Cần công khai rộng rãi kết quả kiểm định dạy nghề
Thông tin về kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề cần được sớm công bố công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người học, nhà tuyển dụng lao động được biết để có thể so sánh, lựa chọn, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, khẳng định thương hiệu và nâng cao chất lượng dạy nghề.
Còn xem nhẹ vai trò kiểm định
Tại lễ công bố kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề tổ chức mới đây, Cục trưởng Cục Kiểm định chất lượng dạy nghề (Tổng Cục Dạy nghề, Bộ LĐTBXH) Phạm Vũ Quốc Bình cho rằng, tự kiểm định chất lượng dạy nghề là cơ sở để đánh giá chất lượng giảng dạy của các cơ sở dạy nghề, nhưng nhiều trường nghề còn xem nhẹ vai trò của công tác này.
Ví dụ, năm 2013, chỉ có 275 cơ sở dạy nghề trên tổng số 1.341 cơ sở dạy nghề trên toàn quốc gửi báo cáo kết quả tự kiểm định dạy nghề. Trên cơ sở đó, Tổng cục Dạy nghề đã lựa chọn 42 cơ sở dạy nghề để thẩm định chất lượng dạy nghề, nhưng có 7 cơ sở xin hoãn kiểm định với lý do kiện toàn tổ chức, thuê địa điểm...
Trong tổng số 35 trường được kiểm định, nhiều trường chỉ đạt từ 20-30/100 điểm. Điều này cho thấy chất lượng các trường nghề chưa đồng đều, còn có sự chênh lệch giữa các vùng, miền.
Có thể thấy nhiều cơ sở dạy nghề vẫn thờ ơ và quan niệm rằng kiểm định chất lượng dạy nghề là hoạt động thanh tra nên không quan tâm, thậm chí còn né tránh.
Bên cạnh đó, còn có những lý do khiến công tác kiểm định chưa đạt được kết quả như mong muốn. Cụ thể, đội ngũ kiểm định viên tuy đã được hình thành, nhưng còn thiếu và yếu. Hầu hết kiểm định viên được huy động từ các cơ sở dạy nghề, tuy có kinh nghiệm về giảng dạy và quản lý trường học, nhưng lại thiếu các kiến thức và kỹ năng cần thiết trong quá trình kiểm định.
Mặt khác, hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn, quy trình kiểm định tuy đã được ban hành, nhưng còn phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện để phù hợp hơn với đặc thù của các cơ sở dạy nghề. Chưa có nhiều các tổ chức kiểm định có năng lực trong khi số lượng cơ sở dạy nghề cần kiểm định hằng năm rất lớn, chưa có chính sách khuyến khích các cơ sở dạy nghề đạt chuẩn kiểm định chất lượng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các trường chưa thực sự chú trọng đến công tác kiểm định.
Cần công khai rộng rãi
Trao đổi về những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm định để thu hút sự tham gia của các trường, ông Nguyễn Bình Minh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Điện cho rằng, thông tin về kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề cần được sớm công bố công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người học, nhà tuyển dụng lao động được biết để có thể so sánh, lựa chọn, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, khẳng định thương hiệu và nâng cao chất lượng dạy nghề.
Có thể yêu cầu các trường công bố bản báo cáo kết quả tự kiểm định lên website của nhà trường để những đối tượng liên quan xem xét và góp ý kiến điều chỉnh.
Mặt khác, để thu hút sự tham gia của đông đảo các cơ sở dậy nghề cần có chế độ ưu đãi phù hợp như các cơ sở dạy nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng sẽ được hưởng những chính sách như: Thụ hưởng các dự án đầu tư cho hoạt động dạy nghề, ưu tiên tập trung đầu tư về nghề trọng điểm, trường trọng điểm, đặt hàng dạy nghề, cho người học vay vốn học nghề, giới thiệu việc làm trong nước hoặc xuất khẩu lao động.
Nhận xét về hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu Phùng Đức Vinh cho biết, cần xem xét lại tiêu chí đánh giá về thư viện do có yêu cầu quá cao đối với trường cao đẳng nghề, đồng thời thiếu hợp lý so với thực tế. Vì hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, sinh viên có thể truy cập vào internet ở bất cứ đâu bằng các thiết bị cá nhân để tham khảo tài liệu, giáo trình mà không cần phải ngồi tại thư viện nhiều.
Cho nên việc đầu tư vào thư viện có diện tích rộng lớn, với nhiều máy tính để bàn gây nên sự lãng phí lớn.
Cũng theo ông Phùng Đức Vinh, các hướng dẫn đánh giá chỉ số đã cụ thể hơn năm 2008 nhưng còn mang tính hành chính, dẫn đến tình trạng chỉ chú trọng đến báo cáo thực hiện và chưa chú trọng đến hoạt động thực tế đang diễn ra ở đơn vị, chưa thể hiện được sự đa dạng và cụ thể hóa hoạt động của từng trường.
Sắp tới, Tổng cục Dạy nghề sẽ phối hợp với Sở LĐTBXH các địa phương triển khai công tác kiểm định chất lượng dạy nghề hàng năm cho các cơ sở dạy nghề trên địa bàn, coi đó là một trong những tiêu chí phát triển trường nghề chất lượng cao, đầu tư nghề trọng điểm.
Tổng cục cũng lựa chọn trong số các trường đã đạt kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề ở cấp độ 3 để tiếp tục tiến hành thử nghiệm hệ thống kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.
Tại lễ công bố kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề tổ chức mới đây, Cục trưởng Cục Kiểm định chất lượng dạy nghề (Tổng Cục Dạy nghề, Bộ LĐTBXH) Phạm Vũ Quốc Bình cho rằng, tự kiểm định chất lượng dạy nghề là cơ sở để đánh giá chất lượng giảng dạy của các cơ sở dạy nghề, nhưng nhiều trường nghề còn xem nhẹ vai trò của công tác này.
Ví dụ, năm 2013, chỉ có 275 cơ sở dạy nghề trên tổng số 1.341 cơ sở dạy nghề trên toàn quốc gửi báo cáo kết quả tự kiểm định dạy nghề. Trên cơ sở đó, Tổng cục Dạy nghề đã lựa chọn 42 cơ sở dạy nghề để thẩm định chất lượng dạy nghề, nhưng có 7 cơ sở xin hoãn kiểm định với lý do kiện toàn tổ chức, thuê địa điểm...
Trong tổng số 35 trường được kiểm định, nhiều trường chỉ đạt từ 20-30/100 điểm. Điều này cho thấy chất lượng các trường nghề chưa đồng đều, còn có sự chênh lệch giữa các vùng, miền.
Có thể thấy nhiều cơ sở dạy nghề vẫn thờ ơ và quan niệm rằng kiểm định chất lượng dạy nghề là hoạt động thanh tra nên không quan tâm, thậm chí còn né tránh.
Bên cạnh đó, còn có những lý do khiến công tác kiểm định chưa đạt được kết quả như mong muốn. Cụ thể, đội ngũ kiểm định viên tuy đã được hình thành, nhưng còn thiếu và yếu. Hầu hết kiểm định viên được huy động từ các cơ sở dạy nghề, tuy có kinh nghiệm về giảng dạy và quản lý trường học, nhưng lại thiếu các kiến thức và kỹ năng cần thiết trong quá trình kiểm định.
Mặt khác, hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn, quy trình kiểm định tuy đã được ban hành, nhưng còn phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện để phù hợp hơn với đặc thù của các cơ sở dạy nghề. Chưa có nhiều các tổ chức kiểm định có năng lực trong khi số lượng cơ sở dạy nghề cần kiểm định hằng năm rất lớn, chưa có chính sách khuyến khích các cơ sở dạy nghề đạt chuẩn kiểm định chất lượng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các trường chưa thực sự chú trọng đến công tác kiểm định.
Cần công khai rộng rãi
Trao đổi về những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm định để thu hút sự tham gia của các trường, ông Nguyễn Bình Minh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Điện cho rằng, thông tin về kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề cần được sớm công bố công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người học, nhà tuyển dụng lao động được biết để có thể so sánh, lựa chọn, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, khẳng định thương hiệu và nâng cao chất lượng dạy nghề.
Có thể yêu cầu các trường công bố bản báo cáo kết quả tự kiểm định lên website của nhà trường để những đối tượng liên quan xem xét và góp ý kiến điều chỉnh.
Mặt khác, để thu hút sự tham gia của đông đảo các cơ sở dậy nghề cần có chế độ ưu đãi phù hợp như các cơ sở dạy nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng sẽ được hưởng những chính sách như: Thụ hưởng các dự án đầu tư cho hoạt động dạy nghề, ưu tiên tập trung đầu tư về nghề trọng điểm, trường trọng điểm, đặt hàng dạy nghề, cho người học vay vốn học nghề, giới thiệu việc làm trong nước hoặc xuất khẩu lao động.
Nhận xét về hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu Phùng Đức Vinh cho biết, cần xem xét lại tiêu chí đánh giá về thư viện do có yêu cầu quá cao đối với trường cao đẳng nghề, đồng thời thiếu hợp lý so với thực tế. Vì hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, sinh viên có thể truy cập vào internet ở bất cứ đâu bằng các thiết bị cá nhân để tham khảo tài liệu, giáo trình mà không cần phải ngồi tại thư viện nhiều.
Cho nên việc đầu tư vào thư viện có diện tích rộng lớn, với nhiều máy tính để bàn gây nên sự lãng phí lớn.
Cũng theo ông Phùng Đức Vinh, các hướng dẫn đánh giá chỉ số đã cụ thể hơn năm 2008 nhưng còn mang tính hành chính, dẫn đến tình trạng chỉ chú trọng đến báo cáo thực hiện và chưa chú trọng đến hoạt động thực tế đang diễn ra ở đơn vị, chưa thể hiện được sự đa dạng và cụ thể hóa hoạt động của từng trường.
Sắp tới, Tổng cục Dạy nghề sẽ phối hợp với Sở LĐTBXH các địa phương triển khai công tác kiểm định chất lượng dạy nghề hàng năm cho các cơ sở dạy nghề trên địa bàn, coi đó là một trong những tiêu chí phát triển trường nghề chất lượng cao, đầu tư nghề trọng điểm.
Tổng cục cũng lựa chọn trong số các trường đã đạt kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề ở cấp độ 3 để tiếp tục tiến hành thử nghiệm hệ thống kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.
Theo Chinhphu.vn