Gần 373.000 thí sinh đăng ký bài thi Khoa học Xã hội

(Dân trí) - Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến 18h chiều 17/4, tổng số thí sinh đăng ký dự thi đạt 754.857, số thí sinh đăng ký xét tuyển là 564.981 (chiếm 74.85%); số lượng TS tự do là 51.665 (chiếm 6.84%).

Tỷ lệ thí sinh chọn các bài thi như sau: Thí sinh đăng ký bài thi Khoa học Tự nhiên: 289,835(38.4%); TS đăng ký bài thi Khoa học Xã hội 372,932 (49.4%); số thí sinh đăng ký cả 2 bài thi: 64,290 (8.52%).

Hiện đã có 499.949 hồ sơ đăng ký xét tuyển được nhập lên hệ thống (đạt 88,49%). Trong đó, nguyện vọng 1 là 499,949 (100%); nguyện vọng 2 là: 438,501 (87.71%); nguyện vọng 3 là: 354,395 (70.89%); nguyện vọng 4 là: 255,257 (51.06%); nguyện vọng 5 là: 175,482 (35.1%) và nguyện vọng còn lại: 300,607(60.13%).


Thí sinh lưu ý: Bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội đối với thí sinh Giáo dục thường xuyên chỉ có 2 môn thi thành phần là Lịch sử và Địa lí.

Thí sinh lưu ý: Bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội đối với thí sinh Giáo dục thường xuyên chỉ có 2 môn thi thành phần là Lịch sử và Địa lí.

Bộ GD&ĐT lưu ý, để được xét công nhận tốt nghiệp, thí sinh là học viên lớp 12 Giáo dục thường xuyên năm học 2016 - 2017 phải đăng ký dự thi 3 bài thi: Toán, Ngữ văn và chọn 1 trong 2 bài thi tổ hợp (thí sinh cũng có thể đăng ký cả 2 bài thi tổ hợp và sử dụng bài thi có kết quả cao hơn để xét tốt nghiệp).

Lưu ý: Bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội đối với thí sinh Giáo dục thường xuyên chỉ có 2 môn thi thành phần là Lịch sử và Địa lí.

Thí sinh tự do đã tốt nghiệp chỉ đăng ký các môn thi phù hợp với yêu cầu xét tuyển của các ngành mà thí sinh sẽ đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng. Các thí sinh này có thể chọn thi các môn thành phần của bài thi tổ hợp và được xếp vào các phòng thi riêng tại điểm thi theo môn thi mà thí sinh đó đăng ký. Thí sinh Giáo dục thường xuyên cũng được xếp vào các phòng thi riêng tại điểm thi khi dự thi bài tổ hợp Khoa học Xã hội.

Mặc dù Quy chế tuyển sinh không hạn chế số nguyện vọng, nhưng thí sinh cần cân nhắc xem xét kỹ từng nguyện vọng trước khi đăng ký, phải đảm bảo các nguyện vọng đăng ký phù hợp với năng lực của mình nhưng cũng là những ngành mình yêu thích để đảm bảo được làm công việc yêu thích hoặc phù hợp với năng lực, khi đã trúng tuyển không phải cân nhắc việc có nên nhập học hay không.

Tại thời điểm này, thí sinh chưa có kết quả thi, nên về cơ bản thí sinh phải chọn cả 3 trường/nhóm trường: nhóm trường cao hơn năng lực trung bình của thí sinh một chút; nhóm trường hoàn toàn phù hợp với năng lực của thí sinh và nhóm thấp hơn so với năng lực để phòng những rủi ro khi thi cử.

Ngoài ra, thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng cũng cần cân nhắc kỹ. Về cơ bản nguyện vọng thí sinh yêu thích hơn sẽ được đặt lên trên để đạt được các mục đích trên.

Hồng Hạnh