Giáo dục Phần Lan - Cánh cửa mở ra thế giới
(Dân trí) - Từ lâu giáo dục Phần Lan được biết đến là một nền giáo dục tiên tiến. Học sinh Phần Lan đứng đầu bảng xếp hạng của chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) trong lần đầu khảo sát vào năm 2000 và liên tục nằm trong vị trí top đầu những kỳ khảo sát sau đó. Bí quyết nào giúp cho giáo dục Phần Lan có được vị trí này?
Nguyên tắc tối giản trong giáo dục Phần Lan
Hệ thống giáo dục Phần Lan ứng dụng triết lý sống “Less is More” (*). Tư duy này thể hiện trong cuộc sống bình dị, đơn giản của họ và được áp dụng trực tiếp trong giáo dục:
- Rút ngắn thời gian đào tạo phổ thông, nhiều lựa chọn hơn
- Ít giờ trong lớp, nhiều giờ để nghỉ và chơi
- Ít thi cử, học nhiều hơn
- Ít môn học, học sâu hơn
- Ít giờ đứng lớp, nhiều thời gian để chuẩn bị bài dạy
- Ít vị trí giáo viên, chất lượng giáo viên tốt hơn
- Ít qui chế, thêm niềm tin
Nguyên tắc dạy các kỹ năng
Thay vì học kiến thức và vì điểm số, học sinh ở đất nước này được dạy để phát triển các kỹ năng sống. Thông qua các trò chơi, các em không chỉ được học về toán học, văn học mà còn được học các kỹ năng khác:
- Giao tiếp và hợp tác
- Tính sáng tạo và tư duy phản biện
- Có trách nhiệm và khả năng đột phá
- Thảo luận và thương thuyết
- Ra quyết định và giải quyết vấn đề
- Kỹ năng sống và công việc
- Kỹ năng sử dụng công nghệ và phương tiện truyền thông.
Nguyên tắc học vui vẻ
Giáo dục Phần Lan quan niệm một đứa trẻ học tốt nhất khi chúng cảm thấy vui vẻ. Và việc học của trẻ sẽ trở nên vui vẻ khi:
- Trẻ cảm thấy thích thú cho dù thất bại
- Môi trường học tập là nguồn cảm hứng
- Trẻ cảm thấy an toàn
- Trẻ luôn được đánh giá cao cho dù là ai
- Học tập là “chất gây nghiện” lành mạnh
- Học theo cách mình muốn
- Trẻ yêu thích những gì mình làm
Rất nhiều nhà nghiên cứu từ các đất nước khác trên thế giới đã đến Phần Lan và nhận ra rằng học sinh nước này đạt được điều tuyệt vời đó chính là bởi nền tảng giáo dục Mầm non, nơi mà các giáo viên được coi trọng và được tuyển chọn rất gắt gao. Mỗi giáo viên là Nhà giáo dục, chăm sóc giáo dục trẻ trên cơ sở nắm rõ sinh lý, tâm lý của trẻ.
Trường Mầm non Tân Thời Đại trên hành trình tìm kiếm một hướng đi nhằm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục mầm non đã gặp gỡ với nền giáo dục Phần Lan. Với mong muốn trẻ em Việt Nam được phát triển một cách tự nhiên nhất, Mầm non Tân Thời Đại giúp các em được “học vui vẻ”. Mầm non Tân Thời Đại hợp tác, tiếp nhận chuyển giao chương trình đào tạo giáo viên của Fun Academy và chương trình Nhà du hành vũ trụ, một chương trình đã được Bộ Giáo dục Phần Lan kiểm định và cho phép sử dụng trong các trường mầm non.
Với sứ mệnh “tay trong tay phát triển tài năng Việt”, Mầm non Tân Thời Đại xác định các quan điểm phát triển:
- Tôn trọng, khuyến khích phát triển các tố chất tự nhiên của người học
- Tôn trọng, khuyến khích sự tham gia, đồng hành của cha mẹ và cộng đồng
- Tiếp nhận khoa học giáo dục từ các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, định hướng rõ nét về Giáo Dục Sớm và Giáo Dục Nhìn Ra Thế Giới.
Kế thừa những tinh hoa của giáo dục Phần Lan, việc tổ chức giờ học trong nhà trường được bố trí hợp lý, trẻ được tự chơi, chơi cùng thầy cô và được học các kỹ năng sống, toán học, văn học hay khoa học qua chính những trò chơi này. Nhà trường luôn sắp xếp chương trình để trẻ dù ở trường từ 7h sáng đến 7h tối nhưng luôn cảm thấy vui vẻ. Mầm non Tân Thời Đại chủ động chuyển hướng đầu tư mạnh vào tuyển dụng và đào tạo giáo viên. Bên cạnh đó, nhà trường tập trung chỉ đạo tốt khâu tổ chức và chăm sóc, giáo dục trẻ, khắc phục những hạn chế của giáo viên mầm non hiện nay.
Với Mầm non Tân Thời Đại, mỗi giáo viên là một nhà giáo, mỗi đứa trẻ được chăm sóc tốt nhất để đạt được những phẩm chất và năng lực của một công dân Việt Nam toàn cầu: nhân ái, thẩm mỹ, trách nhiệm, hợp tác, trung thực, sáng tạo, tự chủ và thể chất.
Mọi thông tin chi tiết về Trường Mầm non Tân Thời Đại, bạn đọc có thể tham khảo tại:
Trường Mầm non Tân Thời Đại
Tầng 2, tòa CT3, KĐT Eco Green City, 286 Nguyễn Xiển, Hà Nội
Hotline: 0943.59.5599
Website: https://tanthoidai.edu.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/tanthoidai.edu.vn
(*) Theo Giáo sư Trương Nguyện Thành