm vụ cho các giáo viên tổ chức đưa đón và chăm sóc cho các em trong suốt những ngày thi.

Bên cạnh đó, tỉnh Đoàn thanh niên Tuyên Quang đã chỉ đạo Đoàn Thanh niên Trường Đại học Tân Trào phối hợp với Thành đoàn và các huyện đoàn thành lập 25 đội thanh niên tình nguyện với sự tham gia của 250 đoàn viên thanh niên với các hoạt động chủ yếu như: Tư vấn, tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ thí sinh và người nhà thí sinh (như tìm kiếm chỗ ở giá rẻ, nhà trọ miễn phí), xây dựng phương án điều tiết, đảm bảo an toàn giao thông, chuẩn bị phương án giúp đỡ thí sinh khi xảy ra tai nạn, sự cố, vận động các nguồn lực xã hội hỗ trợ suất ăn, phương tiện di chuyển, tổ chức trông xe miễn phí cho thí sinh tại điểm thi.... bảo đảm thuận lợi, an toàn cho thí sinh và người nhà của thí sinh trong thời gian thi.

Không chỉ có xe máy chuyên trở miễn phí 

Không chỉ có xe máy chuyên trở miễn phí 

Mà ở Tuyên Quang còn có cả taxi miễn phí phục vụ thí sinh 

Mà ở Tuyên Quang còn có cả taxi miễn phí phục vụ thí sinh 

“Đối với thi cử không được phép chủ quan”

Trước việc lo lắng của tỉnh Tuyên Quang về sự công bằng giữa các địa phương trong việc tổ chức kì thi THPT quốc gia, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển chia sẻ: Cách làm thi hiện nay đã mới hơn trước rất nhiều. Bộ GD-ĐT đã có những đổi mới như đưa ra ma trận đề thi, đề thi minh họa để thí sinh tham khảo. 100% coi thi, chấm thi công bằng là khó nhưng về cơ bản có kiểm tra, thanh tra, chấm thẩm định… cho nên cơ bản sẽ bảo đảm công bằng.

“Coi thi, thanh tra mà gây tâm lý nặng nền cho thí sinh thì không nên. Chúng ta cần triển khai các giải pháp ngăn chặn sai phạm từ xa, coi thi đúng quy chế nhưng làm sao nhẹ nhàng để thí sinh có tâm lý thoải mái làm bài. Chỉ cần một diễn biến không tốt trong phòng thi rất dễ gây ảnh hưởng đến tâm lý của các em học sinh khác” – Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển bày tỏ.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng: Trong thi cử không được phép chủ quan 
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng: Trong thi cử không được phép chủ quan 

Thứ trưởng Hiển cũng khẳng định: Về mặt chuyên môn thì không lo ngại nhưng về khâu tổ chức là lo lắng. Tuy nhiên khi làm việc với Tuyên Quang thấy sự vào cuộc người dân trong việc chăm lo cho thí sinh tốt hơn những năm trước nên cũng thấy yên tâm. Tuy nhiên đối với thi cử thì không được phép chủ quan vì có rất nhiều tình huống có thể xảy ra.

Ngay sau khi làm việc với Ban chỉ đạo thi tỉnh Tuyên Quang, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng đã xuống làm việc trực tiếp với trường ĐH Tân Trào để nắm tình hình “hợp tác” giữa đơn vị chủ trì và đơn vị phối hợp là ĐH Sư phạm Hà Nội 2. Tại đây Thứ trưởng đã “chất vấn” về công tác tập huấn cho sinh viên năm cuối làm nhiệm vụ coi thi.

Đại diện cụm thi ĐH Tân Trao trả lời chất vấn của Thứ trưởng Hiển
Đại diện cụm thi ĐH Tân Trào trả lời "chất vấn" của Thứ trưởng Hiển

Lãnh đạo Cụm thi ĐH Tân Trào cho biết: “Sau khi tập huấn, tất cả sinh viên sẽ làm bài thi để qua đó có sự đánh giá cần thiết. Chỉ có những sinh viên đạt yêu cầu mới được giao nhiệm vụ. Tuy nhiên, trong việc thi cử có nhiều tình huống không thể lường hết được, chúng tôi đã quán triệt điều này để các em sinh viên tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ”

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển hỏi han phụ huynh để nắm tâm tư, nguyện vọng 
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển hỏi han phụ huynh để nắm tâm tư, nguyện vọng 

Mặc dù đánh giá cao về sự sáng tạo của cụm thi ĐH Tân Trào những Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển tiếp tục “thử thách” bằng cách xuống các khu ký túc xá để gặp phụ huynh, học sinh hỏi han tình hình thực tế. Chỉ khi nhận được sự phản hồi rất “hài lòng” với việc tiếp đón của cụm thi Thứ trưởng Hiển mới thở phào nhẹ nhòm. Ông tâm sự: “Với sự chuẩn bị chu đáo của các địa phương, tôi tin chắc kì thi sẽ diễn ra an toàn và thành công".

Tại Nghệ An, 11h trưa ngày 29/6, dưới cái nắng như đổ lửa, 3 chiếc xe khách từ từ lăn bánh vào khuôn viên Trường ĐH Vinh. Đó là những chiếc xe chở 90 học sinh thuộc huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An) xuống Vinh “ứng thí” thông qua chương trình “Em tôi đi thi” do Huyện đoàn Tương Dương phát động và tổ chức.

Những khuôn mặt ngơ ngác, háo hức vì đây là lần đầu tiên các em đặt chân xuống thành phố. Xe dừng bánh, những bóng áo xanh tình nguyện cũng nhảy xuống khỏi xe, tất bật cho việc bàn giao thí sinh, giúp các em xếp dỡ hành lý. Trước đó, hơn 20 học sinh đã được bàn giao cho lực lượng tình nguyện tiếp sức mùa thi tại huyện Hưng Nguyên.

Tất cả vì thí sinh!
90 học sinh khó khăn thuộc huyện Tương Dương (Nghệ An) được hỗ trợ ăn ở, đi lại trong quá trình tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2015.

Sau khi bàn giao 12 em thi tại điểm thi ĐH Vinh cho lực lượng tình nguyện ở đây, Ban tổ chức chương trình “Em tôi đi thi” tiếp tục bàn bạc với các bạn phụ trách đội xe ôm tình nguyện để chở các em đến các điểm thi khác trong thành phố.

Em Lô Thị Bông Hoa (xã Yên Tĩnh, Tương Dương, Nghệ An) cho biết: “Nhà em ở xa, bố mẹ đi rẫy nên không đưa đi thi được. Em đăng ký tham gia chương trình “Em tôi đi thi” của Huyện đoàn Tương Dương, được các anh chị đưa đón đến nơi, liên hệ sắp xếp chỗ ăn, nghỉ. Các anh chị chu đáo, tận tình lắm nên em cũng đỡ bỡ ngỡ hơn khi xuống thành phố, giúp chúng em yên tâm ôn luyện, củng cố kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi”.

Tất cả vì thí sinh!
Cán bộ huyện đoàn Tương Dương trao đổi với lực lượng tình nguyện tiếp sức mùa thi tại Tp Vinh hỗ trợ các em học sinh trong những ngày thi ở đây.

Anh Lê Hồng Thái – Bí thư Huyện đoàn Tương Dương cho biết, ngoài số thí sinh đăng kí dự thi chỉ lấy điểm tốt nghiệp thì ở huyện Tương Dương còn khá nhiều học sinh đăng kí dự thi vào các trường ĐH, CĐ. Hầu hết các em ở các địa bàn xa như các xã Yên Tĩnh, Yên Na, Nhôn Mai, Mai Sơn…, hoàn cảnh kinh tế hết sức khó khăn.

“Trước tình hình đó, Huyện đoàn Tương Dương đã phát động chương trình “Em tôi đi thi” nhằm hỗ trợ tối đa các em trong quá trình tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2015. UBND huyện, Hội Khuyến học huyện cùng Huyện đoàn đã vận động được 25 triệu đồng từ các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn để tổ chức 3 chuyến xe đưa các em xuống Tp Vinh dự thi. Ngoài việc hỗ trợ đi lại, Huyện đoàn còn hỗ trợ chi phí ăn ở trong thời gian các em trong thời gian từ ngày 29/6 đến ngày 4/7”, anh Thái cho biết.

Tất cả vì thí sinh!
Đại diện doanh nghiệp trao quà tiếp sức học sinh nghèo huyện Tương Dương tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2015. 

Chuyến xe cập thành phố Vinh, các em tiếp tục được tiếp sức từ doanh nghiệp. Anh Hà Văn Bình – Giám đốc một doanh nghiệp tư nhân cho biết: “Doanh nghiệp của tôi hoạt động trên địa bàn huyện Tương Dương nên hiểu hơn ai hết những khó khăn, thiếu thốn của các em học sinh khi đi học. Từ Tương Dương xuống Tp Vinh để nuôi giấc mơ đại học thì còn khó khăn hơn gấp bội. Của ít lòng nhiều, chúng tôi muốn san sẻ với các em một ít khó khăn, để các em yên tâm hơn trong kỳ thi sắp tới”.

Không chỉ các em học sinh huyện Tương Dương mà học sinh Trường THPT Mường Quạ (Con Cuông, Nghệ An) cũng nhận sự hỗ trợ từ các thầy cô giáo của mình. Thầy Lê Thanh An – Hiệu trưởng Trường THPT Mường Quạ cho biết: “Trường có 20 học sinh đăng ký tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia lấy điểm xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Quỹ “Hỗ trợ học sinh nghèo” do cán bộ, giáo viên trong trường đóng góp hỗ trợ cho 10 em có hoàn cảnh khó khăn để giúp các em giảm bớt áp lực trong kỳ thi quan trọng này. Từ sáng nay, các em đã bắt đầu di chuyển xuống Tp Vinh để dự thi”.

Tại Hà Nội, trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Khánh Bình – Phó Bí thư thành đoàn Hà Nội cho biết, lực lượng tham gia làm tình nguyện cho đợt thi THPT quốc gia năm nay có  gần 14.000 người. Lực lượng làm tình nguyện có mặt tại các nhà ga, bến xe, các địa điểm thi làm nhiệm vụ tư vấn nhà trọ giá rẻ, nhà trọ miễn phí; tư vấn các sơ đồ đường, tuyến xe buýt; tư vấn để được đi xe ôm miễn phí. Ngoài ra, mỗi thí sinh đến bàn tư vấn của đội tình nguyện đều được tặng 1 suất quà nhỏ.

Đội quân tình nguyện luôn nhiệt tình tư vấn, giúp đỡ thí sinh và người nhà...

Đội quân tình nguyện luôn nhiệt tình tư vấn, giúp đỡ thí sinh và người nhà...


Đội quân tình nguyện luôn nhiệt tình tư vấn, giúp đỡ thí sinh và người nhà...

Đội quân tình nguyện luôn nhiệt tình tư vấn, giúp đỡ thí sinh và người nhà...

Ngoài ra, Thành đoàn Hà Nội ưu tiên với những thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, các thí sinh thuộc diện dân tộc, thiểu số nhà trọ miễn phí, những xuất ăn miễn phí hoặc với giá  rẻ 5.000 đồng hoặc 1.000 đồng/suất. Theo ông Bình, một số hãng xe ôm như Văn Minh, Thân Thiện…đã rất nhiệt tình tham gia với Tỉnh đoàn TP Hà Nội chở miễn phí cho thí sinh và người nhà trong suốt thời gian diễn ra kỳ thi.

Thí sinh và người nhà đang làm thủ tục để được đi xe ôm miễn phí

Thí sinh và người nhà đang làm thủ tục để được đi xe ôm miễn phí

Thí sinh và người nhà đang làm thủ tục để được đi xe ôm miễn phí


Thí sinh và người nhà đang làm thủ tục để được đi xe ôm miễn phí


Thí sinh và người nhà đang làm thủ tục để được đi xe ôm miễn phí

Sau khi nhận phiếu, thí sinh sẽ đưa cho đội quân xe ôm và được chở miễn phí đến địa điểm ghi trong phiếu

Thí sinh và người nhà đang làm thủ tục để được đi xe ôm miễn phí


Thí sinh và người nhà đang làm thủ tục để được đi xe ôm miễn phí

Hãng xe ôm Văn Minh luôn đảm bảo 50 xe túc trực thường xuyên để chở miễn phí cho thí sinh và người nhà...

Ông Nguyễn Anh Dũng, đại diện cho Công ty Cổ phần Dịch vụ vận tải Văn Minh - cho biết, hiện tại đơn vị có 50 xe ôm miễn phí luân phiên nhau chở thí sinh đến địa điểm nhà trọ, điểm thi. Mô hình xe ôm miễn phí được triển khai từ ngày 28/6 và kéo dài đến hết ngày 5/7. “Đây là năm thứ hai chúng tôi thực hiện mô hình xe ôm miễn phí dành cho thí sinh đi thi. Những thí sinh có nhu cầu đi xe ôm miễn phí sẽ phải xuất trình giấy báo dự thi. Tại quầy đăng ký thông tin, người phụ trách sẽ ghi phiếu cho thí sinh sau đó phân công lái xe chở thí sinh tới địa điểm thí sinh mong muốn” - ông Dũng cho hay. Xe ôm miễn phí sẽ phục vụ thí sinh đi trong phạm vi nội thành Hà Nội. Đội xe hoạt động từ 6h đến 17h hàng ngày.

Chij Thắm đang dọn dẹp lại căn phòng ngủ để cho sĩ tử ở nhờ

Chị Thắm đang dọn dẹp lại căn phòng ngủ để cho sĩ tử ở nhờ.

Đọc được những thông tin “vất vả” ấy trên Báo điện tử Dân Trí, chị Nguyễn Thị Thắm (47 tuổi, ở số nhà 14 ngõ chùa Linh Quang, ngõ chợ Khâm Thiên, phường Trung Phụng, quận Đống Đa, Hà Nội) như nhớ lại cách đây vài năm chị phải đưa cậu con trai lên Sóc Sơn để đi thi đại học. Gia đình chị may mắn nên thuê được nhà nghỉ hẳn hoi để ở, có nhiều gia đình kinh tế khó khăn phải ở thuê trong các căn nhà “ổ chuột” của công nhân mở dịch vụ cho thuê, điều kiện sống hết sức tệ hại, nhìn thấy không khỏi xót xa.

Chiều 29/6, chị Thắm quyết định gọi điện tới đường dây nóng của Báo điện tử Dân Trí với hy vọng được đón các sĩ tử đến ngôi nhà của chị ăn ở miễn phí trong đợt thi kéo dài gần 5 ngày sắp tới.

Lần theo địa chỉ, phóng viên tìm tới lúc chạng vạng tối, ngôi nhà của chị Thắm vừa được xây mới lại khang trang. Vừa một tay chuẩn bị cơm tối cho các con, chị Thắm vừa chầm chậm chia sẻ: “Mấy năm trước nhà chưa xây còn trật trội nên chưa dám cho ở nhờ, năm nay nhà sửa sang lại, rộng rãi nên tôi muốn nhường 2 phòng ngủ cho các em sĩ từ và người nhà”.

Dẫn phóng viên lên 2 phòng ngủ, chị Thắm cho biết một phòng của hai vợ chồng chị và một phòng của cậu con trai sẽ là nơi ở miễn phí cho các em thí sinh. Chị Thắm sẽ ngủ cùng con gái, còn chồng và con trai xuống phòng khách ngủ.

Cả hai căn phòng đều khang trang rộng khoảng 20m2 đầy đủ tiện nghi. Không những thế, chị Thắm còn bảo rằng, khi các sĩ tử đến đây ở chị sẽ xin nghỉ phép công việc ở văn phòng để nấu cơm, hỗ trợ hoàn toàn miễn phí cho các em và người nhà.

“Khu vực nhà tôi rất thuận lợi cho các cháu thi ở trường Bách Khoa, Xây Dựng, Kinh tế Quốc Dân, hy vọng thông tin nhà ở miễn phí sẽ tới được các em sĩ tử có hoàn cảnh khó khăn, đang cần một chỗ nghỉ ngơi để có sức lực vượt qua kỳ thi với kết quả tốt”, chị Thắm nói.

Tại Vinh, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đã đến kiểm tra điểm thi Khoa Nông - Lâm thuộc cơ sở 2 của trường Đại học Vinh. Tại đây, Thứ trưởng đã trực tiếp kiểm tra nơi ở, nơi làm việc của hội đồng thi, nơi ở của sinh viên và nghe báo cáo về công tác chuẩn bị thi.

Đây là địa điểm thi nằm xa trung tâm thành phố Vinh (cách thành phố Vinh khoảng 12km), gặp rất nhiều khó khăn nhưng để hỗ trợ cho thí sinh và người nhà thí sinh trường Đại học Vinh đã chỉ đạo dành toàn bộ khu ký túc xá của trường cho các thí sinh đi thi.

Sau đó, Thứ trưởng cũng đã đến thăm điểm thi thuộc trường Cao đẳng Du lịch và Thương mại Cửa Lò (thuộc TX Cửa Lò). Tại đây sau khi thị sát, Thứ trưởng đã đánh giá cao công tác chuẩn bị cơ sở vật chất cho 15 phòng thi hoàn thành rất tốt.

Tiếp tục hành trình gần 40km, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đã tới thăm cụm thi địa phương (cụm thi tốt nghiệp THPT do Sở GD&ĐT Nghệ An chủ trì) tại trường THPT Nguyễn Xuân Ôn (huyện Diễn Châu). Địa điểm thi THPT Nguyễn Xuân Ôn có gần 650 thí sinh dự thi của 5 trường THPT trên địa bàn huyện tham dự. Mặc dù số lượng thí sinh rất đông nhưng công tác chuẩn bị đã hoàn tất, sẵn sàng tạo mọi điều kiện để thí sinh đến dự thi thuận lợi.

Sau buổi khảo sát, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đã đánh giá cao về công tác chuẩn bị của Nghệ An là rất tốt. Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng lưu ý trong quá trình triển khai các suất ăn miễn phí cần chú ý về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo nước sạch cho sinh... Nhắc nhở thí sinh thực hiện đúng quy chế thi, cố gắng không để xảy ra sai sót nhằm ảnh hưởng đến kết quả thi của các thí sinh.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cũng nhấn mạnh: Đây là lần đầu tiên tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, mặc dù có nhiều ý kiến băn khoăn lo lắng, nhưng đây là kỳ thi có nhiều điểm mới đó là nhập 3 kỳ thi làm 1 gồm: Kỳ thi tốt nghiệp THPT, ĐH và CĐ. Chính vì vậy đã làm giảm nhiều chi phí, đỡ tốn kém hơn những kỳ thi trước... Cho nên người nhà và thí sinh hãy bình tĩnh, tự tin, để bước vào kỳ thi và đạt kết quả tốt với sự hỗ trợ của tất cả các cấp các ngành.

Một số hình ảnh Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa thăm các điểm thi tại cụm thi Vinh vào chiều 29/6:

Tất cả vì thí sinh!
Chiều 29/6, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa thăm hỏi và chia sẻ, động viên lực lượng tình nguyện viên tiếp sức mùa thi tại cụm thi Vinh.

Sau đó, Thứ trưởng đã đến thăm địa điểm thi cơ sở 2, trường ĐH Vinh ở xã Nghi Phong.
Sau đó, Thứ trưởng đã đến thăm địa điểm thi cơ sở 2, trường ĐH Vinh ở xã Nghi Phong.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa xem sơ đồ phòng thi tại cơ sở 2, trường ĐH Vinh.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa xem sơ đồ phòng thi tại cơ sở 2, trường ĐH Vinh.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa xem sơ đồ phòng thi tại cơ sở 2, trường ĐH Vinh.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa xem sơ đồ phòng thi tại cơ sở 2, trường ĐH Vinh.
Ông Lê Công Đức - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Vinh thông báo về chương trình hỗ trợ thí sinh đi thi tại cụm thi Vinh.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa xem sơ đồ phòng thi tại cơ sở 2, trường ĐH Vinh.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa xem sơ đồ phòng thi tại cơ sở 2, trường ĐH Vinh.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa thăm các thí sinh dự thi được bố trí chỗ ở miễn phí tại điểm thi cơ sở 2 trường Đại học Vinh.

Thứ trưởng thăm và động viên phụ huỳnh cùng thí sinh an tâm làm bài. 

Thứ trưởng thăm và động viên phụ huỳnh cùng thí sinh an tâm làm bài. 
Thứ trưởng thăm và động viên phụ huynh cùng thí sinh an tâm làm bài. 

Cán bộ dán danh sách thi sinh chuẩn bị cho buổi làm thủ tục ngày 30/6.
Cán bộ dán danh sách thi sinh chuẩn bị cho buổi làm thủ tục ngày 30/6.


Tại Thanh Hóa, ghi nhận của phóng viên Dân trí, ngày 29/6, rất đông thí sinh, người nhà từ tỉnh Ninh Bình cũng như các huyện miền núi Thanh Hóa đã tập trung về thành phố Thanh Hóa, các điểm thi để tìm kiếm chỗ ăn, nghỉ chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2015.
Lực lượng tình nguyện viên căng mình tiếp sức giữa thời tiết nắng nóng.
Lực lượng tình nguyện viên căng mình tiếp sức giữa thời tiết nắng nóng.

Tại các bến xe, nhà ga, các điểm thi... đều có lực lượng tình nguyện viên túc trực tham gia tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ các thí sinh, người nhà chuẩn bị cho kỳ thi sắp diễn ra.

Thời tiết trong ngày 29/6, tại Thanh Hóa nắng nóng, nhiệt độ duy trì ở mức cao. Tuy nhiên, các thí sinh và người nhà mỗi khi có mặt đều nhận được sự hỗ trợ tích cực, nhiệt tình của các tình nguyện viên.

Mỗi khi thí sinh và người nhà có mặt đều nhận được sự hỗ trợ từ lực lượng tiếp sức mùa thi.
Mỗi khi thí sinh và người nhà có mặt đều nhận được sự hỗ trợ từ lực lượng tiếp sức mùa thi.
Mỗi khi thí sinh và người nhà có mặt đều nhận được sự hỗ trợ từ lực lượng tiếp sức mùa thi.

Tính đến 17h ngày 29/6, trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa, lực lượng tình nguyện tiếp sức mùa thi đã tư vấn cho khoảng 20.000 thí sinh, người nhà. Bên cạnh đó, tư vấn chỗ ở, đưa đón được khoảng 15.000 thí sinh.

Theo thống kê, các đội thanh niên tình nguyện chưa ghi nhận được thí sinh nào có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hay tàn tật cần hỗ trợ. Về phía Tỉnh đoàn Thanh Hóa cũng đã có phương án hỗ trợ nhà ở, chỗ ăn uống cho các thí sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tàn tật...

Thời tiết nắng nóng tạo cảm giác mệt mỏi cho các thí sinh.
Thời tiết nắng nóng tạo cảm giác mệt mỏi cho các thí sinh.

Em Phạm Thị Thanh, quê ở huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa, dự thi tại điểm thi Trường chính trị Thanh Hóa cho biết: “Em lần đầu tiên ra thành phố nên cũng rất bỡ ngỡ, không biết phải chuẩn bị như thế nào cả. Hai mẹ con đi mà không có anh em hay người quen ở thành phố, may gặp được các anh chị thanh niên tình nguyện chỉ cho chỗ ở giá rẻ, gần điểm thi nên em cũng thấy yên tâm hơn”.

Tại các ký túc xá của Trường Đại học Hồng Đức với khoảng 1.000 chỗ ở giá rẻ, đến thời điểm này đã có gần 500 thí sinh đăng ký ở trong các ngày diễn ra kỳ thi. Theo lãnh đạo Trường Đại học Hồng Đức cho biết, giá mỗi ngày lưu trú tại đây là 28.000đ/thí sinh.

Hàng nghìn thí sinh đã được tình nguyện viên tư vấn.
Hàng nghìn thí sinh đã được tình nguyện viên tư vấn.
Hàng nghìn thí sinh đã được tình nguyện viên tư vấn.

Đồng thời đưa đón thí sinh đến điểm thi.
Đồng thời đưa đón thí sinh đến điểm thi.

Tư vấn cho người nhà thí sinh.
Tư vấn cho người nhà thí sinh.

Nguyễn Hùng - Hoàng Lam - Lê Tú - Nguyễn Duy - Duy Tuyên - Nguyễn Dương