Cách học đột phá để đạt 9 đến 10 điểm môn Vật lý kỳ thi THPTQG 2017

Chỉ còn 4 tháng nữa là đến kỳ thi THPTQG, hẳn nhiều em học sinh đang rất âu lo không biết làm thế nào để đạt được điểm 9, điểm 10 môn Vật lý? Để giúp các em tham gia kỳ thi đạt kết quả cao, chúng tôi đã liên hệ với thầy giáo Lê Hữu Mạnh, một chuyên gia luyện thi môn Lý lâu năm tại Hà Nội.

Thầy Lê Hữu Mạnh sinh năm 1974, tốt nghiệp khoa Vật lý trường Đại học sư phạm Hà Nội. Theo chia sẻ của thầy Mạnh, Vật lý là một môn học khó nhưng biết cách học thì các em vẫn có thể học tốt môn học này. Để thi THPTQG môn Vật lý đạt kết quả cao, ngoài việc nắm chắc kiến thức và cấu trúc đề thi, các em học sinh cần có phương pháp học tập phù hợp. Đề thi THPTQG môn Vật lý năm nay có 40 câu trắc nghiệm làm trong thời gian 50 phút, trong đó có đến 60-70% câu hỏi dễ, mục tiêu dùng để xét tốt nghiệp THPT, còn lại là những câu hỏi khó, mục tiêu giúp các trường Đại học phân loại học sinh để xét tuyển. Với kết cấu đề thi như vậy, phương án ôn tập tốt nhất cho các em là học thật chắc lý thuyết để lấy trọn điểm các câu hỏi dễ và cần có cách học đột phá để chinh phục các câu hỏi khó.

Thầy giáo Lê Hữu Mạnh.
Thầy giáo Lê Hữu Mạnh.

Đối với những câu hỏi dễ, thầy Mạnh thường hướng dẫn học trò học chắc kiến thức trọng tâm có trong SGK cơ bản lớp 12. Lập sơ đồ tư duy, hệ thống tính chất, nội dung của mỗi chuyên đề. Bên cạnh đó, thầy cũng thường xuyên lấy các ví dụ minh họa thực tế để các em hiểu rõ, nhớ lâu bản chất của các vấn đề, các hiện tượng vật lý. Ngoài ra, khi học lý thuyết ngoài việc phải thuộc nội dung của mỗi chuyên đề ,yêu cầu các em phải biết so sánh sự giống và khác nhau của một số hiện tượng, liên kết kiến thức các phần với nhau thì kiến thức các em mới sâu sắc và toàn diện. Ví dụ, khi học về sóng cơ và sóng điện từ, học trò cần nắm được tính chất giống nhau của hai loại sóng này: đều tuân theo quy luật truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ, giao thoa, nhiễu xạ… Sự khác nhau giữa hai loại sóng này nằm ở điểm: sóng điện từ truyền được vào chân không, sóng cơ thì không; hoặc tốc độ truyền sóng của sóng cơ chỉ phụ thuộc vào bản chất môi trường còn tốc độ truyền của sóng điện từ phụ thuộc vào cả bản chất môi trường và tần số sóng; sóng cơ có thể là sóng ngang hay sóng dọc, còn sóng điện từ luôn là sóng ngang.

Khi học về các loại tia X, tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia phóng xạ gamma, tia phóng xạ α, tia phóng xạ β, học sinh cần phân loại những tia nào thuộc bức xạ điện từ và những tia nào không phải bức xạ điện từ. Ví dụ: tia gamma, tia X, tia tử ngoại, tia hồng ngoại đều là các bức xạ điện từ gây bởi các hạt phôton ,nên các tia này không mang điện, không bị lệch phương trong điện trường , từ trường. Còn các tia α, β là các dòng hạt mang điện tích, nên bị lệch phương trong điện trường, từ trường… Việc nắm chắc kiến thức lý thuyết và các công thức tính toán cơ bản sẽ giúp các em giải quyết nhanh gọn các bài tập dễ, có thể đạt được 6-7 điểm trong bài thi.

Các em học sinh đang chăm chỉ làm bài trong giờ học.
Các em học sinh đang chăm chỉ làm bài trong giờ học.

Đối với các câu hỏi khó, có tính vận dụng nâng cao, muốn đạt điểm 9, điểm 10 các em cần phải có cách học đột phá , biết cách ứng dụng toán học vào Vật lý một cách tinh túy , thuần hóa các loại câu hỏi khó, biến chúng trở thành các câu dễ ,giải nhanh đối với riêng mình .Các em cần sưu tập và luyện nhiều bài tập có độ khó tương tự các câu hỏi khó trong các đề thi gần đây của Bộ GD&ĐT. Mỗi bài nên tìm ra nhiều hướng giải khác nhau, sau đó so sánh, đúc rút ra cách giải hay nhất để ghi nhớ. Với một số câu, làm tự luận thì rất dài và khó nhưng trong trắc nghiệm nếu các trò để ý thì đa số các bài khó sau khi giải tự luận ta đều quy về được một công thức tính nhanh để thay số. Câu hỏi dạng này thường là các câu về cực trị của điện xoay chiều, một số câu về dao động cơ hay sóng cơ.

Ví dụ: Cho mạch điện RLC mắc nối tiếp, trong đó 2L>CR2. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp u=Ucos2ft (U có giá trị không đổi, f có thể thay đổi được). Khi f= f1 thì điện áp hiệu dụng trên tụ bằng U. Khi tần số của dòng điện là f2=f1+ 50 Hz thì điện áp hiệu dụng trên cuộn cảm cũng có giá trị bằng U, mạch tiêu thụ công suất bằng 75% công suất cực đại. Giá trị của tần số f2 là

Cách học đột phá để đạt 9 đến 10 điểm môn Vật lý kỳ thi THPTQG 2017 - 3

Giải: công thức tính nhanh là:

Cách học đột phá để đạt 9 đến 10 điểm môn Vật lý kỳ thi THPTQG 2017 - 4

Thay số ta ra đáp án C.

Muốn thi cử đạt kết quả cao, các em học sinh cần có phương pháp học tập tốt.
Muốn thi cử đạt kết quả cao, các em học sinh cần có phương pháp học tập tốt.

Sau khi các em đã làm được nhiều bài khó, nắm được nhiều các công thức tính nhanh thì sẽ tự tin khi làm bài và đạt điểm cao.

Dưới đây là một clip thầy giáo Lê Hữu Mạnh hướng dẫn cách làm bài quy đổi ra công thức tính nhanh, các em có thể xem để tham khảo TẠI ĐÂY

Cách học đột phá để đạt 9 đến 10 điểm môn Vật lý kỳ thi THPTQG 2017

Bên cạnh việc trang bị cho mình vốn kiến thức vững chắc và đầy đủ, các em học sinh cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Mùa thi là mùa hè, tình trạng mất nước và mệt mỏi rất dễ xảy ra, đặc biệt với các em hay bị căng thẳng và học quá sức. Vì vậy, học tập phải song hành với nghỉ ngơi và ăn uống khoa học.

Thêm vào đó, sự chủ động trong học tập, tự lên kế hoạch và thực hiện là điều vô cùng quan trọng. “Trên bước đường thành công không có bước chân của kẻ lười biếng.” Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần chủ động tìm sự hỗ trợ từ thầy cô và bạn bè. Nếu muốn hệ thống lại kiến thức một cách bài bản, dễ hiểu hoặc biết thêm nhiều dạng bài tính nhanh để làm bài thi hiệu quả, các em học sinh có thể liên hệ với thầy Lê Hữu Mạnh (hiện thầy đang công tác tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội) theo địa chỉ Facebook hoặc trang fanpage: Thầy Lê Hữu Mạnh -luyện thi Vật lý, Thầy sẽ hướng dẫn và giải đáp tận tình cho các bạn.

Chúc các em ôn thi hiệu quả và “vượt vũ môn hóa rồng”.