Công tác xã hội - nghề còn thiếu nguồn nhân lực

Trường Thịnh

(Dân trí) - Công tác xã hội là một ngành nghề có vị trí quan trọng trong xã hội cũng như nền kinh tế. Học viện Phụ nữ Việt Nam là một cơ sở đã và đang đào tạo ngành này được 8 khóa cử nhân và 3 khóa thạc sĩ.

Với định hướng đào tạo ứng dụng, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm sẽ giúp sinh viên có nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc và các kỹ năng cần thiết cũng như những trải nghiệm thực tế để sinh viên có thể thực hành nghề nghiệp ngay trong thời gian học và nhanh chóng có việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp.

Bạn Đoàn Hữu Vinh - Cựu sinh viên ngành CTXH hiện là Bí thư đoàn phường Hà Khẩu, TP Hạ Long, Quảng Ninh chia sẻ: Với những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc được thu nhận trong quá trình học tập tại khoa Công tác xã hội, tôi đã áp dụng tốt vào công việc hiện tại và cảm nhận mình ngày càng trưởng thành hơn trong công việc và cuộc sống.

Công tác xã hội - nghề còn thiếu nguồn nhân lực - 1
Đoàn Hữu Vinh - Cử nhân CTXH, Học viện PNVN thực hành nghề nghiệp tại địa phương.

Công tác xã hội là gì?

Công tác xã hội là một ngành nghề với sứ mệnh giúp đỡ, hỗ trợ, chăm sóc những người không may mắn, có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong cộng đồng, nhằm giúp họ hòa nhập và có cuộc sống tốt hơn. Những chuyên viên và các tổ chức Công tác xã hội xuất hiện ở bất kỳ nơi nào gặp khó khăn với nhiệt huyết và mục tiêu hàn gắn những rạn nứt của xã hội, hướng tới một thế giới công bằng, nhân ái và nhân văn hơn. Chính vì thế, hoạt động công tác xã hội hiện diện ở khắp nơi trên thế giới, bất kỳ đâu có những người cần được giúp đỡ, ở đó có mặt của các tổ chức công tác xã hội.

Công tác xã hội - nghề còn thiếu nguồn nhân lực - 2
Sinh viên ngành Công tác xã hội hoạt động ngoại khóa.

Học ngành Công tác xã hội là học gì?

Đối tượng được chăm sóc, phục vụ của ngành Công tác xã hội đều là những cá nhân, những cộng đồng cần được chăm sóc sức khỏe, được hỗ trợ sinh kế/giảm nghèo, được bảo vệ, che chở, tham vấn, tư vấn… Chính vì vậy, ngoài kiến thức chuyên ngành, nhân viên Công tác xã hội được đào tạo nhiều về đạo đức nghề và các kỹ năng mềm như: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết phục…đảm bảo điều kiện cho sinh viên tốt nghiệp có nghề nghiệp và thu nhập ổn định. Không chỉ vậy, sau khi tốt nghiệp ngành Công tác xã hội, với khối lượng kiến thức và kỹ năng được đào tạo, ngoài việc thực hành nghề bạn còn có thể tiếp tục học ở các bậc học cao hơn như thạc sĩ tại Học viện Phụ nữ Việt Nam hoặc học tiến sĩ ở trong nước hoặc ở nước ngoài để phát triển năng lực bản thân.

Công tác xã hội - nghề còn thiếu nguồn nhân lực - 3
Sinh viên HVPNVN giao lưu với ngài David Devine, Đại sứ Canada tại Việt Nam.

Học Công tác xã hội ra trường sẽ làm gì?

Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Công tác xã hội có thể công tác trong các tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội, tổ chức đoàn thể quần chúng ở các cấp từ trung ương đến địa phương;

Cán bộ thực hành Công tác xã hội trong trường học;

Làm Công tác xã hội tại các bệnh viện;

Làm việc với cộng đồng ở thành thị và nông thôn;

Làm việc trong các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, các trung tâm, dự án phát triển xã hội; Làm việc trực tiếp tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo có liên quan đến ngành Công tác xã hội…

Cử nhân tốt nghiệp ngành CTXH có cơ hội việc làm khá rộng mở, bạn Chu Thị Ngọc, Thủ khoa tốt nghiệp khóa 2 ngành CTXH hiện đang làm việc tại Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng tâm lý giáo dục Khánh An cho biết: Hiện nay mình đang đóng nhiều vai khác nhau: Giáo viên dạy Kỹ năng sống; Giáo viên can thiệp tâm lý; Giáo viên tiếng Anh cho trẻ đặc biệt hay chuyên viên tư vấn tâm lý qua tổng đài, MC chương trình thiếu nhi… Đó có thể là công việc chính hoặc công việc phụ, có thể là hoạt động thiện nguyện để gieo duyên, cũng có thể là một công việc tự do vào những lúc rảnh rỗi hoặc những ngày cuối tuần để vừa tăng niềm vui, vừa tăng thu nhập. Sau tất cả, mình luôn biết ơn Học viện Phụ nữ Việt Nam, ngôi nhà ươm mầm cho ước mơ của mình được nảy mầm và phát triển.

Công tác xã hội - nghề còn thiếu nguồn nhân lực - 4
Cử nhân CTXH Chu Ngọc với công việc yêu thích của mình.

Năm học 2021-2022, Học viện Phụ nữ Việt Nam tuyển sinh 70 chỉ tiêu ngành Công tác xã hội theo các hình thức xét tuyển thẳng, xét học bạ và xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2021.

Ngoài ngành Công tác xã hội, năm 2021 Học viện còn tuyển sinh các ngành Quản trị kinh doanh; Giới và phát triển; Luật; Luật kinh tế; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Kinh tế; Tâm lý học; Truyền thông đa phương tiện; Công nghệ thông tin và ngành Xã hội học theo các hình thức xét tuyển thẳng, xét học bạ và xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2021.

Công tác xã hội - nghề còn thiếu nguồn nhân lực - 5

Thí sinh có thể nộp hồ sơ theo đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Phòng tuyển sinh, Học viện Phụ nữ Việt Nam, số 68 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Điện thoại 0437.751.750.

Email: tuyensinh@vwa.edu.vn

Fanpage: TUYENSINHHOCVIENPHUNUVN

Nộp hồ sơ xét tuyển trực tuyến tại: https://xettuyen.hvpnvn.edu.vn

Điện thoại: (024) 38.355.243 hoặc 097 734 798.