Các nhà khoa học hàng đầu thế giới thảo luận gì tại "Gặp gỡ Việt Nam" 2018

(Dân trí) - Gặp gỡ Việt Nam 2018 là nơi hội tụ nhiều nhà khoa học đoạt giải Nobel về Hóa học, Vật lý, Kinh tế, Y học…, và các nhà nghiên cứu khoa học xuất sắc, các lãnh đạo của nhiều tổ chức lớn về biến đổi khí hậu. Vậy, họ thảo luận gì tại cuộc gặp gỡ lần này để đưa ra những khuyến nghị gì?

"Gặp gỡ Việt Nam" 2018 với chủ đề “Khoa học để phát triển” sẽ diễn ra từ ngày 09 đến 10 tháng 5 năm 2018, tại Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam.

Hội thảo được tổ chức bởi Tổ chức Khoa học và giáo dục Gặp gỡ Việt Nam (Hội GGVN) với mục đích đối thoại khoa học cao cấp giữa Việt Nam, Cộng hoà Pháp và thế giới.


Giáo sư Trần Thanh Vân là người đã đưa ra sáng kiến tổ chức các hội thảo Gặp gỡ Việt Nam nhằm kết nối các nhà khoa học thế giới và Việt Nam đang trao đổi với các nhà khoa học đoạt giải Nobel tại Gặp gỡ Việt Nam năm 2016

Giáo sư Trần Thanh Vân là người đã đưa ra sáng kiến tổ chức các hội thảo Gặp gỡ Việt Nam nhằm kết nối các nhà khoa học thế giới và Việt Nam đang trao đổi với các nhà khoa học đoạt giải Nobel tại "Gặp gỡ Việt Nam" năm 2016

Hội thảo "Khoa học để Phát triển" sẽ thảo luận về tình hình thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững cũng như các viễn cảnh tương lai của nó dưới góc nhìn của giới khoa học, công nghệ và đổi mới.

Hội thảo cũng nhằm cung cấp một cái nhìn đa chiều về việc thực hiện Chương trình, với sự đóng góp của các nước đang phát triển từ các khu vực khác nhau.

Để bổ sung việc đánh giá thực hiện Chương trình nghị sự 2030, các cuộc thảo luận bàn tròn dự kiến sẽ đề cập đến các tác động kinh tế và xã hội của khoa học đối với xã hội, sự đóng góp của khoa học với việc hoạch định chính sách cũng như và sự liên quan của khoa học với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Tham dự hội nghị sẽ có các nhà khoa học đoạt giải Nobel như Peter Agre Giải Nobel Hoá học năm 2003 ; David Gross Giải Nobel Vật lý năm 2004; Gerard 't Hooft Giải Nobel Vật lý năm 1999 ; Finn Kydland Giải Nobel Kinh tế năm 2004; Kurt Wüthrich Giải Nobel Hoá học năm 2002; Amina Mohammed Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc; Martin Chungong Tổng thư ký Liên minh Nghị viện thếp giới, IPU, Genève, Thuỵ Sỹ; Ahmet Üzümcü Tổng Giám đốcTổ chức cấm vũ khí hoá học (OPCW), The Hague, Hà Lan(Tổ chức OPCW đoạt giải Nobel Hoà Bình 2013); Sanja Damjanovic Bộ Khoa học Cộng hoà Montenegro (quốc gia Đông Nam Châu Âu)...

Cụ thể, 7 bàn tròn tại Hội nghị sẽ thảo luận các vấn đề sau đây:

Tác động xã hội và kinh tế của khoa học đối với xã hội : Chủ đề này sẽ thảo luận về vai trò của khoa học đối với xã hội, lợi ích và giới hạn của nó, cũng như lợi ích thiết thực cho toàn xã hội nói chung nếu nâng cao nhận thức của công chúng và những người lãnh đạo.

Khoa học và việc hoạch định chính sách: Các nhà khoa học có thể can thiệp sớm vào quá trình ra quyết định của các nhà hoạch định chính sách về các biện pháp xã hội quan trọng ở mức độ nào? Những người tham gia sẽ được yêu cầu xác định các thời điểm lý tưởng và đưa ra các chiến lược để đạt được mục tiêu này.

Khoa học và Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc: Sẽ thảo luận trong hội nghị bàn tròn này tác động mà khoa học có thể có đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030. Mục tiêu là một mặt để kiểm tra xem liệu khoa học có được đưa vào khi thực hiện chương trình Chương trình nghị sự 2030 hay không, và mặt khác là để thảo luận làm thế nào để những hiểu biết của thế giới khoa học bao gồm cả khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng có thể được phục vụ cho toàn xã hội.

Các mô hình khoa học và phát triển: Các mô hình được phát triển bởi thế giới khoa học, có khả năng được sử dụng trong các lĩnh vực khác, sẽ là chủ đề của chủ đề tranh luận này. Chủ đề này đã được thảo luận tại các hội nghị khác trong các ngữ cảnh khác. Là một phần của hội thảo bàn tròn này, vấn đề nêu trên sẽ được phân tích liên quan với sự phát triển, về cấp độ quốc gia và quốc tế.

Khoa học là một công cụ để đối thoại: Làm thế nào khoa học, dựa trên thực tiễn nội tại của nó thúc đẩy đối thoại và hòa bình, có thể đóng góp vào sự phát triển?

Khoa học và Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Những thuận lợi và khó khăn sắp tới, đặc biệt đối với thị trường lao động về "cuộc cách mạng" này. Các nhà khoa học phải làm thế nào để có thể giúp tạo ra một sự hiểu biết tốt hơn về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, những tác động tích cực và rủi ro mà nó có thể đem lại đối với tương lai của nhân loại. Khoa học có thể giúp tăng lợi ích tiềm tàng và hạn chế các tác động tiêu cực tiềm ẩn?

Những thuận lợi và bất lợi của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, đặc biệt là đối với thị trường lao động, sẽ được nghiên cứu. Làm thế nào để các nhà khoa học có thể giúp hiểu được cuộc cách mạng này và những tác động tích cực hay nguy cơ của nó đối với tương lai của nhân loại? Khoa học có thể giúp làm tăng lợi ích tiềm tàng và hạn chế những tác động tiêu cực tiềm ẩn của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0?

Khoa học giúp đưa ra các cảnh báo và các giải pháp khả thi: Vai trò của khoa học sẽ được đặt trong bối cảnh phát triển bền vững, theo lịch sử cho thấy khoa học có thể giúp phát hiện các rủi ro và đưa ra các biện pháp khắc phục. Minh chứng điển hình là vào năm 1984, các nhà khoa học phát hiện Lỗ thủng tầng Ozone ở Nam Cực và vấn đề này đã được giải quyết nhờ Nghị định thư Montreal được ký kết vào tháng 9 năm 1987 và hiệu quả được quốc tế công nhận vào năm 2017.

Gần đây hơn, khoa học đã là trọng tâm của các cuộc tranh luận về sự ấm lên toàn cầu dẫn đến hiệp định được ký kết vào tháng 12 năm 2015 tại Paris (Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu), việc thực hiện văn bản này rất khó khăn vì những ý chí chính trị không ổn định.

Hồng Hạnh

Dòng sự kiện: Gương sáng giáo dục