Đề thi Hóa khối B: Phân loại học sinh, điểm thi sẽ rải đều từ 5 - 9
(Dân trí) -Nhận định về đề thi môn Hóa, thầy Vũ Khắc Ngọc, giáo viên luyện thi đại học môn Hóa học giảng dạy tại Hocmai.vn cho biết, đề thi có tính phân loại học sinh. Điểm thi sẽ dải đều từ 5 - 9 điểm.
Thí sinh kết thúc buổi thi cuối.
Nhận định về đề thi môn Hóa, thầy Vũ Khắc Ngọc cho biết, đề thi đại học môn Hóa khối B năm nay thuận lợi hơn cho cáţ trường trong việc định ra mức điểm chuẩn, phù hợp với nhu cầu tuyển sinh.
Theo thầy Ngọc, cấu trúc đề thi Hóa khối B năm nay vẫn tương tự các năm trước. Đề thi trải đều các phần kiến thức của toàn bộ chương trình. Điểm khác biệt so với cácĠnăm trước là đề thi không có phần riêng, điểm này đem lại sự công bằng hơn cho các thí sinh.
Mức độ đề thi Hóa khối B năm nay khó hơn so với khối A 2014 và khối B 2013. Tính phân loại đề thi rải đều ở nhiều mức độ khác nhau. Phần cơ bản chiếm khoảŮg 20% trong đề thi trong khi khối A 2014 có tới 40% kiến thức cơ bản. Các câu khó chiếm khoảng 10% số câu hỏi trong đề. Đây là những câu giúp phân loại học sinh 9-10 điểm. Trong đó nổi bật là câu khó về dạng bài tập kim loại tác dụng với muối.
PhâŮ bố kiến thức trong đề thi rải đều chương trình Hóa trung học phổ thông. Lớp 10 chiếm khoảng 10%, tổng kiến thức, lớp 11 là 30%, lớp 12 chiếm nhiềm nhất với 50% trên tổng số câu.
Nói về điểm mới của đề thi, thầy Ngọc cho hay, điểm mới của đề thi Hdza năm nay là xu hướng ra đề với nhiều phần câu hỏi mang tính ứng dụng thực tế. Ví dụ như câu hỏi mô tả về nhiệt độ sôi và PH của các chất hoặc câu hỏi về thí nghiệm được mô tả bằng hình vẽ. Đây là xu hướng ra đề thi tốt, học sinh sẽ không chỉ học các vấn đề lí thuyết “chay” như mọi năm mà còn phải chú ý đến các thí nghiệm thực hành được đưa vào chương trình.
Theo tôi, đề thi đại học khối B năm nay nội dung kiến thức đều nằm trong chương trình phổ thôŮg, trải đều trong cả 3 lớp 10, 11, 12. So với đề thi khối A năm 2014 thì đề thi khối B hơi khó hơn một chút, lượng câu hỏi lí thuyết nhiều hơn (khoảng 29 câu). Cấu trúc đề thi tương tự như đề khối A đề không còn phần tự chọn và cũng có một số câu hỏi cáchĠtiến hành thí nghiệm. Điều này không làm thí sinh bất ngờ khi đã thma khảo đề khối A.
Tuy nhiên, đề thi khối B không còn những câu tính toán nhiều và phức tạp như đề khối A. Trong đề thi có khoảng 8 câu tính toán khó, cụ thể như sau (mã đề 739)
Câu 10: Các bạn thấy este đơn chức mà có 2neste > nNaOH phản ứng > neste nên có 1 este là este của hợp chất phenol.
Câu 18: Câu này có tạo muối NH4+ (điều này học sinŨ hay quên). Muối thu được gồm KCl, MgCl2 và NH4Cl.
Câu 20: Từ phần 1, tìm ra 2 anđehit và tìm được số mol của mỗi chất. Sau đó bảo toàn khối lượng phần 2, tìm ra số mol Z phản ứng.
Câu 29: Đây có Ŵhể coi là câu khó nhất trong đề thi năm nay, đòi hỏi tư duy cao. Câu này có thể qui về 1 peptit sau đó bảo toàn khối lượng.
Câu 30: Dùng qui đổi, giải hệ phương trình tìm ra số mol của Fe, O. Kết tủa gồm Fe(OH)3 và BaSO4.
Câu 38: Các chất trong X phản ứng với AgNO3/NH3 gồm axetilen dư, vinylaxetilen dư và but-1-in (các bạn thường không để ý có but-1-in nên tính toán không ra). Sau đó giải hệ phương trình 3 ẩn.
Câu 43: Câu này dễ dàng tìm được số mol của R2CO3 và RHCO3, sau đó tìm ra R là NH4+. Cả hai chất (NH4)2CO3 và NH4HCO3 đều tác dụng với KOH (Các thí sinh thường chỉ tính theo phản ứng HCO3-Ƞ+ OH- → H2O + CO32- mà bỏ qua phản ứng NH4+ + OH- → H2O + NH3 nên ra đáp án sai).
Câu 45: Bảo toàn electron tìm được số mol elecɴron nhường của (Al + Mg) và tìm ra đáp án.
Theo quan điểm của tôi, đề thi có câu 5 (mã đề 739) đã không đề cập đến phản ứng khử sắt (III). Điều này trái với lí thuyết về dãy điện hóa mà học sinh đã được học.
Với mức độ đề thi này, điểm thi có tɨể hơi thấp hơn so với đề khối A một chút. Học sinh trung bình có thể đạt 4 - 5 điểm, học sinh khá có thể đạt 6 - 7 điểm. Chỉ có học sinh giỏi mới được từ 8 điểm trở lên nhưng điểm 9, 10 sẽ rất ít.Hồng Hạnh (ghi)
<ɐ>