Công nghệ 4.0 thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy - học các môn khoa học xã hội

(Dân trí) - Năm học 2018 - 2019, nhiều địa phương trên cả nước đã đẩy mạnh ứng dụng Phần mềm thiết kế bài giảng Smartschool trong việc đổi mới phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá đối với môn Lịch sử và bước đầu đã mang lại những hiệu quả tích cực.

Những chuyển biến tích cực

Sau một năm học triển khai ứng dụng Phần mềm thiết kế bài giảng Smartschool, ở nhiều trường học trên cả nước đã có những chuyển biến tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy và học môn Lịch sử. Tại một số địa phương như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Tuyên Quang, Nam Định… qua quá trình ứng dụng thực tế, nhiều giáo viên ở các cấp học từ Tiểu học, THCS đến THPT đã sử dụng hiệu quả Phần mềm để đưa vào giảng dạy.

Thực tế giảng dạy cho thấy, Phần mềm đã đáp ứng, hỗ trợ tích cực cho giáo viên cũng như học sinh trong hoạt động dạy và học. Bên cạnh đó, thông qua việc sử dụng phần mềm, kỹ năng CNTT của giáo viên cũng không ngừng được cải thiện và nâng cao. Cô Nguyễn Thị Xuân - giáo viên Trường THPT Ỷ La (Tuyên Quang) cho biết: “Đây là công cụ hỗ trợ rất đắc lực trong quá trình soạn bài của giáo viên cũng như dạy học cho học sinh. Bài giảng sẽ trở nên phong phú, hấp dẫn, tạo sự hứng thú cho học sinh trong việc học môn Lịch sử”.

Cũng đồng tình với quan điểm đó, cô Lê Thị Huyền (Trường THPT Sơn Tây, Hà Nội) - cho biết thêm: “Có Phần mềm thiết kế bài giảng Smartschool, việc soạn giáo án của giáo viên thuận lợi hơn rất nhiều. Các tài liệu như video, hình ảnh, lược đồ… liên quan đến nội dung tiết học đều đã được cập nhật trên phần mềm. Giáo viên chỉ cần lựa chọn các tư liệu phù hợp đưa vào bài giảng của mình sẽ có được bài giảng sinh động, hấp dẫn học sinh hơn. Các tiết học được thiết kế khoa học, có nhiều video, hình ảnh sinh động, lôi cuốn học sinh vào bài học. Vì thế việc tiếp thu kiến thức lịch sử của học sinh cũng dễ dàng hơn rất nhiều”.

Với việc ứng dụng công nghệ 4.0, những tiết học lịch sử được mềm mại hơn, không khí buổi học khác hẳn với phương pháp truyền thống cô giảng trò chép bấy lâu nay. Học sinh được tìm hiểu kiến thức thông qua bản đồ, lược đồ, video với âm thanh, hình ảnh sinh động, sau đó được giáo viên hướng dẫn làm nhóm, thuyết trình theo chủ đề, tạo nên sự hứng thú cho học sinh.

Công nghệ 4.0 thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy - học các môn khoa học xã hội - 1
Học sinh lớp 7 một Trường THCS tại Hà Nội thuyết trình trong tiết học Lịch sử ứng dụng CNTT.

Thực tế ứng dụng ở trường THCS Chu Văn An, quận Tây Hồ, Hà Nội, các em rất hào hứng khi được tham gia một tiết học sử dụng công nghệ thông tin: “Việc sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Lịch sử rất thú vị, con được tiếp xúc với những kiến thức mới bổ ích và đặc biệt con rất thích các clip hoạt hình về lịch sử có trong bài học. Hơn nữa, chúng con được rèn luyện khả năng thuyết trình và kỹ năng thu thập xử lý thông tin, con rất thích những giờ học như thế này.” - một học sinh chia sẻ.

Tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ 4.0

Tiếp nối những thành công đối với môn Lịch sử, công nghệ 4.0 tiếp tục được triển khai ứng dụng vào việc đổi mới phương pháp dạy - học các môn Địa lí, Đạo đức - Giáo dục công dân và các môn học khác trong chương trình giáo dục phổ thông.

Trong môn Địa lí, hệ thống giáo án điện tử mở, tích hợp các học liệu đa phương tiện (tranh ảnh, video, lược đồ, bản đồ, biểu đồ, infographic…) giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, và giúp học sinh hứng thú hơn với môn Địa lí. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin mở rộng, chỉ dẫn địa lí góp phần hỗ trợ giáo viên trong việc dạy học môn Địa lí nói chung, địa lí địa phương nói riêng. Thông qua việc sử dụng các tài liệu trong thư viện trải nghiệm về chỉ dẫn địa lí, học sinh có thể tìm hiểu và đánh giá đúng tiềm năng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thực trạng kinh tế - xã hội của địa phương, từ đó giúp học sinh có thể vận dụng vào thực tế, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế, tham gia xây dựng quê hương giàu đẹp.

Giới thiệu bộ giải pháp Smartschool 4.0

Với môn Đạo đức - Giáo dục công dân, hệ thống bài giảng, thư viện số (tranh ảnh, video…), phù hợp với nội dung chương trình và lứa tuổi, góp phần phát triển năng lực thực hành và kỹ năng sống cho học sinh. Ngoài ra, những video tình huống theo từng bài học được tích hợp trong phần mềm cũng góp phần tạo sự hứng thú cũng như giúp học sinh có thể dễ dàng vận dụng trong những tình huống ứng xử thực tế trong cuộc sống.

Công nghệ 4.0 thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy - học các môn khoa học xã hội - 2
Các tình huống thực tế theo bài học trong môn Đạo đức - Giáo dục công dân.

Như vậy, từ những thành quả bước đầu, phần mềm Smartschool tiếp tục hoàn thiện, phát triển nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy - học các môn khoa học xã hội khác như Địa lí và Đạo đức - Giáo dục công dân, và hướng tới phục vụ tất cả các môn học khác trong chương trình giáo dục phổ thông. Việc ứng dụng phần mềm dạy học thay cho phấn trắng, bảng đen trên bục giảng, từng bước số hóa dữ liệu và đổi mới phương pháp sẽ là mục tiêu mà ngành giáo dục Việt Nam cần hướng đến nhằm đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm