Hackathon: Bí quyết từ thung lũng Silicon để “Voi cũng có thể khiêu vũ”

Đổi mới không ngừng là bí quyết để các ông lớn Google, Facebook, Microsoft liên tục phát triển và duy trì sự tăng trưởng mạnh mẽ. Chậm chân có thể làm cả đế chế công nghệ như Kodak, Nokia tàn lụi trong chớp mắt. Làm sao để nhanh chóng và liên tục tạo ra những sản phẩm mới, tính năng mới hay trải nghiệm mới cho khách hàng là thách thức đối với tất cả các công ty công nghệ hàng đầu. Và Hackathon đang là giải pháp được rất nhiều các hãng công nghệ hàng đầu hiện nay sử dụng.

Hackathon được ghép bởi hai từ hack và marathon, diễn đạt cuộc tranh đua phát triển phần mềm, công nghệ trong một thời gian ngắn, từ ý tưởng đến sản phẩm cụ thể chỉ kéo dài vài ngày. Người tham dự sẽ cần hoàn thành một tính năng, sản phẩm mới hay điều gì đó nhanh chóng, có ích và phải thuyết phục được ban giám khảo để bảo vệ ý tưởng của mình.

Hackathon: Bí quyết từ thung lũng Silicon để “Voi cũng có thể khiêu vũ” - 1

Các công ty công nghệ lớn thường tổ chức Hackathon nội bộ cho các nhân viên kỹ thuật để thúc đẩy đổi mới sản phẩm của mình. Facebook là một điển hình.

"Để dẫn đầu, chúng tôi phải đổi mới. Hackathon ăn sâu vào văn hóa công ty chúng tôi, diễn ra vài tuần một lần, họ được phép thất bại”, Tim Campos - CIO của Facebook chia sẻ.


1 buổi Hackathon tại Facebook.

1 buổi Hackathon tại Facebook.

Rất nhiều các chức năng của Facebook như Video, nút Like, Chat hay sử dụng stickers để bình luận, ... đều là kết quả từ những cuộc thi hackathon. Mark Zuckerberg - CEO Facebook - nhận định: “Hackathon là một trong những cách để nảy ra ý tưởng mới tại Facebook. Tôi thường thích nhìn các kỹ sư sáng tạo và rất mong đợi những ý tưởng này được thêm vào dịch vụ của chúng tôi.”

Ở Việt Nam, Hackathon đang trở thành xu thế trong cộng đồng (Vietnam Hackathon, Angel Hack, Blue Hack) cũng như trong nội bộ các công ty công nghệ như FPT, VNG, Topica và Appota.


Ứng dụng các sản phẩm mới tại Topica.

Ứng dụng các sản phẩm mới tại Topica.

Tổ chức Hackathon nội bộ giống như Facebook, Google là giải pháp lý tưởng để đưa những ý tưởng kinh doanh từ nhiều bộ phận thành sản phẩm cho khách hàng nhanh nhất. Đồng thời có thể cải tiến những điểm yếu của các kỹ sư Việt như: tinh thần làm việc nhóm, khả năng tư duy nhiều chiều, khả năng phản biện khách quan và khả năng giao tiếp với khách hàng.

“Hackathon là cơ hội để các developer bẻ cong những thói quen, suy nghĩ, cách làm hàng ngày, mà chỉ tập trung vào thư giãn, sáng tạo.”, ông Nguyễn Thành Trung - CTO Topica chia sẻ.

Được biết, Topica cũng đang học tập các tập đoàn công nghệ trên thế giới và các công ty công nghệ đàn anh như FPT, VNG… tổ chức Hackathon hàng quý, Tech Seminar hàng tháng.

Họ đã đầu tư rất nhiều các thiết bị công nghệ như kính Oculus, Emotiv, máy in 3D, Robot, Drone, Leap Motion… để các cao thủ IT có thể thỏa sức sáng tạo giúp tìm ra giải pháp ứng dụng các công nghệ mới vào cải tiến chất lượng đào tạo trong tương lai.

Đây là một trong những bước đi táo bạo của Topica để tạo môi trường sáng tạo và thu hút các cao thủ IT nhằm phát triển lực lượng để mở rộng và chinh phục các thị trường trong khu vực với chiến dịch “Go global".

Tìm hiểu thêm thông tin tại: it.topica.asia

Tổ hợp Công nghệ Giáo dục TOPICA là đơn vị đào tạo trực tuyến hàng đầu Đông Nam Á và là tổ chức Việt Nam đầu tiên xuất khẩu công nghệ giáo dục ra nước ngoài. Tiền thân là dự án Topic64 do chính cựu Chủ tịch Microsoft Bill Gates khởi động, Topica hiện có hơn 1000 nhân viên, 1400 giảng viên ở các văn phòng Manila, Singapore, Bangkok, Hà Nội, TP. HCM và Đà Nẵng.

TOPICA Uni hiện đang cung cấp hạ tầng công nghệ và dịch vụ cho 8 trường Đại học ở Việt Nam và 3 trường tại Philippines để triển khai chương trình đào tạo Cử nhân trực tuyến chất lượng cao.

TOPICA Native là chương trình luyện nói tiếng Anh trực tuyến cho học viên tại Thái Lan, Indonesia và Việt Nam.

TOPICA Founder Institute là vườn ươm khởi nghiệp duy nhất tại Việt Nam đã có các startup nhận đầu tư tổng cộng gần 10 triệu USD.