Đam mê lập trình, cậu sinh viên IT học 2 trường cùng lúc

(Dân trí) - Tâm sự của bạn Nguyễn Minh Duy, sinh viên công nghệ thông tin, trước lựa chọn có nên học cùng lúc hai trường hay không? Và những trải nghiệm “đắt giá” cùng thành quả xứng đáng cho quyết định này.....

Nhiều người xung quanh không hiểu vì sao Duy quyết định học thêm ngành Lập trình trong khi đang học một ngành khác ở trường đại học. Và mọi người cũng không biết, lập trình có sức hút kỳ lạ gì khiến mình chấp nhận đánh đổi bao nhiêu thời gian và công sức để theo đuổi nó cho bằng được. Thật ra, câu trả lời cho mọi thắc mắc chỉ gói gọn là: Chúng ta có dám đam mê và theo đuổi đam mê của mình đến cùng hay không?

Sau khi tốt nghiệp THPT, Duy thi vào ngành Toán - Tin (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TPHCM). Lúc đó, Duy chọn Toán - Tin vì ngành này cũng liên quan một phần đến lĩnh vực CNTT mà mình vốn rất thích. Trong khi học Toán Tin, Duy đã được tiếp xúc một số môn có liên quan đến lĩnh vực lập trình. Ngay lập tức, mình nhận ra niềm yêu thích lớn lao với nghề lập trình viên. Khi đã xác định chắc chắn Lập trình là “nơi mình thuộc về”, mình quyết tâm theo đuổi để chinh phục nó.


Minh Duy và mẹ đã phải thuyết phục rất nhiều để ba đồng ý cho học Lập Trình song song với Toán Tin.

Minh Duy và mẹ đã phải thuyết phục rất nhiều để ba đồng ý cho học Lập Trình song song với Toán Tin.

Lúc chọn học thêm ngành Lập trình song song với ngành Toán Tin, mẹ rất ủng hộ Duy, vì ở nhà mẹ rất tôn trọng mong muốn, quyết định của con cái, song ba lại không đồng ý. Một phần là do ba chưa trực tiếp nhìn thấy những tác động tích cực mà ngành lập trình mang đến cho thị trường và đời sống, một phần vì lo lắng cho sức khỏe của mình nếu cùng lúc ‘cân’ cả hai ngành ở hai trường. Vì vậy hai mẹ con lúc đó đã phải ‘chiến đấu’ rất nhiều để thuyết phục được ba đồng ý cho theo đuổi ngành lập trình mà mình đam mê.

Khi nhận ra ngành học mà mình thực sự muốn cháy hết mình chính là lập trình, Duy cũng cân nhắc đến việc học đại học tập trung cho ngành này. Thế nhưng, thứ nhất, ngành Toán - Tin đang học, mang đến cho mình nhiều kiến thức hữu ích và có liên quan đến CNTT, bổ trợ rất tốt cho ngành lập trình. Thứ hai, học lập trình cần tập trung thực hành thường xuyên, và thời điểm đó, phần lớn các trường đại học vẫn giữ lối dạy truyền thống, nghe và chép, ít vận dụng thực tế, trong khi giáo trình khá hàn lâm và thời gian đào tạo kéo dài tới 4,5 năm. Vậy phải làm sao đây?

Duy yêu thích lập trình và mong muốn lĩnh hội kiến thức làm việc thực tiễn, muốn ra trường là làm được việc ngay cần tích lũy trải nghiệm liên tục với nghề này ngay khi đang học. Quyết không từ bỏ, Duy lên mạng lùng sục một list các trường đào tạo CNTT, và đến tận nơi kiểm chứng. Sau cùng, Duy cảm thấy thực sự hứng thú với chương trình đào tạo Lập Trình Viên Quốc Tế tại Aptech, nơi mà các bạn sinh viên thoải mái cọ xát trong 400 giờ thực hành cùng 4 dự án lập trình quốc tế với chuyên gia nước ngoài. Đây chính xác cái mà mình đang tìm kiếm, và quả thật, mình đã không phải hối hận về quyết định này.


Nguyễn Minh Duy, sinh viên năm cuối Aptech và Đại học KHTN.

Nguyễn Minh Duy, sinh viên năm cuối Aptech và Đại học KHTN.

Khi ‘chạy xô’ hai trường cùng lúc như thế, Duy gặp khó khăn nhiều nhất trong việc phân bổ thời gian cho cả hai ngành. Nhiều người thắc mắc, khi học cùng lúc hai ngành, học lực ở cả hai ngành có đảm bảo đạt được loại tốt không. Tuy nhiên Duy cho rằng thành tích không quan trọng, quan trọng là có áp dụng được những thứ đã học vào công việc không.

Do đã code nhiều trong quãng thời gian học, nên những lúc thực hiện đồ án, Duy đảm nhiệm phần thiết kế chương trình và phân công cho các bạn code, một phần để các bạn có cơ hội code nhiều, một phần cũng ‘đua đòi’ tập làm công tác quản lý dự án. Lợi thế đặc biệt khi học tại Aptech là nhóm của Duy luôn được học các công nghệ mới nhất trong lĩnh vực lập trình, đồng thời trau dồi kĩ năng làm việc và kinh nghiệm chuyên môn từ chính các thầy cô giáo là chuyên gia cấp cao trong ngành, nên đã quen với những va vấp thực tế và biết cách tìm giải pháp khắc phục.

Hiện nay, dù đang là sinh viên năm cuối tại KHTN và Aptech, Duy đã đi làm chính thức tại Công ty Fujinet Systems JSC. Trong tương lai, Duy định hướng làm BSE Kỹ sư cầu nối, vì mình thích giao tiếp với người nước ngoài đồng thời làm BSE mình còn học được về nghiệp vụ chứ không chỉ là code, bởi code chỉ là một phần nhỏ của lập trình.

Thực tế, khi bước chân vào các doanh nghiệp, chắc chắn ai cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình làm việc, chẳng hạn như chạy deadline. Vào những ngày bàn giao sản phẩm, Duy phải làm việc liên tục, xuyên suốt từ sáng đến gần 11h tối. Áp lực có, căng thẳng có, nhưng khi được sống trọn vẹn cho đam mê, mình nghĩ không có gì đáng quý hơn.

Từ những bài học của bản thân, Duy khuyến khích các bạn trẻ, nếu có đam mê với lập trình, hãy mạnh dạn và quyết tâm theo đuổi nó. Vì bạn sẽ không biết cuộc sống của bạn có nhiều động lực và ý nghĩa thế nào khi được gắn bó với những điều mà bạn thực sự yêu thích!

Aptech - Tập đoàn tiên phong của Ấn Độ về giáo dục và đào tạo CNTT với hơn 3.500 cơ sở vận hành tại 40 quốc gia trên thế giới và NCC Education - đơn vị cấp bằng của chính phủ Anh, đào tạo CNTT và kinh doanh liên kết đào tạo chương trình ACCP - L5 (DC) cho sinh viên Việt Nam.

Theo học chương trình ACCP –L5 (DC), sinh viên có thể nhận song bằng quốc tế với học phí bằng 1/8 du học; đào tạo song hành thực tế với trên 400 giờ thực hành trong tổng số 780 giờ học, theo “đơn đặt hàng” của doanh nghiệp.

Sinh viên được tiếp cận công nghệ mới tương tự tại quốc gia phát triển trên thế giới, bao gồm: IoT (Internet of Things), BigData, Điện toán Đám mây, “Hacker Mũ trắng”, “thám tử máy tính”…

Tìm hiểu thêm về chương trình Lập Trình Quốc Tế của Aptech tại đây: http://aptechvietnam.vn/