“Giải thưởng của đất mẹ Việt cho các nhà khoa học Việt Nam”
(Dân trí) - “Đây là giải thưởng của đất mẹ Việt cho những người con đã gắn cuộc đời mình với nghiên cứu khoa học. Giải thưởng này cũng sẽ khích lệ các bạn trẻ tiếp tục con đường nghiên cứu khoa học”,GS.TS Đào Tiến Khoa, người vừa đoạt giải nhất Nhân tài Đất Việt chia sẻ.
So với nhiều ngành khoa học tự nhiên khác, vật lý hạt nhân là chuyên ngành còn chưa được phát triển mạnh ở Việt Nam. Đây là năm thứ 2 giải thưởng Nhân tài Đất Việt về Khoa học tự nhiên và GS đã được vinh danh. GS cảm thấy thế nào khi nhận giải?
Thú thật khi còn là sinh viên đại học ở Liên Xô tôi đã rất ngại học vật lý hạt nhân vì đây là một môn khó và vì thế tôi đã theo học chuyên sâu về vật lý chất rắn. Sau khi về nước nhận công tác tại Trường đại học tổng hợp Hà Nội, tôi đã được một nhà khoa học đàn anh (GS Cao Chi) chú ý đến và mời sang làm việc tại Viện năng lượng nguyên tử VN. Theo nhu cầu phát triển chuyên môn lâu dài của Viện NLNTVN, tôi đã thực sự bước vào lĩnh vực vật lý hạt nhân cách đây đúng 30 năm.
Cả 2 năm trao giải thưởng Nhân tài Đất Việt trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên, người đoạt giải đều là những nhà khoa học “gạo cội”, phải chăng các nhà khoa học trẻ Việt Nam hiện nay chưa thể sánh với thế hệ đàn anh?
Trong giai đoạn hiện nay, ngoài việc đổi mới chính sách đầu tư và đãi ngộ khoa học, chúng ta cần tiến hành những hoạt động quảng bá cho trí tuệ Việt Nam, phổ biến kiến thức khoa học phổ thông cho đông đảo tầng lớp nhân dân để có lại được sự quan tâm của toàn xã hội đối với tri thức và khoa học. Những gì mà Quỹ Nhân tài Đất Việt đã và đang làm là những việc vô cùng cần thiết để động viên và khích lệ sự đam mê của thế hệ trẻ đối với khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, sẽ rất tốt nếu Quỹ Nhân tài Đất Việt đưa ra thêm được một giải thưởng cho nhà khoa học Việt trẻ dưới 40 tuổi trong lĩnh vực khoa học tự nhiên để tạo thêm cơ hội cho các bạn trẻ phấn đấu.
Sau khi đoạt giải Nhân tài Đất Việt, GS có định hướng gì tiếp theo cho vật lý hạt nhân và việc đào tạo thế hệ kế cận?
Chúng ta phải thừa nhận rằng trong thế hệ trẻ kế cận hiện nay có ít người thực sự đam mê khoa học tự nhiên, đặc biệt là vật lý hạt nhân cơ bản. Cho nên, tôi rất lo là khi thế hệ các nhà khoa học thế hệ chúng tôi về hưu thì sẽ không có những người xứng đáng tiếp tục sự nghiệp. Cũng vì thế mà tôi luôn rất tâm huyết đối với việc đào tạo cán bộ trẻ và đó cũng là một trong những định hướng quan trọng của tôi trong thời gian sắp tới. Cụ thể, sau khi đoạt giải tôi sẽ dùng tiếng nói và kinh nghiệm của mình để giáo dục và động viên thế hệ trẻ, tìm cách “bơm” niềm đam mê khoa học vào trong các em.
GS có nói nhiều về ứng dụng của vật lý hạt nhân trong cuộc sống. Vậy, sự quan tâm đối với ngành hiện nay như thế nào thưa GS?
Quang Phong (thực hiện)