GS.TS. Hà Vĩnh Thọ: Hạnh phúc là một kỹ năng và cần phải tự học

Trường Thịnh Đào Nhân

(Dân trí) - Khác với suy nghĩ của nhiều người, thay vì phải tìm kiếm hay chờ đợi hạnh phúc tự đến với mình, GS.TS. Hà Vĩnh Thọ cho rằng, hạnh phúc là một kỹ năng và mỗi người cần phải được học về nó từ lúc còn bé.

GS.TS. Hà Vĩnh Thọ - người Pháp gốc Việt, sinh sống tại Thụy Sĩ - từng là Giám đốc chương trình Gross National Happiness (Trung tâm Tổng Hạnh phúc Quốc gia) của Bhutan và nguyên Trưởng phòng đào tạo Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC).

Ông được cộng đồng giáo dục quốc tế biết đến với chương trình đào tạo chuyên môn cho giáo viên về "Trường học hạnh phúc" (Happy School).

Tại Việt Nam, ông đã thí điểm thành công mô hình này tại Thừa - Thiên Huế, quê nhà của ông. Với những hiệu quả tích cực mà mô hình này mang lại cho giáo viên và học sinh, nhiều năm qua, "Trường học hạnh phúc" (Happy School) đã được nhân rộng tại nhiều địa phương.

Mới đây, GS.TS. Hà Vĩnh Thọ đã có chuyến thăm và làm việc tại Trường Quốc tế Song ngữ Victoria Nam Sài Gòn.

Tại đây, ông đã có những chia sẻ thú vị, hữu ích đến ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên nhà trường về chương trình giáo dục chú trọng cảm xúc của trẻ - Happy School, với kỳ vọng tạo dựng một học đường vui vẻ, cởi mở, hạnh phúc và tạo ra thế hệ học sinh biết thấu hiểu, biết quan tâm đến những vấn đề của cộng đồng, môi trường.

GS.TS. Hà Vĩnh Thọ: Hạnh phúc là một kỹ năng và cần phải tự học - 1

GS.TS. Hà Vĩnh Thọ thăm và làm việc tại Trường Quốc tế Song ngữ Victoria Nam Sài Gòn.

Hạnh phúc của chính mình đi liền với hạnh phúc của người khác

Vì sao hạnh phúc lại là một kỹ năng và mỗi người cần phải được học trong một ngôi trường hạnh phúc?

- Theo tôi, hạnh phúc không chỉ đơn thuần là niềm vui sướng đến từ bên ngoài, ví dụ như khi bạn có nhiều tiền, bạn thỏa mãn du lịch, mua sắm,... Chúng ta cần phân biệt giữa thú vui ngắn hạn và hạnh phúc. Hạnh phúc đích thực phải có sự lâu dài và đến từ 3 khía cạnh khác nhau:

Thứ nhất là sự quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và phát triển bản thân từ bên trong của mỗi người. Đó là quan tâm tới chính mình.

Thứ hai là biết quan tâm tới người khác và tạo nên những tác động tích cực đến cộng đồng mà mình thuộc về và có trách nhiệm với nó. Khi ấy, bạn sẽ thật sự là một phần của cộng đồng, được xã hội tôn trọng sự khác biệt.

GS.TS. Hà Vĩnh Thọ: Hạnh phúc là một kỹ năng và cần phải tự học - 2

GS.TS. Hà Vĩnh Thọ chia sẻ: "Hạnh phúc là một kỹ năng và cần phải tự học".

Thứ ba là biết quan tâm tới hệ sinh thái, môi trường, mẹ thiên nhiên.

Đây đều là những kỹ năng có thể xây dựng, thực hành, củng cố để nuôi dưỡng bản thân. Và trường học cũng không ngoại lệ, trường học hạnh phúc phải xây dựng và hoạch định được 3 khía cạnh nói trên, từ đó trẻ sẽ được thụ hưởng hạnh phúc thật sự.

Đặc thù đối với việc xây dựng trường học hạnh phúc là phải chú trọng đến vai trò của người thầy. Vì vậy, thầy cô hạnh phúc, có những tiêu chuẩn, hành vi, tương tác tích cực thì đứa trẻ sẽ học những điều đó và trở thành một người tích cực, hạnh phúc. Nói cách khác, thầy cô hạnh phúc sẽ tạo ra học trò hạnh phúc, trường học hạnh phúc. Gia đình hạnh phúc sẽ tạo ra xã hội hạnh phúc. Bạn thấy đó, hạnh phúc của chính mình đi liền với hạnh phúc của người khác.           

GS.TS. Hà Vĩnh Thọ: Hạnh phúc là một kỹ năng và cần phải tự học - 3

Thầy cô hạnh phúc sẽ tạo ra học trò hạnh phúc, trường học hạnh phúc.

Bắt đầu nuôi dưỡng hạnh phúc từ đâu?

Trước khi bắt đầu xây dựng trường học hạnh phúc, những tồn đọng cũ cần được dọn dẹp và chuyển hóa như thế nào?

- Điểm số học thuật quan trọng nhưng quan trọng hơn không kém là kỹ năng nhận thức, cảm xúc xã hội. Theo các phương pháp giáo dục hiện nay tại Việt Nam, học sinh chỉ cần học thuộc những kiến thức do thầy cô truyền dạy và chỉ cần lập lại chính xác các bài học lý thuyết đó vào mỗi kỳ thi, kiểm tra. Tôi cho rằng, điều này không còn phù hợp nữa.

Bởi trong thời đại AI - trí thông minh nhân tạo phát triển như hiện nay, chỉ trong vài giây, tất cả kiến thức đó nhanh chóng được cập nhật, học sinh rất nhanh có thể truy cập và tự tìm hiểu các kiến thức mới mỗi ngày.

Điều chúng ta cần làm là tập trung vào những khía cạnh mà AI - trí thông minh nhân tạo không thể cung cấp được cho người học. Tôi ví dụ như tư duy phản biện, tư duy tích cực, giáo dục cảm xúc xã hội… Đối với học sinh ngày nay, những điều đó cũng rất quan trọng. Việc cân bằng giữa kết quả học thuật với những kỹ năng mềm có thể giúp con trẻ hạnh phúc hơn, tự do phát triển thành công dân toàn cầu là cần thiết.

Ngoài ra, yếu tố cần chú trọng trong giáo dục hiện đại là phải dạy cho học sinh biết kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm trong môi trường đa văn hóa, chuẩn bị lộ trình nghề nghiệp trong tương lai.

GS.TS. Hà Vĩnh Thọ: Hạnh phúc là một kỹ năng và cần phải tự học - 4

Học sinh hạnh phúc trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

Khi bắt đầu xây dựng trường học hạnh phúc, Giáo sư và nhóm cộng sự có những khó khăn nào?

- Việc triển khai mô hình trường học hạnh phúc, nó không chỉ là một hay hai chủ đề là giải quyết được vấn đề, và mình cũng không thể xử lý từng vấn đề riêng lẻ. Điều quan trọng là thay đổi văn hóa trong trường học, chứ không chỉ là thêm một bài giảng mới.

Khi thực hiện mô hình trường học hạnh phúc ở nhóm trường công, chúng tôi cũng gặp một số rào cản nhất định vì các trường thường vận hành theo quy chế, cách thức đã được cố định trong nhiều năm. Vì thế, việc thay đổi theo mô hình mới như Happy School - Trường học hạnh phúc sẽ cần nhiều thời gian hơn. Nhưng tôi thích làm việc tại đây vì có thể tiếp xúc với nhiều học sinh, nơi mà các gia đình phổ thông đều có thể tham gia.

Dù ở môi trường nào, đích đến cuối cùng của chúng tôi vẫn là hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Hạnh phúc là kỹ năng, mà đã là kỹ năng, mọi người có thể được đào tạo để có hạnh phúc.

GS.TS. Hà Vĩnh Thọ: Hạnh phúc là một kỹ năng và cần phải tự học - 5

  Hạnh phúc là kỹ năng học sinh có thể được đào tạo để có hạnh phúc.

Hạnh phúc có thể đo lường bằng chỉ số?

Năng lực học tập có thể đo lường qua điểm số vậy với hạnh phúc, có cách nào để đo lường hoặc đánh giá trường học hạnh phúc đã được triển khai thành công?

- Hiện nay, PISA (Programme for International Student Assessment) là chương trình đánh giá học sinh quốc tế (trong đó có chỉ số hạnh phúc), do Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng, có hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đánh giá, trong đó có Việt Nam.

Bắt đầu từ năm 2022, PISA lần đầu tiên áp dụng khung khảo sát mức độ hạnh phúc của các em học sinh thông qua 9 khía cạnh cuộc sống, trong đó có sự gắn kết với trường học, sự hài lòng về vật chất và văn hóa, sự cởi mở đối với sự đa dạng và hài lòng về mặt tâm lý. Tôi được biết, Việt Nam cũng tham gia khung đánh giá mới này của PISA từ năm nay.

GS.TS. Hà Vĩnh Thọ: Hạnh phúc là một kỹ năng và cần phải tự học - 6

Mức độ hạnh phúc có sự gắn kết với trường học, sự hài lòng về vật chất và văn hóa…

Theo Giáo sư, Trường Quốc tế Song ngữ Victoria Nam Sài Gòn có những điều kiện thuận lợi gì để triển khai thành công mô hình trường học hạnh phúc?

- Trường Quốc tế Song ngữ Victoria Nam Sài Gòn ngoài cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ phòng chức năng hỗ trợ học tập, giải trí, trường còn chú trọng không gian xanh cho học sinh phát triển cảm xúc tinh thần.

Tôi nhận thấy bầu không khí rất tích cực, vui vẻ trong mọi hoạt động học tập, khám phá của học sinh. Thầy cô nơi đây được thoải mái phát huy thế mạnh, nhất là khả năng thấu hiểu tâm lý học sinh, tạo ra những ảnh hưởng tích cực với nhà trường và phụ huynh.

Đồng hành cùng phụ huynh trong chương trình tuyển sinh năm học 2024 - 2025, Hệ thống Giáo dục Victoria School (Victoria Nam Sài Gòn, Victoria Riverside, Victoria Swanbay) ưu đãi 30% học phí dành cho chính khóa và 30 suất tài trợ học phí hè lên đến 30% cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn khác. Để biết thêm thông tin chi tiết, liên hệ hotline 028 3622 2628 hoặc email đến info@vsss.edu.vn.