“Đào tạo gia tốc” có gì đột phá?

“Đào tạo gia tốc” là khái niệm còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên trên thế giới, phương pháp đào tạo này đã mang đến những hiệu quả kinh ngạc cho việc học tập và giảng dạy từ hơn 50 năm qua.

Du nhập vào Việt Nam vài năm trở lại đây, “Đào tạo gia tốc” đã tạo nên những sắc thái mới trong giáo dục, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo kỹ năng mềm. Hiện nay có rất nhiều người rất tò mò về phương pháp đào tạo với cái tên rất “tốc độ” này. Vậy “Đào tạo gia tốc” thực chất là như thế nào?

Qua tìm hiểu và trao đổi với ông Phạm Ngọc Anh - Chủ tịch công ty CP Đào Tạo ASK - đơn vị đã có gần 3 năm tiên phong trong việc áp dụng “Đào tạo gia tốc” tại Việt Nam. Ông cho biết bắt đầu tìm hiểu và nghiên cứu về “Đào tạo gia tốc” khi tham dự khóa học của những diễn giả hàng đầu thế giới như Tony Robbins, T. Harv Eker… Kết thúc khóa học, ông và hầu hết học viên đều có những sự thay đổi đột phá, mạnh mẽ - điều mà ông chưa từng có trong suốt 10 năm trước đó.

Gần 1 năm nghiên cứu về “Đào tạo gia tốc” (ĐTGT), ông đã áp dụng toàn bộ sự ưu việt của ĐTGT vào Giáo trình giảng dạy và đến nay đã tạo kết quả đột phá với trên 2.000 học viên trải nghiệm và thay đổi.

Ông Phạm Ngọc Anh - - Chủ tịch công ty CP Đào Tạo ASK.

Ông Phạm Ngọc Anh - - Chủ tịch công ty CP Đào Tạo ASK.

Bắt nguồn từ Bulgaria từ đầu những năm 1960...

Đó là thời gian mà Nhà giáo dục học Georgi Lozanov lần đầu tiên áp dụng 1 phương pháp mới trong học ngoại ngữ đã tạo ra kết quả kinh ngạc. Theo phương pháp mới này, học viên có khả năng ghi nhớ tốt hơn 4-5 lần phương pháp học thông thường. Sau này ông đã đi khắp thế giới để thuyết giảng về phương pháp này và Mỹ là 1 trong số các quốc gia đầu tiên áp dụng triệt để phương pháp của ông với tên gọi là AcceleratedLearning (tạm dịch là học tập tăng tốc) và duy trì sự phát triển cho đến ngày nay.

Đến nguyên lý học tập được công nhận trên toàn thế giới

Hầu hết chúng ta đều học tập bằng cách tiếp nhận thông tin từ bán cầu não trái, nơi có thế mạnh về Tư duy logic, lập luận… và rất hiếm khi sử dụng cả bán cầu não phải – nơi có thế mạnh trong việc tiếp nhận âm thanh, hình ảnh, các cảm xúc…

Với cách thức này, các thông tin chúng ta tiếp nhận có các mối liên kết rất “lỏng lẻo”, “thiếu tính qua lại” giữa 2 bán cầu não. Điều này quyết định đến khả năng ghi nhớ, thành thục kỹ năng, sáng tạo…

ĐTGT khắc phục hoàn toàn nhược điểm trên, đó là việc tập trung linh hoạt vào 3 giác quan tiếp thu là Visual (thị giác) - Auditory (thính giác) và Kinestic (cảm nhận) để truyền – nhận thông tin. Hệ thống này được gia tăng sức mạnh khi các lớp học luôn giữ được sự hào hứng học tập ở mức cao nhất tại mọi thời điểm, thậm chí học từ sáng đến đêm mà học viên không hề mệt mỏi.

Một lớp học áp dụng phương pháp Đào tạo gia tốc.

Một lớp học áp dụng phương pháp Đào tạo gia tốc.


Một lớp học áp dụng phương pháp Đào tạo gia tốc.

Một lớp học áp dụng phương pháp Đào tạo gia tốc.

Với bối cảnh đào tạo khác biệt

Một số nhân tố quan trọng đóng góp cho việc “tăng tốc độ” ghi nhớ trong học tập là xây dựng hệ thống phòng học đạt tiêu chuẩn về ánh sáng, cách âm, nhiệt độ, tầm nhìn... Âm nhạc có thể nói là phần không thể thiếu trong tất cả các học phần của ĐTGT với mục đích gia tăng sự sáng tạo và duy trì hưng phấn học tập.

Phòng đào tạo đạt chuẩn phù hợp cho ĐTGT tại ASK.

Phòng đào tạo đạt chuẩn phù hợp cho ĐTGT tại ASK.

Và một tương lai không xa…

Qua tìm hiểu nhanh vài thông tin trên, có thể nhận thấy ĐTGT sẽ là 1 xu thế tiên tiến dành cho những ai tâm huyết với ngành giáo dục. Với tính hiệu quả đã được kiểm chứng trên toàn thế giới và bước đầu tại Việt Nam, hy vọng trong tương lai gần, những lợi ích của phương pháp này sẽ được áp dụng rộng rãi hơn nữa trong mọi lĩnh vực, ngành nghề… góp phần đưa ngành giáo dục cũng như đất nước phát triển lên một tầm cao mới của tri thức.

Để giúp nhiều người có thể trải nghiệm phương pháp đào tạo có tính đột phá này, Công ty CP Đào tạo ASK dành tặng các bạn 100 vé tham dự miễn phí khóa đào tạo áp dụng mô hình Đào Tạo Gia Tốc. Vui lòng xem thông tin chi tiết và đăng ký tại đây hoặc liên hệ hotline 0917.34.8181.