BTV Ngọc Trinh ghi danh tham gia khóa học Thạc sỹ Quản trị kinh doanh

(Dân trí) - Ngọc Trinh là MC, BTV được khán giả yêu mến của VTV. Tên tuổi cô gắn với chương trình Bản tin Tài chính, Chuyển động 24h… Thay vì “yên vị”, tự hài lòng với vị trí “vạn người mê”, BTV Ngọc Trinh quyết định tiếp tục “mài dùi đèn sách” khi ghi danh tham gia khóa học Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (MBA) của Viện Quản trị & Công nghệ FSB - Đại học FPT.

Hơn một thập kỷ làm truyền hình, chị đã gây ấn tượng sâu sắc với khán giả và là cái tên sáng giá của truyền hình Việt Nam. Vậy còn lý do gì thôi thúc chị tham gia chương trình MBA?

Thứ nhất, tôi chuẩn bị ra một chương trình mới đã ấp ủ từ lâu, để củng cố lại chất lượng lao động của mình sau hơn 11 năm chuyên làm về lĩnh vực tài chính, kinh tế. Dù ở vị trí nào và độ tuổi bao nhiêu, tôi vẫn đang mò mẫm để bứt phá. Sự bứt phá ở đây không chỉ đơn thuần là cách dẫn mới mà là vai trò của mình khác đi. Khi bạn là một người dẫn chương trình chỉ đơn thuần đọc thông tin, bạn không thể giống với một người dẫn chương trình có khả năng tổ chức sản xuất. Mong muốn lớn nhất của tôi là ra mắt được một chương trình truyền hình mới trong lĩnh vực tài chính mà tôi đảm nhận. Vì thế tôi cần có những phông nền kiến thức vững chắc về lĩnh vực này.

Thứ hai, bản thân gia đình tôi cũng làm về kinh doanh nên không sớm thì muộn tôi cần tích lũy kiến thức để tiếp quản công việc này. Tôi chưa từng nghĩ sẽ đi học vì tấm bằng hay danh vọng, điều đó cũng liên quan đến việc tôi chọn trường. Kết quả học tập từ trước đến nay thú thực là chỉ ở mức trung bình, nhưng khi tôi cảm thấy cái gì thực sự có ích, áp dụng thực tế thì tôi rất say mê. Điều đó cũng phần nào lý giải việc mọi người thường tròn mắt “ố à” khi kết quả học tập đại học năm nhất, năm hai, năm ba của tôi chỉ ở mức trung bình nhưng năm cuối lại là học bổng sinh viên giỏi. Đơn giản vì năm thứ tư chương trình mới thật sự hay, cần thiết và hữu dụng cho công việc sau này.

Đó cũng là mục tiêu khi tôi quyết định học MBA, tôi xác định học để bổ sung kiến thức mà không mưu cầu một tấm bằng “hữu danh vô thực”. Câu chuyện điểm số thấp cao vốn chỉ là ám ảnh của 12 năm học phổ thông chứ không còn là câu chuyện của những người đã đi làm.

Vậy trong “ma trận” các trường đào tạo MBA hiện nay, tại sao chị quyết định lựa chọn Viện Quản trị & Công nghệ FSB - Đại học FPT?

Khẳng định là tôi cực kỳ thích phong cách của FPT. Hơn nữa thật may bạn tôi là “chuột bạch” đã đi trước, đó là Á hậu MC Thụy Vân và MC Thu Hương. Họ có những nhận xét rất tích cực sau khi tham gia chương trình MBA của FSB . Bản thân họ là những người rất bận rộn nhưng họ vẫn dành thời gian để đi học bởi vì những bài giảng này thật sự gây được sự hứng thú. Như tôi đã nói, bản thân tôi là người vô cùng thích phong cách của FPT. Đó là đề cao tính sáng tạo của người học và tinh thần dân chủ.

Tôi đã được Thuỵ Vân gợi ý tham gia chương trình học ở đây từ 2 năm trước và bây giờ, đến khi cần một sự bứt phá, cô ấy nói rằng FSB là nơi tôi cần đến.


BTV Ngọc Trinh thể hiện rõ phong thái tự tin, sắc sảo trong vòng phỏng vấn học bổng tại FSB.

BTV Ngọc Trinh thể hiện rõ phong thái tự tin, sắc sảo trong vòng phỏng vấn học bổng tại FSB.

Được biết, vừa qua chị có tham gia phỏng vấn học bổng Thạc sỹ Quản trị kinh doanh do Viện Quản trị & Công nghệ FSB tổ chức nhằm phát hiện ra những cá nhân giàu tố chất lãnh đạo. Chị có thể chia sẻ những câu hỏi được đặt ra trong vòng phỏng vấn?

Câu hỏi được đặt ra rất sát với thực tiễn hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Cụ thể câu hỏi là sau thương vụ mua bán của Grab và Uber tại thị trường Đông Nam Á vào ngày 26/3 vừa qua thì cơ hội và thách thức gì được đặt ra với các doanh nghiệp Việt Nam. Câu hỏi giúp kiểm tra góc nhìn và tư duy của thí sinh.

Chị có hài lòng với phần trả lời của mình hay không?

Tôi hài lòng với phần trả lời của mình. Tôi không chinh phục ban giám khảo bằng kinh nghiệm bởi kinh nghiệm chính là thứ tôi cần học và trải nghiệm. Những điều thực tế trên thương trường chính là những gì tôi cần lắng nghe và học hỏi từ ban giám khảo. Với đặc thù làm báo, chiến lược của tôi là dùng thông tin để chinh phục hội đồng.

Về phần trả lời, tôi không so sánh với taxi truyền thống, bởi không thể so sánh bánh chưng với bánh cupcakes được vì nó vốn chẳng liên quan gì đến nhau. Tôi so sánh với những hãng taxi Việt Nam đang có ý định chuyển hướng thành taxi công nghệ. Grab bây giờ không còn là tên của doanh nghiệp mà là tên của một loại hình dịch vụ. Bởi vì cứ nói đến taxi công nghệ là nói đến Grab. Điều đó có thể khiến các doanh nghiệp taxi Việt chuyển hướng sẽ bị núp bóng. Đó là thách thức.

Nhưng cơ hội cũng mở ra ở chỗ, taxi truyền thống nhìn nhận và thay đổi bản thân mình. Taxi công nghệ có thể chen chân vì chỉ còn một “ông lớn” là Grab thay vì khi có hai “ông lớn” Uber và Grab cạnh tranh sẽ khó chen chân.

Tôi tin rằng Grab trong tương lai sẽ không chỉ cạnh tranh về mặt vận tải nữa mà nó cạnh tranh luôn ở những lĩnh vực khác. Grab nói về tham vọng trong tương lai, họ muốn một người từ sáng thức dậy cho đến khi đặt lưng đi ngủ đều sẽ sử dụng ứng dụng của họ. Và chỉ qua duy nhất một ứng dụng Grab.


BTV Ngọc Trinh (thứ 2 từ trái sang) chụp ảnh lưu niệm cùng ban giám khảo.

BTV Ngọc Trinh (thứ 2 từ trái sang) chụp ảnh lưu niệm cùng ban giám khảo.

Chị đánh giá như thế nào về những ứng viên cùng tham gia phỏng vấn? Cảm xúc của chị sau khi vượt qua vòng phỏng vấn học bổng ra sao?

Tôi cảm thấy khá bất ngờ khi “đối thủ” trong phòng thi là một người có kinh nghiệm kinh doanh, trực tiếp lăn xả trên thương trường, là thủ lĩnh của doanh nghiệp lớn với 29 công ty con, vốn hóa hàng nghìn tỷ, quản lý hơn 5000 nhân viên. Đây là cuộc cạnh tranh khốc liệt, chính tầm vóc của người cùng thi khiến tôi cảm thấy tin tưởng hơn nữa vào chất lượng khóa học và môi trường đào tạo này. Bản thân những vị giám khảo vừa có kinh nghiệm về mặt sư phạm vừa có kinh nghiệm thương trường, đang trực tiếp chèo lái những doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Những bạn học vốn dĩ không phải những người hoàn toàn là con số 0 tròn trĩnh. Niềm tin của tôi hoàn toàn được củng cố. Và trong cuộc trao đổi đó, tôi nhìn nhận được những lợi ích tích cực khi tham gia khóa học MBA ở FSB.

Thực sự trước khi đến tham gia phỏng vấn ứng viên trao học bổng MBA của FSB, trong lòng tôi có rất nhiều hoài nghi. Tuy nhiên thông thường niềm tin của những người đi học thường rất ít, sợ kiến thức học hàn lâm, lý thuyết. Nhưng sau cuộc phỏng vấn tất cả mọi hoài nghi được giải tỏa bởi tôi hiểu ra rằng tất cả những giá trị mình nhận được sẽ bắt nguồn từ những câu chuyện có thật, những kinh nghiệm thực tế trong kinh doanh của những lãnh đạo uy tín. Theo tôi bài học kinh nghiệm sẽ là những thứ có giá trị cao nhất chứ không phải là những kiến thức cơ bản có thể đọc trên các cuốn sách. Tôi có thể dễ dàng tiếp xúc tư duy của các vĩ nhân trên thế giới trong hiệu sách nhưng để tiếp cận quan điểm của chính những người có kinh nghiệm trên thương trường Việt Nam thì không hề đơn giản.

Tuy nhiên, yếu tố “thầy lớn” hay “bạn lớn” rất quan trọng nhưng quan trọng nhất là sau khi hoàn thành khóa học bản thân mình có nhu cầu muốn “lớn”.

Xin chân thành cảm ơn sự chia sẻ của chị! Chúc chị tiếp tục gặt hái nhiều thành công trên chặng đường sắp tới.

Tham gia chương trình học bổng bằng cách làm bài trắc nghiệm đánh giá năng lực lãnh đạo tại đây.

Thí sinh có điểm số cao ở bài thi đánh giá năng lực sẽ được mời tham dự vòng phỏng vấn 2/6/2018 với Hội đồng giám khảo gồm những lãnh đạo kỳ cựu của Tập đoàn FPT: Ông Đỗ Cao Bảo - Phó TGĐ Tập đoàn FPT; Ông Hoàng Nam Tiến - Chủ tịch HĐQT Công ty phần mềm FPT; và một số doanh nhân, chuyên gia uy tín trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng: Ông Lê Quang Tiến -Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Tiên Phong.

Liên hệ để được tư vấn:

Tại Hà Nội: 093.293.9981

Tại Đà Nẵng: 093.588.0777

Tại TP Hồ Chí Minh: 090.498.7491

Tại Cần Thơ: 0899018000