Gõ cửa ngành Công nghiệp sáng tạo

Theo Liên Hiệp Quốc, ước tính hoạt động giao thương trong ngành sáng tạo và văn hóa đang tăng trưởng với tốc độ chóng mặt 8,7%/năm.

Tuy là “lính mới” trong cơ cấu chung của nền kinh tế Việt Nam, công nghiệp sáng tạo (bao gồm các ngành Quảng cáo, Kiến trúc, Thiết kế thời trang, Âm nhạc, Điện ảnh…) đã cho thấy đây là một thị trường đầy tiềm năng, riêng doanh thu từ dịch vụ quảng cáo năm 2010 đã đạt hơn 8.000 tỉ đồng, từ lĩnh vực xuất bản sách năm 2009 đạt 1.500 tỉ đồng… Có thể nói, với ưu thế kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố văn hóa và kinh tế, nhóm ngành này sẽ là một trong những mũi nhọn kinh tế của nước ta trong tương lai.

Tầm quan trọng của công nghiệp sáng tạo

Tầm quan trọng của công nghiệp sáng tạo

Theo Liên Hiệp Quốc, ước tính hoạt động giao thương trong ngành sáng tạo và văn hóa đang tăng trưởng với tốc độ chóng mặt 8,7%/năm. Tại các quốc gia có nền văn hóa đa dạng, lâu đời, ngành công nghiệp sáng tạo đặc biệt được chú trọng, ví dụ tại Anh, ngành này tạo việc làm cho hơn hai triệu người trong tổng số 61 triệu dân, tại Hàn Quốc, doanh thu từ rạp chiếu phim năm 2007 là 1000 tỉ won, đóng góp của ngành này vào GDP của Ý là 9%/năm. Đánh giá về tầm quan trọng của ngành công nghiệp sáng tạo, ông Dimiter Gantchev, phó trưởng Phòng Hỗ trợ sáng tạo và biểu diễn của WIFO: “Sáng tạo được xem là tài nguyên vô giá với mọi quốc gia, xuyên suốt lịch sử nhân loại và có tầm quan trọng lớn đối với tăng trưởng kinh tế, ngành công nghiệp sáng tạo đã bao gồm được các yếu tố này!”.

Tầm quan trọng của công nghiệp sáng tạo

Tại Việt Nam hiện nay, khái niệm công nghiệp sáng tạo tập trung chủ yếu vào các nhóm ngành quảng cáo, truyền thông, thiết kế mỹ thuật công nghiệp, thiết kế nội thất. Đây là những ngành đang có nhu cầu nhân lực cao với mức lương đáng để mơ ước, dao động từ 700 - 1.000USD/tháng theo thổ lộ của một du học sinh Hà Lan đang làm việc trong lĩnh vực này. Ngoài ra, các ngành Nghệ thuật biểu diễn, phần mềm giải trí, âm nhạc cũng được dự báo sẽ có những cú hích mạnh trong cơn sốt công nghệ, giải trí hiện nay của giới trẻ.

Hà Lan, đất vàng của công nghiệp sáng tạo

Hà Lan, đất vàng của công nghiệp sáng tạo

Hà Lan là một trong những quốc gia có nền công nghiệp sáng tạo phát triển hàng đầu tại châu Âu và có tầm ảnh hưởng mạnh trên thế giới. Tập trung đặc biệt vào nhóm ngành thiết kế (thiết kế nội thất, thiết kế sản phẩm công nghiệp), Hà Lan đã cho thấy những dấu ấn của mình trong các công trình, sản phẩm tiện dụng mà vẫn đảm bảo yếu tố mĩ thuật, văn hóa. Các tinh hoa này đã cho ra đời thuật ngữ nổi tiếng “Dutch Design” nói đến những tính chất tối giản, thể nghiệm táo bạo, ấn tượng và hài hước trong thiết kế. Theo nhà báo nổi tiếng Tracy Metz thì “Dutch Design đơn giản nhưng đầy quyền lực. Với khả năng hài hước hóa tất cả mọi thứ, các nhà thiết kế Hà Lan rất giỏi trong việc thổi hồn cho những chất liệu tưởng chừng vô dụng để tạo ra các giá trị mới.”

Hà Lan, đất vàng của công nghiệp sáng tạo

Chính vì thế, sinh viên theo học ngành này tại Hà Lan luôn có cơ hội được tiếp nhận kiến thức thực tiễn trong và ngoài lớp, thậm chí làm việc tại các công ty thiết kế hàng đầu thế giới như Marcel Wanders – Lady Gaga của ngành thiết kế mỹ thuật… để có những trải nghiệm hiệu quả nhất. Đặc biệt, đối với sinh viên quốc tế, với ưu thế được tiếp nhận cùng lúc nhiều nền văn hóa mới trong môi trường quốc tế, các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan và đa dạng hơn trong công việc sáng tạo của mình. Có thể nói, đây là một trong những ngành “nóng” và có đẳng cấp tại Hà Lan hiện nay. Và vì thế, chi phí học tập không hề thấp. Tuy nhiên, để thu hút được nhân tài thì nhiều trường đại học Hà Lan hiện nay cung cấp khá nhiều học bổng cho sinh viên quốc tế theo học nhóm ngành này.
 
Vui lòng liên hệ với
 
Vui lòng liên hệ với
 
Vui lòng liên hệ với
 
Vui lòng liên hệ với
 
Vui lòng liên hệ với
 
Vui lòng liên hệ với
Vui lòng liên hệ với Nuffic Neso Vietnam để được tư vấn thêm về chương trình học ngành công nghiệp sáng tạo.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm