Đã chốt phương án 3 mức điểm sàn

(Dân trí) - Hội đồng điểm sàn của Bộ GD-ĐT vừa chính thức đưa ra mức điểm sàn tuyển sinh năm 2014. Theo đó, mức điểm sàn hệ Đại học năm 2014 như sau: với các khối A, A1, C và D: 3 mức điểm sàn là 13, 14, 17. Khối B: 3 mức điểm sàn là: 14, 15, 18. Hiện Bộ GD đang họp báo về công bố tiêu chí đảm bảo chất lượng tuyển sinh 2014. <i>Dân trí</i> sẽ sớm thông tin đến bạn đọc.

Đối với hệ Cao đẳng, có duy nhất một mức điểm sàn. Theo đó, điểm sàn các khối A, A1, C và D: 10 điểm. Khối B: 11 điểm.

Phiên họp Hội đồng Tư vấn Điểm sàn sáng nay 8/8
Phiên họp Hội đồng Tư vấn Điểm sàn sáng nay 8/8.

 
Đúng 8h30 phút, Hội đồng bắt đầu làm việc kín và dự kiến kết thúc vào lúc 9h30. Sau khi kết thúc buổi họp, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức họp báo công bố phương án lựa chọn.

9h22 phút, một ủy viên của Hội đồng Tư vấn Điểm sàn vừa tiết lộ, cuộc họp sắp kết thúc và phương án điểm sàn được lựa chọn sẽ được công bố.

Trước đó, trao đổi với Dân trí trước khi vào họp kín Hội đồng Tư vấn Điểm sàn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: Năm nay Bộ GD-ĐT đưa ra hai phương án điểm sàn để Hội đồng thảo luận. Mặc dù chỉ có hai phương án nhưng chắc chắn việc thảo luận sẽ dài hơn vì phải xác định 3 mức điểm sàn.

Thống kê đối với khối A, ở mức 13,0 điểm có hơn 250.000 thí sinh đạt trong khi chỉ tiêu chỉ là 150.000 như vậy dư 101.650 thí sinh. Hệ số dư là 1,68; Ở mức 13,5 thì có hơn 230.000 thí sinh đạt dự khoảng 86.000 so với chỉ tiêu. Hệ số dư là 1,58; Ở mức 14,0 thì hệ số dư chỉ là 1,48.
 
Hai phương án mà Bộ GD-ĐT đưa ra để thảo luận dường như không thay đổi đối với mức điểm sàn dưới khối A, B và D so với năm trước. Khối A1 được đề xuất ở mức 14,0 và khối C giảm xuống còn 13,0. Tuy nhiên, việc quyết định mức điểm sàn như thế nào sẽ được quyết định sau khi Hội đồng kết thúc cuộc họp.
 
Nguồn tin riêng của Dân trí cho biết, do điểm thi của tất cả các khối thi có phân bổ rất gần chuẩn, các giá trị Trung bình, Trung vị, Mode gần trùng với nhau nên Bộ GD-ĐT đề xuất lấy giá trị Trung vị, từ đó có thể ước lượng được khoảng 50% số thí sinh đạt chất lượng từ trung bình trở lên) để làm phương án xuất phát cho mức tối thiểu đối với ĐH.

Vùng phân bố cụ thể như sau: khối A, điểm Trung bình 13,72; Trung vị 13,5; điểm đạt nhiều nhất 14,0.

Khối A1 lần lượt là 14,64; 14,5; 14,5.
Khối B là 14,31; 14,5; 15,0.
Khối C là 12,77; 12,5; 11,0.
Khối D1 là 13,8; 13,5; 13,5.
 
Một ủy viên của Hội đồng tâm sự với Dân trí trước khi bước vào cuộc họp: Việc xác định 3 mức điểm sàn ở mỗi phương án không phải là điều gì đó đặc biệt. Tôi tin chắc nhiều trường sẽ chọn mức điểm sàn thấp nhất nhưng đưa ra mức điểm chuẩn cao. Sở dĩ họ chọn thấp nhất để đảm bảo sự an toàn. Điều tôi muốn thảo luận ở đây là mức điểm ưu tiên dành cho các khu vực như thế nào để phù hợp cho mỗi vùng miền.
 
Theo thông tin riêng của
 
Theo thông tin riêng của Dân trí, mức điểm sàn tối thiểu của hai phương án mà Bộ GD-ĐT đưa ra vẫn trong phạm vi từ 13-15 điểm. Từ mức điểm sàn tối thiểu này Hội đồng sẽ các định thêm hai mức điểm sàn cao hơn để các trường lựa chọn. Mức điểm sàn ở mức cao nhất được đề xuất đưa ra là 18,0 nghĩa là cao hơn điểm sàn thấp nhất khoảng 5 điểm.
 
Hội đồng xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào để xét tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay gồm 33 thành viên. Phần lớn các thành viên thuộc Hội đồng xét duyệt điểm sàn trước đây đều có mặt, năm nay Bộ GD-ĐT mở rộng đưa thêm một số thành viên đến từ các trường khối ngoài công lập. Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, Phó Chủ tịch Hội đồng là ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) và ông Đặng Quang Việt - Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục ĐH. Các ủy viên đến từ các trường ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TPHCM, ĐH Thái Nguyên, ĐH Đà Nẵng, ĐH Huế, ĐH Vinh, ĐH Quy Nhơn, ĐH Cần Thơ, ĐH Tây Bắc, ĐH Tây Nguyên... Ủy viên đến từ các trường ngoài công lập gồm: ĐH Thăng Long, ĐH Thành Đô, ĐH Duy Tân, ĐH Hồng Bàng, ĐH Lạc Hồng. Bên cạnh đó, cũng xuất hiện một số ủy viên đến từ các trường CĐ.
 
 
Nhiều thí sinh lo lắng, căng thẳng bước vào môn thi Toán. (Ảnh: Nguyễn Duy)
Sáng nay 8/8, Hội đồng tư vấn điểm sàn của Bộ GD-ĐT sẽ họp để quyết định điểm sàn kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014. Trong ảnh: Thí sinh dự thi đại học năm 2014. (Ảnh: Doãn Hòa)
 

* * *
 
Theo dữ liệu điểm thi Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục tổng kết đến ngày 7/8 khi tất cả các trường ĐH, CĐ đã công bố điểm, mức điểm xét tuyển cao nhất và mức thấp nhất nếu quy chiếu theo những tỉ lệ phần trăm thí sinh đạt được khác nhau có thể chênh đến 5-7 điểm ở cùng khối thi. Việc đưa ra hai phương án dựa trên phổ điểm của các khối thi, điểm ưu tiên, độ dịch chuyển...
 
Theo thống kê của Cục khảo thí, ở khối A, nếu tính mức điểm mà 20% thí sinh đạt được là từ 18 điểm trở lên, 30% thí sinh đạt được từ mức 16,5 điểm, hơn 50% thí sinh đạt được từ mức 13,5 điểm, 60% thí sinh đạt được từ 12,5 điểm trở lên. Đối với khối A1, khoảng 20% thí sinh đạt 19 điểm trở lên, 30% thí sinh đạt từ mức 17,5 điểm, 50% thí sinh đạt từ 13,5 điểm.
Ở khối B, 20% thí sinh đạt 18,5 điểm trở lên, 30% thí sinh đạt từ mức 17 điểm, 60% thí sinh đạt từ mức 13-13,5 điểm. Còn riêng khối C có 20% thí sinh đạt từ 17 điểm trở lên, 30% thí sinh đạt từ mức 15,5 điểm, 60% thí sinh đạt từ mức 11,5 điểm.
 
Khối D có 20% thí sinh đạt 18 điểm trở lên, 30% thí sinh đạt từ mức 16,5 điểm và mức điểm 60% thí sinh đạt được là từ 12,5-13 điểm.
Bộ GD-ĐT cho biết, khi phân chia nhiều mức điểm xét tuyển cơ bản thì các trường sẽ cân nhắc lựa chọn để khẳng định uy tín của trường.
 
Nguồn tin riêng của Dân trí cho biết, phổ điểm của các khối thi năm nay khá đẹp. Có khối thi gần đạt đối xứng tuyệt đối. Qua đây cho thấy, công tác ra đề thi năm nay rất tốt phù hợp với phần lớn thí sinh và có sự phân loại thí sinh học lực khá, giỏi rõ nét.
 
Nguyễn Hùng