Khánh Hòa:

Cầu bị cuốn trôi, học sinh thành phố phải đi học bằng thuyền

(Dân trí) - Câu chuyện tưởng chừng như khó tin này đang diễn ra hàng ngày ở TP Nha Trang (Khánh Hòa) sau khi một cây cầu gỗ bị nước lũ trên sông Cái cuốn trôi hơn 10 ngày nay. Hiện cầu gỗ chưa được khắc phục và tình trạng học sinh đến trường bằng thuyền chưa biết kéo dài bao lâu.

Sống ở thành phố, học sinh vẫn đi học bằng thuyền

Hàng chục học sinh trường THCS Cao Thắng (xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang, Khánh Hòa) hiện đang đi học bằng thuyền sau khi cầu gỗ Phú Kiểng bị nước lũ trên sông Cái cuốn trôi hơn 10 ngày nay
Hàng chục học sinh trường THCS Cao Thắng (xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang, Khánh Hòa) hiện đang đi học bằng thuyền sau khi cầu gỗ Phú Kiểng bị nước lũ trên sông Cái cuốn trôi hơn 10 ngày nay
Trưa 17/11, nhiều học sinh trường THCS Cao Thắng vẫn đang đợi thuyền từ người thân ở phía bắc sông Cái qua đón sau buổi học. Đây là những học sinh ở 3 thôn: Xuân Ngọc, Hòn Nghê 1, Hòn Nghê 2 (xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang), sinh sống ở phía bắc sông Cái - Nha Trang
Trưa 17/11, nhiều học sinh trường THCS Cao Thắng vẫn đang đợi thuyền từ người thân ở phía bắc sông Cái qua đón sau buổi học. Đây là những học sinh ở 3 thôn: Xuân Ngọc, Hòn Nghê 1, Hòn Nghê 2 (xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang), sinh sống ở phía bắc sông Cái - Nha Trang
Theo các em học sinh, từ ngày cầu bị cuốn trôi, việc đi học bị ảnh hưởng nhiều, lịch sinh hoạt bị đảo lộn vì phải đi sớm hơn 15 đến 30 phút vì cách sông trở đò
Theo các em học sinh, từ ngày cầu bị cuốn trôi, việc đi học bị ảnh hưởng nhiều, lịch sinh hoạt bị đảo lộn vì phải đi sớm hơn 15 đến 30 phút vì cách sông trở đò
Dù sống ở thành phố nhưng nhiều em học sinh ở Nha Trang vẫn đi học bằng thuyền. Câu chuyện khó tin này đang diễn ra hàng ngày ở thành phố du lịch nổi tiếng
Dù sống ở thành phố nhưng nhiều em học sinh ở Nha Trang vẫn đi học bằng thuyền. Câu chuyện khó tin này đang diễn ra hàng ngày ở thành phố du lịch nổi tiếng
Ông Nguyễn Tuấn Khanh (46 tuổi, thôn Xuân Ngọc, xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang), một phụ huynh cho biết, từ ngày cầu gỗ bị cuốn trôi, ông tạm gác công việc để đưa 2 đứa con và 3 đứa cháu đi học bằng thuyền của gia đình. Tôi phải bỏ công việc làm ăn để đưa con đi học cho đảm bảo, an toàn. Mỗi ngày tôi phải chạy qua lại lại 8 chuyến, ngoài các buổi học chính thì các cháu còn có các buổi học phụ, ông Khanh - tâm sự.
Ông Nguyễn Tuấn Khanh (46 tuổi, thôn Xuân Ngọc, xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang), một phụ huynh cho biết, từ ngày cầu gỗ bị cuốn trôi, ông tạm gác công việc để đưa 2 đứa con và 3 đứa cháu đi học bằng thuyền của gia đình. "Tôi phải bỏ công việc làm ăn để đưa con đi học cho đảm bảo, an toàn. Mỗi ngày tôi phải chạy qua lại lại 8 chuyến, ngoài các buổi học chính thì các cháu còn có các buổi học phụ", ông Khanh - tâm sự.

Ngoài các em đi học bằng thuyền thì cũng có nhiều em gia đình không có thuyền nên chui hầm tàu hỏa này để đi qua cầu sắt sông Cái để đến trường. Tình trạng này diễn ra sau khi cầu gỗ Phú Kiểng (xã Vĩnh Ngọc) bị cuốn trôi trong đợt mưa lũ hồi đầu tháng 11. Ông Hồ Văn An, cán bộ gác cầu sắt sông Cái - Nha Trang, cho biết, quy định ngành Đường sắt nghiêm cấm người dân chui qua hầm vì rất nguy hiểm

Ngoài các em đi học bằng thuyền thì cũng có nhiều em gia đình không có thuyền nên chui hầm tàu hỏa này để đi qua cầu sắt sông Cái để đến trường. Tình trạng này diễn ra sau khi cầu gỗ Phú Kiểng (xã Vĩnh Ngọc) bị cuốn trôi trong đợt mưa lũ hồi đầu tháng 11. Ông Hồ Văn An, cán bộ gác cầu sắt sông Cái - Nha Trang, cho biết, quy định ngành Đường sắt nghiêm cấm người dân chui qua hầm vì rất nguy hiểm


Do nhận thấy sự nguy hiểm khi học sinh chui hầm tàu hỏa nên UBND xã Vĩnh Ngọc (TP Nha Trang), cùng Trường THCS Cao Thắng đã kiến nghị một doanh nghiệp du lịch ở dưới cầu sắt mở lối đi tắt cho học sinh, để khỏi phải chui hầm tàu hỏa đến trường. Hiện mỗi ngày khu du lịch này đã mở 4 đợt cho giáo viên và học sinh qua lại

Do nhận thấy sự nguy hiểm khi học sinh chui hầm tàu hỏa nên UBND xã Vĩnh Ngọc (TP Nha Trang), cùng Trường THCS Cao Thắng đã kiến nghị một doanh nghiệp du lịch ở dưới cầu sắt mở lối đi tắt cho học sinh, để khỏi phải chui hầm tàu hỏa đến trường. Hiện mỗi ngày khu du lịch này đã mở 4 đợt cho giáo viên và học sinh qua lại

Tuy nhiên, dù đã được đi tắt, không chui qua hầm tàu hỏa nhưng học sinh vẫn băng qua đường sắt hàng ngày, tiềm ẩn nguy hiểm
Tuy nhiên, dù đã được đi tắt, không chui qua hầm tàu hỏa nhưng học sinh vẫn băng qua đường sắt hàng ngày, tiềm ẩn nguy hiểm

Hai học sinh đang chờ cho tàu hỏa chạy qua để tiếp tục đến trường. Mong muốn của người dân lúc này là có một cây cầu kiên cố để không còn tình trạng con em đi học bằng thuyền, chui hầm tàu hỏa mỗi khi cầu gỗ bị cuốn trôi. Theo UBND xã Vĩnh Ngọc, quy hoạch xây cầu kiên cố đã có từ lâu nhưng hiện dự án vẫn đang còn trên giấy, chưa khởi động

Hai học sinh đang chờ cho tàu hỏa chạy qua để tiếp tục đến trường. Mong muốn của người dân lúc này là có một cây cầu kiên cố để không còn tình trạng con em đi học bằng thuyền, chui hầm tàu hỏa mỗi khi cầu gỗ bị cuốn trôi. Theo UBND xã Vĩnh Ngọc, quy hoạch xây cầu kiên cố đã có từ lâu nhưng hiện dự án vẫn đang còn trên giấy, chưa khởi động


Ông Hồ Văn An, cán bộ gác cầu sắt sông Cái - Nha Trang, cho biết, mong muốn sớm có giải pháp để không còn tình trạng học sinh chui hầm tàu hỏa đến trường. Theo ông, hiện nay sau khi du lịch mở đường đi tắt, học sinh đã không còn chui hầm tàu hỏa nhưng cũng có trường hợp các em đi học thêm về muộn, đường tắt bị khóa nên không còn cách nào khác là chui hầm

Ông Hồ Văn An, cán bộ gác cầu sắt sông Cái - Nha Trang, cho biết, mong muốn sớm có giải pháp để không còn tình trạng học sinh "chui" hầm tàu hỏa đến trường. Theo ông, hiện nay sau khi du lịch mở đường đi tắt, học sinh đã không còn chui hầm tàu hỏa nhưng cũng có trường hợp các em đi học thêm về muộn, đường tắt bị khóa nên không còn cách nào khác là chui hầm

Học sinh Nha Trang chui hầm tàu hỏa, băng đường sắt đến trường

Viết Hảo

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm