Flappy Bird và nghề sống nhờ smartphone, tablet

Flappy Bird đã đánh bại Candy Crush Saga, Angry Birds phá vỡ mọi quy luật trong ngành Mobile Game. Nó cũng đánh dấu bước thành công của ngành Game Mobile Việt Nam nói riêng, ngành sản xuất các sản phẩm trên mobile, tablet nói chung, khẳng định thị thường và cơ hội việc làm cho các bạn trẻ.

Những ngày vừa qua, Flappy Bird - trò chơi trên các thiết bị di động có màn hình cảm ứng do Nguyễn Hà Đông sản xuất đã liên tục dẫn đầu bảng xếp hạng game của Apple App Store, Google Play Store, đạt doanh thu “khủng”. Lần đầu tiên một sản phẩm sáng tạo của người Việt đã trở thành hiện tượng toàn cầu, ngay cả đến thời điểm này khi “cha đẻ” của game đã tuyên bố khai tử đứa con tinh thần thì Flappy Bird vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Tạo ra các game, ứng dụng, giao diện trên smartphone, tablet là mảnh đất kinh doanh màu mỡ.
Tạo ra các game, ứng dụng, giao diện trên smartphone, tablet là mảnh đất kinh doanh màu mỡ.

Bắt đầu từ trò chơi này, công chúng Việt Nam cũng bắt đầu chú ý đến hậu trường của những game đình đám, thế giới nghề nghiệp đằng sau những tiện dụng dành cho thiết bị di động (Smartphone – Điện thoại thông minh, tablet – máy tính bảng).

Thời của Smartphone, Tablet

Theo thống kê thường niên về ngành Viễn thông di động, Tomi Ahonen Almanac 2013, tính đến tháng 12.2012, dân số thế giới có 6,7 tỉ thuê bao di động. Có 4,3 tỉ người, chiếm 61% dân số thế giới sở hữu duy nhất một thuê bao di động. Chưa kể những người sử dụng nhiều sim, nhiều thiết bị di đông.

Đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin, làm việc di động, giải trí mọi lúc mọi nơi… con người đã tạo ra các sản phẩm sử dụng trên thiết bị di động, có thể phân chia những sản phẩm này thành 3 nhóm chính:

-
Game Mobile (Trò chơi điện tử)

-
App Mobile (Ứng dụng)

-
Web Mobile (Website)


Để tạo ra mỗi sản phẩm này đều cần trải qua các bước chính: Ý tưởng - > Thiết kế đồ họa -> Lập trình -> Thử nghiệm -> Phát hành.

Có nhiều cá nhân sản xuất game, ứng dụng, website mobile đơn lẻ, độc lập như Nguyễn Hà Đông, nhưng phần lớn những sản phẩm này được sản xuất bởi nhiều công ty lớn nhỏ trên khắp thế giới, đồng nghĩa với hàng triệu việc làm cho các designer (chuyên gia thiết kế), lập trình viên (coder), chuyên gia phát triển (developer), tester (chuyên gia kiểm định)…

Cơ hội việc làm

Ở nước ta, ngành sản xuất các sản phẩm dùng trên thiết bị di động vẫn còn non trẻ, nhưng đang phát triển mạnh, kéo theo yêu cầu nhân lực gắt gao. Nổi bật trong lĩnh vực game mobile có các tên tuổi game như VNG, Gameloft, GlassEgg, ColorBox, iWin, DIVMOB, Emobi…

Chỉ tính riêng việc thiết kế, để phát triển các dự án như ứng dụng, game, website cho các thiết bị mobile đều cần một kiến thức tốt về mỹ thuật, các nguyên tắc về thiết kế (màu sắc, bố cục, nghệ thuật chữ…) và cách sử dụng các phần mềm như Photoshop, InDesign, Illustrator và Fireworks. Điều đặc biệt, khi nhìn vào các công việc UX mà đã có sẵn trong ngành công nghiệp game cũng cần đến các chương trình 3D như 3DsMax, Maya…

Ngoài ra để làm việc trong ngành này các bạn phải biết qua một số cơ bản về ngôn ngữ lập trình cụ thể như HTML5, CSS3, ActionScript, XHTML, am hiểu về hành vi người dùng, thiết bị hiển thị để có những thiết kế phù hợp nhất

Chính vì những yêu cầu như vậy, tìm được người thiết kế ứng dụng, thiết kế game, giao diện trên mobile, tablet không phải dễ.

Ở Việt Nam, không nhiều cơ sở đào tạo, cung cấp nhân lực cho lĩnh vực thiết kế trên thiết bị di động. Một trong số đó là Arena Multimedia - thương hiệu đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện của Tập đoàn Aptech Ấn Độ. Ông Vũ Anh Đức - Giám đốc Đào tạo Arena Multimedia Trúc Khê cho biết “Các học kỳ tại Arena Multimedia bao gồm Thiết kế đồ họa, thiết kế web tương tác, làm phim kỹ thuật số, hoạt hình 3D… Những môn học và kiến thức này đều liên quan đến việc tạo ra các ứng dụng, game, web cho các thiết bị di động.

Thực tế có rất nhiều bạn sinh viên đã ra trường và đang học đều có thể tham gia vào một công đoạn cụ thể trong nghành công nghiệp sáng tạo này. Có thể kể ra là: thiết kế giao diện UI, UX , web mobile, thiết kế nhân vật, đồ vật 3D dùng cho game mobile….

Trường cũng có những khóa chuyên ngành như khóa Concept Art, chuyên đi sâu vào vẽ phác thảo đồ họa số cho game. Giảng viên chính là người thiết kế game và bài tập chính là những đơn đặt hàng. Cuối kì, nhận đề bài thiết kế concept cho một game nhập vai chiến đấu, học viên phải thiết kế hệ thống nhân vật nhân vật, các tư thế nhân vật khi chiến đấu, bối cảnh chiến đấu, logo game, poster, giao diện trang chủ, giao diện menu, giao diện chọn nhân vật, giao diện 2 đấu thủ, giao diện thi đấu...”.

Một phần trong bài tập Concept cho game Street Warriors của học viên Arena Multimedia


Một phần trong bài tập Concept cho game Street Warriors của học viên Arena Multimedia
Một phần trong bài tập Concept cho game Street Warriors của học viên Arena Multimedia

Thiết kế game và ứng dụng, website di động giờ đây không phải là những nghề quá xa vời, chỉ có ở nước ngoài... Nó là một công việc sáng tạo, nghiêm túc cũng giống như những công việc kế toán, ngân hàng... thậm chí còn hay hơn và thu nhập tốt hơn và là một lựa chọn nghề nghiệp hấp dẫn cho các bạn trẻ.

Nhằm chắp cánh cho các ước mơ trong ngành Thiết kế Đồ họa, Arena Multimedia dành tặng học bổng MULTIMEDIA NOW trị giá 25% học phí khi đăng ký nhập học trước ngày 28/02/2014

Trường Đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện Arena Multimedia

Website: www.arena-multimedia.vn

Hà Nội

80 Trúc Khê, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa

Tel: (04) 3773 8108

Email: arena2@aprotrain.com

04 Tôn Thất Thuyết, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy

Tel: (04) 6656 9292

Email: arena2@aprotrain.com

Thành phố Hồ Chí Minh

212 – 214 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3

Tel: (08) 3930 0824

Email: arena@aprotrain.com